THỊ TRƯỜNG

Rối bời sản xuất mía đường

Ngày đăng: 24 | 09 | 2012

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường 2012- 2013 nhưng nghịch lý là cả giá mía lẫn giá đường đều giảm và khó tiêu thụ khiến nông dân và doanh nghiệp chế biến như ngồi trên lửa. Lại một lần nữa ngành mía đường rối bời chuyện sản xuất và tiêu thụ.

Giá mía giảm dưới giá sàn
Tính đến chiều 21-9, vùng mía sớm huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thu hoạch được 2.000 ha/9.037 ha mía. Song điều khiến nông dân lo lắng là giá ngày càng giảm.
Chị Nguyễn Thị Kim Pha, ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp nói: “Nếu như hồi đầu vụ giá mía từ 1.050 - 1.100 đồng/kg, nay giảm còn 800 đồng/kg; riêng mía bị ngập nước giá 750 đồng/kg”. Vụ này gia đình chị Pha trồng 6 công mía, đến nay mới bán được 1 công, còn lại 5 công do thương lái trả giá quá thấp, tính ra không lời nên chưa bán.
Cùng nỗi lo trên, ông Nguyễn Văn Chinh, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, bức xúc: “Cuối tháng 7-2012, các nhà máy đường ở ĐBSCL nhóm họp và đưa ra cam kết mua mía cho dân giá 1.000 đồng/kg (mía 10 chữ đường). Vậy mà nay họ giảm giá xuống còn 940 đồng/kg, riêng thương lái chỉ mua từ dân 750 - 800 đồng/kg”.
Theo Phòng NN- PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay các khoản chi phí đầu vào tăng cao nên giá thành sản xuất mía khoảng 850 đồng/kg. So sánh với giá mía hiện tại, hầu như nông dân khó có lời sau gần một năm vất vả trồng mía. Riêng những hộ canh tác không đạt năng suất chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ. Điều này cho thấy lời hứa của các nhà máy đường về việc đảm bảo lợi nhuận cho nông dân 30% gần như không thực hiện được.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đến nay vùng ĐBSCL có 6/10 nhà máy đường hoạt động. Không chỉ 3 nhà máy ở Hậu Giang là Vị Thanh, Phụng Hiệp và Long Mỹ Phát triển khai thu mua mía chạy lũ cho nông dân huyện Phụng Hiệp, mà các nhà máy khác ở Long An, Cà Mau… cũng đang mua tiếp ứng nhằm tránh tình trạng mía bị ngập lũ gây thiệt hại. Nỗ lực là vậy nhưng giá mía vẫn giảm bởi giá đường cát trên thị trường hiện ở mức thấp.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, chia sẻ: “Việc giá mía giảm dưới 1.000 đồng/kg như cam kết của các nhà máy đường là bất khả kháng. Cốt lõi của việc này là ảnh hưởng giá đường cát chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg và khó tiêu thụ nên nhà máy sản xuất không hiệu quả. Chỉ riêng 2 nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh, mỗi ngày sản xuất khoảng 500 tấn đường nhưng bán ra thị trường chỉ được 50 tấn”.
Đường nhập lậu thao túng
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng tiểu vùng mía khu vực ĐBSCL cho biết, thời điểm tháng 7-2012, giá đường từ 16.000 - 17.000 đồng/kg, nay giảm còn 15.000 đồng/kg. Ngoài sức mua trên thị trường yếu dần thì vấn đề khó nhất là ảnh hưởng từ lượng đường cát Thái Lan nhập lậu khá nhiều qua biên giới Tây Nam, bán chỉ 14.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường trong nước.
Thật ra chuyện đường nhập lậu thao túng thị trường nội địa đã diễn ra từ lâu nhưng đến nay các ngành chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn. Thống kê của VSSA, đường nhập vào nước ta mỗi năm hơn 400.000 tấn, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đường sản xuất trong nước. Đáng lo ngại là đường nhập lậu hiện nay không chỉ qua biên giới Tây Nam, mà ở các cửa khẩu miền Trung và miền Bắc cũng tràn ngập đường lậu.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VSSA bức xúc: “Đường lậu tuồn vào Việt Nam khiến Nhà nước thất thu khoảng 600 - 650 tỷ đồng tiền thuế mỗi năm, chưa kể các đối tượng buôn lậu “né” được nhiều tỷ đồng từ thuế thu nhập doanh nghiệp”. Nguyên nhân đường lậu thao túng được thị trường nội địa là do giá bán thấp hơn các nhà máy đường trong nước từ 500 - 1.000 đồng/kg.
Giải thích vấn đề này, VSSA cho rằng, trình độ sản xuất mía đường của Thái Lan khá cao theo mô hình công nghiệp. Do đó chi phí giá thành của Thái Lan rất thấp, cộng với các chính sách bảo hộ cho ngành đường. Trong khi đó, sản xuất mía đường ở nước ta còn dạng nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí giá thành cao nên không thể cạnh tranh lại.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VSSA
"Vấn đề cấp bách lúc này là tích cực đầu tư cho ngành mía đường để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh. Các nhà máy đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu, gắn kết chặt hơn với nông dân. Ngành nông nghiệp quy hoạch lại vùng mía theo hướng sản xuất quy mô lớn, giảm nhỏ lẻ. Nếu làm đồng bộ nhiều giải pháp và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà máy đường với nông dân cùng người tiêu dùng, ngành đường sẽ lớn mạnh"
Để ngăn đường nhập lậu, mới đây VSSA vừa ký biên bản thỏa thuận cùng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) hợp tác chống buôn lậu mặt hàng đường. Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, sẽ có kế hoạch cụ thể về quản lý xuất nhập khẩu và chống buôn lậu mặt hàng đường trong thời gian tới. Cục cũng đề nghị các nhà máy đường trong nước khi sản xuất nên ghi rõ số lượng, chủng loại, độ màu của đường… để dễ phân biệt đâu là đường nội, đâu là đường lậu. Động thái tích cực là vậy, song hiện tại ngành mía đường vẫn bộc lộ nhiều yếu kém; trong đó mối quan hệ giữa nhà máy với nông dân và người tiêu dùng luôn trục trặc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cảnh báo, không bao lâu nữa, Hiệp định AFTA có hiệu lực và thuế nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam bằng 0. Lúc đó, ngành đường nước ta khó cạnh tranh so với các nước nếu không sớm chuyển đổi.
Theo Sài Gòn giải phóng

