TUYỂN DỤNG

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia phân tích thị trường và ngành hàng 1

Ngày đăng: 26 | 10 | 2012

Hoạt động: Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

BỐI CẢNH
Là một trong những nước có lợi thế trong phát triển ca cao, Việt Nam đã xây dựng định hướng kế hoạch phát triển để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về trồng ca cao trên thế giới. Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2678/QĐ-BNN-KH về quy hoạch tổng thể "phát triển ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" với mục tiêu 60 nghìn héc-ta ca cao vào năm 2015. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, diện tích ca cao chỉ tăng lên đến 1,3 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đạt được bằng cách nhận tài trợ từ các chương trình hỗ trợ. Vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là có giải pháp nào để phát triển ca cao Việt Nam, đặc biệt tại các vùng có lợi như các tỉnh Tây Nguyên, để đưa ca cao trở thành mặt hàng có giá trị cao, góp phần tăng trưởng kinh tế cho khu vực và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.
HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành chiến lược phát triển ca cao (Quyết định số 40/2011/NQ-HDND ngày 22/12/2011) với mục tiêu đạt 6.000 ha ca cao trồng và 3.000 tấn ca cao khô vào năm 2015. Tuy nhiên, các hoạt động chi tiết để đạt được mục tiêu đó cho đến nay vẫn chưa được ban hành. Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có nghiên cứu phân tích và đưa ra kế hoạch chi tiết để triển khai các hoạt động phát triển ngành ca cao nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Tại Đắk Nông, đến nay tỉnh chưa xây dựng các chính sách hoặc chương trình phát triển cụ thể cho ngành ca cao. Là một trong những tỉnh còn có đời sống kinh tế khó khăn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tỷ lệ đói nghèo còn cao nên lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và coi phát triển ca cao là một trong những giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trong tương lai. Vì vậy, mục tiêu cấp thiết hiện nay là xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể cho ngành ca cao trong giai đoạn 10 năm, từ đó đề xuất các kế hoạch chi tiết phát triển ngành ca cao của Đắk Nông trong tương lai.
Mục tiêu hoạt động:Đề xuất một chiến lược phát triển và cung cấp các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển ca cao bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Để phục vụ nghiên cứu trên, cần có chuyên gia về kinh tế nông nghiệp. Công việc của chuyên gia được mô tả cụ thể dưới đây.
NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA
-          Tham gia thiết kế bảng nhập liệu
-          Tham gia điều tra hộ nông dân tại Đắk Lắk.
-          Viết báo cáo khảo sát thực địa tại tỉnh Đắk Lắk
-          Tham gia điều tra thực địa tại Bến Tre và Bà Rịa – Vùng Tàu
-          Phân tích số liệu để phục vụ việc viết báo cáo chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Lắk
-          Phân tích số liệu để phục vụ việc viết báo cáo chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Nông
-          Tham gia tổng hợp, phân tích thông tin số liệu phục vụ viết báo cáo tổng hợp
SẢN PHẨM
-          File nhập liệu điều tra đảm bảo nhập và chiết xuất số liệu cần thiết dễ dàng và đầy đủ.
-          Bộ phiếu điều tra hộ nông dân tại Đắk Lắk.
-          Báo cáo tóm tắt điều tra thực địa tại Bến Tre.
-          Báo cáo tóm tắt điều tra thực địa tại Vũng Tàu.
-          Báo cáo phân tích số liệu cho chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Lắk.
-          Báo cáo phân tích số liệu cho chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Nông.
-          Báo cáo phân tích, tổng hợp thông tin số liệu kết quả nghiên cứu cuối cùng phục vụ báo cáo tổng hợp.
THỜI GIAN
Chuyên gia sẽ làm việc 300 ngày trong đó:
-          30 ngày cho thiết kế bảng nhập liệu.
-          40 ngày cho hoạt động điều tra hộ nông dân tại Đắk Lắk.
-          20 ngày cho viết báo cáo thực địa tại tỉnh Đắk Lắk.
-          20 ngày cho hoạt động điều tra thực địa tại Bến Tre.
-          20 ngày cho hoạt động điều tra thực địa tại Vũng Tàu.
-          70 ngày phân tích số liệu cho chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Lắk.
-          70 ngày phân tích số liệu cho chiến lược phát triển ca cao ở Đắk Nông.
-          30 ngày cho hoạt động tổng hợp phân tích số liệu phục vụ báo cáo tổng
YÊU CẦU
-          Có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên đối với chuyên gia có bằng đại học.
-          Có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên đối với chuyên gia có bằng thạc sĩ.
-          Có kinh nghiệm trong thiết kế file nhập số liệu điều tra
-          Có kinh nghiệm trong điều tra và viết báo cáo điều tra thực địa
-          Có kinh nghiệm phân tích số liệu về ngành hàng
-          Có năng lực và kinh nghiệm sử dụng các phần mềm phân tích thống kê
PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN
-          Các ứng viên gửi hồ sơ về:
 
Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Miền Nam
Tầng 10, số 12 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
 
hoặc gửi qua Email Bộ phận Hành chính của Trung tâm: so.ipsard@scap.gov.vn
 
-          Hồ sơ sẽ được xem xét, lựa chọn và được mời phỏng vấn.
-          Sau khi phỏng vấn, nếu trúng tuyển ứng viên sẽ được ký hợp đồng chuyên gia làm việc trong ngày với định mức lương, công tác phí … theo Thông tư 219/2009/TT-BTC, Ngày 19/11/2009 và theo Thông tư 97/2010/TT –BTC, Ngày 6/7/2010; Thông tư 51/2008 TT-BTC, Ngày 6/6/2008.
-          Thời hạn nhận hồ sơ 02-11-2012.
SCAP (IPSARD)

NỘI DUNG KHÁC

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia kinh tế 2

26-10-2012

Hoạt động “ Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông”

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia kinh tế 1

26-10-2012

Hoạt động “ Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông”

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia nông nghiệp 2

26-10-2012

Hoạt động “ Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông”

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia nông nghiệp 1

26-10-2012

Hoạt động “ Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông”

SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia phân tích chính sách

26-10-2012

Hoạt động “ Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông”

TUYỂN CÁN BỘ HÀNH CHÍNH

9-7-2012

Trong Chương trình Hợp tác công tư về phát triển nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế, thông qua Chương trình cà phê bền vững toàn cầu, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) – Hà Lan hỗ trợ Nhóm đối tác công tư về cà phê tiến hành một số cải cách thể chế ngành hàng nhằm phát triển ngành cà phê bền vững. Mục tiêu là tăng tỷ lệ cà phê bền vững lên 25% trên tổng sản lượng năm 2015 và tăng khả năng ứng phó của người trồng cà phê.

THÔNG BÁO TUYỂN VIÊN CHỨC

6-8-2012

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức xét tuyển viên chức làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, số 16 - Thụy Khuê - Hà Nội.

TOR Chuyên gia viết báo cáo tổng quan về quản lí rừng và đất rừng tại Việt Nam

15-2-2012

Thuỵ Điển và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đặc biệt từ nhiều thập kỉ nay. Việt Nam từ lâu coi Thuỵ Điển là một đối tác phát triển tin cậy, đồng thời chia sẻ những vấn đề chính sách khá nhạy cảm trong chương trình nghị sự phát triển hợp tác song phương.

TOR CHUYÊN GIA XÂY DỰNG PHẦN MỀM BẢNG MÃ NHẬP SỐ LIỆU; NHẬP VÀ LÀM SẠCH SỐ LIỆU

13-7-2011

Việc đánh giá các mô hình liên kết trong các “Cánh đồng mẫu lớn”có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương và trung ương có được các luận giải khoa học cho việc xây dựng các chính sách cho chương trình phát triển mới của Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm Thông tin PTNNNT xây dựng đề xuất “Nghiên cứu mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp tại cánh đồng mẫu lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

TOR CHUYÊN GIA XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

13-7-2011

Doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp (lúa hàng hóa 6-9% sản lượng, thủy sản dưới 10% sản lượng, cà phê 2-5% diện tích); doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hòa lợi ích của nông dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng

TERMS OF REFERENCE: CONSULTANT ON CONDUCTING RESEARCH ON VIETNAM-CHINA TRADE RELATION IN AGRICULTURAL SECTOR IN THE FRAMEWORK OF WTO AND ACFTA

1-7-2011

In order to support the development of small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam’s agriculture, Ministry of Agriculture and Rural Development has approved the project “Study on policy recommendations to support for development of small and medium enterprises in agricultural sector” - phase 2& 3, sponsored by Spanish Agency for International Development Cooperation and assigned for Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development. One of the project’s objectives is to enhance communication capacity to support for development of agricultural SMEs.

TERMS OF REFRENCE CONSULTANT ON REVIEWING, SYSTEMATIZING AGRICULTURAL INSURANCE POLICIES AND PROPOSING ORIENTATIONS TO ENCOURAGE THE DEVELOPMENT OF AGRICULTURAL INSURANCE SERVICES IN VIETNAM

1-7-2011

Agriculture is the important sector of our country. Although agriculture accounts for only about 15% of agricultural GDP, it attracts over 9 million households with about 21 million workers. The agricultural sector holds about 24.5 million hectares, accounting for approximately 74% of the country’s natural areas, and works as the livelihood of a large population of our country.