Nguồn:http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2012/9/299615/

NỘI DUNG KHÁC

Giá cá tra xuống dưới 20.000 đồng/kg

24-9-2012

Cá tra nguyên liệu loại trên 1kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg.

Đồng bằng sông Cửu Long trúng lớn vụ lúa hè thu 2012

24-9-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ lúa hè thu năm 2012, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,678 triệu ha, tăng 45.000 ha so cùng kỳ năm 2011. Đến nay toàn vùng đã thu hoạch xong diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha, tăng 3 tạ/ha so vụ trước. Ước sản lượng cả vụ đạt 9,2 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so vụ hè thu năm 2011.

Cả nước đã xuất khẩu 5,274 triệu tấn gạo

20-9-2012

Ngày 18/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức công bố số liệu về tình hình xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay. Theo đó, từ ngày 1/1 đến ngày 13/9/2012, cả nước đã xuất khẩu 5,274 triệu tấn gạo, trị giá 2,399 tỷ USD.

Ngân hàng “câu giờ” trong hỗ trợ ngành thủy sản

20-9-2012

Cũng như ngành chăn nuôi, dù chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã được ban hành, nhưng ngành thủy sản hiện nay đang chật vật chống đỡ với nhiều khó khăn do thiếu vốn.

Lượng cá tra nguyên liệu thiếu hụt khoảng 30%

11-9-2012

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lượng cá tra nguyên liệu trong quý III/2012 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến.

Mấy tháng tới sẽ khan hiếm thực phẩm

11-9-2012

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) vừa chính thức đưa ra dự báo về thị trường thực phẩm trong thời gian tới. Theo nhận định, nhiều khả năng sẽ xảy ra đợt khan hiếm thực phẩm trong vòng mấy tháng tới đây.

Giá gạo tăng, thương lái lợi

7-9-2012

Giá gạo xuất khẩu đang tăng cao nhưng cũng là lúc vụ hè thu ở ĐBSCL cơ bản đã thu hoạch xong, nông dân không còn nhiều lúa để bán.

Vì sao thừa nhưng vẫn phải nhập muối?

7-9-2012

Bộ Công Thương đã chính thức cấp hạn ngạch nhập khẩu 102.000 tấn muối trong năm 2012. Vì sao, một nước với chiều dài 3.200km bờ biển, nhưng năm nào cũng phải nhập khẩu muối?

Dự báo xuất khẩu cá tra sẽ tăng mạnh

29-8-2012

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, tình hình xuất khẩu thủy sản trong quý 3 sẽ khả quan.

Người trồng mía khốn khó!

29-8-2012

Nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh (Cty CP Mía đường Cần Thơ - Casuco) chạy máy được hơn 5 ngày thì tạm dừng, đến 10-15/9/2012 mới hoạt động trở lại. Việc nhà máy tạm dừng khiến người trồng mía ở những vùng chưa có đê bao của tỉnh Hậu Giang cùng lãnh đạo địa phương rất bức xúc.

Cà phê Việt Nam vững giá dù thế giới giảm khá mạnh

28-8-2012

Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện đang “ngại” bán cà phê hạt tươi giao kỳ hạn vì lo ngại giá biến động. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vì thế vẫn vững trong tuần qua, bất chấp giá thế giới đi xuống.

Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến

28-8-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 ước đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.