HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực trạng kinh tế xã hội, đề xuất cơ chế chính sách liên kết hợp tác sản xuất – kinh doanh trong điều kiện đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (trường hợp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngày đăng: 01 | 01 | 2007

Tạ Quốc Tuấn

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng kinh tế xã hội, đề xuất cơ chế chính sách liên kết hợp tác sản xuất – kinh doanh trong điều kiện đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (trường hợp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh)
CNĐT: TS. Tạ Quốc Tuấn
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết hợp tác sản xuất – kinh doanh hàng nông sản vùng nông thôn ven đô trong điều kiện đô thị hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng các chính sách, cơ chế liên kết hợp tác sản xuất – kinh doanh nông sản trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh;
- Đánh giá thực trạng liên kết hợp tác sản xuất-kinh doanh giữa các nông hộ và giữa nông hộ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản và chính quyền địa phương ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đô thị hóa và hội nhập kinh tế thế giới;
- Đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy liên kết hợp tác sản xuất – kinh doanh phù hợp với xu thế đô thị hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn vùng ven đô và xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các tài liệu, số liệu sẵn có liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp phỏng vấn:
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lý số liệu: SPSS, Excel.
- Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả và phân tích định tính.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp và đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi, xác định những khó khăn, trở ngại và những lợi thế của địa phương trong quá trình đô thị hóa;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lực trong nông hộ (đất đai, lao động, vốn, trang thiết bị, phương tiện) và những yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định của hộ;
- Xác định và phân tích, đánh giá các mối liên kết của hộ nông dân trong tiến trình đô thị hóa, bao gồm liên kết hộ với hộ và liên kết hộ với thành thị;
- Phân tích, đánh giá một số mô hình điển hình về liên kết của hộ nông dân và xem xét các mối liên kết đó với thành thị trong quá trình đô thị hóa.
- Phân tích, đánh giá vai trò các tổ chức của nông dân (các HTX, tổ hợp tác/ tổ sản xuất, hội nông dân, hội phụ nữ, ...) trong việc thúc đẩy các mối liên kết;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các mối liên kết của hộ nông dân phù hợp với xu thế đô thị hóa.
4. Kết quả nghiên cứu
Về tình hình thực hiện chủ trương chuyển đổi
- Nhìn chung, sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang dịch chuyển phù hợp với chủ trương chung của địa phương. Nhưng sự chuyển đổi theo hướng tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa có sự hướng dẫn và chưa có một kế hoạch đồng bộ cho việc chuyển đổi nên hiệu quả chuyển đổi chưa cao.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ việc chuyển đổi còn rất hạn chế nên chưa có được động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Về thực trạng nông hộ
- Số nhân khẩu bình quân là 5, số người trong độ tuổi lao động 3,1/ hộ. Tuổi trung bình của chủ hộ khá cao và trình độ văn hóa của chủ hộ thấp, trung bình lớp 6.
- Quy mô diện tích đất canh tác không lớn, trung bình gần 4.600 m2/ hộ, tỷ lệ hộ có từ hai mảnh cao, làm đất đai manh mún. Số hộ không có đất canh tác nhiều (chiếm 27%). Tình trạng mua bán đất, thuê và cho thuê đất đất diễn ra khá phổ biến. Thanh niên nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp, lao động nông nghiệp ngày càng thiếu và có xu hướng già hóa.
- Cơ cấu hộ có sự thay đổi rõ rệt, hộ nông nghiệp giảm đáng kể, hộ phi nông và hộ tổng hợp tăng, chiếm trên 80%. Số nhân khẩu trong các hộ nông nghiệp có xu hướng giảm so với hộ phi nông nghiệp và hộ tổng hợp. Tiềm năng thu nhập của hộ lớn nhất là hộ tổng hợp trên 400 triệu/ hộ/ năm, kế đến là hộ phi nông nghiệp, hộ thuần nông có thu nhập thấp nhất.
Đối với các hình thức liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm
- Tùy loại sản phẩm mà nảy sinh nhiều hình thức liên kết khác nhau (liên kết ngang hộ - hộ trong việc thuê và cho thuê đất trồng rau; liên kết dọc; liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh và phát triển vường kiểng) trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Nhìn chung, các liên kết ngang giữa hộ - hộ trong sản xuất hầu như còn rất yếu, phần lớn các liên kết này hình thành dưới tác động và hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền các cấp thông qua các hình thức tổ chức của nông dân, đơn giản nhất là Tổ hợp tác và cao hơn là HTX.
Đề nghị
- Do tiến độ chuyển đổi chậm so với kế hoạch, đặc biệt trên đất lúa kém hiệu quả. Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch và tiến độ chuyển đổi một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Hỗ trợ việc xây dựng các mô hình liên kết điển hình, theo hướng sản xuất cây con có giá trị cao phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi.

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu xây dựng tổ chức điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam

4-12-2009

AGROINFO – Nghiên cứu về xây dựng tổ chức điều phôi ngành hàng cà phê Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia IPSARD, do thạc sĩ Trần Quỳnh Chi chủ nhiệm đề tài…

Nghiên cứu tổng kết và thể chế hóa hoạt động phát triển nông thôn

4-12-2009

AGROINFO – Đề tài khoa học “Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nhằm đề xuất nhân rộng và thể chế hoá trong phát triển nông thôn” do TS Vũ Trọng Bình chủ nhiệm…

Nghiên cứu tác động của di dân tự do

4-12-2009

AGROINFO - Tây Nguyên là vùng lãnh thổ nằm ở phía tây của nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích tự nhiên trên 5,5 triệu km, Tây Nguyên được coi là vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của cả nước…

Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam 2008

20-11-2009

AGROINFO – Sáng ngày 20-11-2009, Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh” đã được công bố...

An toàn vệ sinh nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - bài toán chưa có hồi kết

3-11-2009

AGROINFO – ATVSTP với hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đang là vấn đề đáng lo ngại, là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Đề tài khoa học “Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc” nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng quản lý chất lượng và VSAT với mặt hàng này.

Cơ giới hoá sau thu hoạch lúa vùng ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO: Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Trong suốt quá trình nghiên cứu, đề tài cũng tham gia góp phần vào sự hình thành nghị quyết 497 của chính phủ về cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. TS Dương Ngọc Thí ( Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp -Nông thôn) đã có buổi trao đổi với chúng tôi về đề tài này.

Tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của cây cao su ở Tây Bắc

16-10-2009

AGROINFO – Cây cao su thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhưng bước đầu thử nghiệm tại Tây Bắc Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nghiên cứu của IPSARD cho thấy những tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của loại cây trồng này ở Tây Bắc…

Đánh giá môi trường chiến lược trong hoạch định chiến lược vĩ mô

15-10-2009

AGROINFO – Quá trình lập kế hoạch và quy hoạch phát triển vĩ mô, việc đánh giá môi trường chiến lược hết sức quan trọng. Nghiên cứu của IPSARD năm 2008 đã bước đầu hỗ trợ cho đánh giá môi trường chiến lược thuộc Hoạt động 1.4 Hỗ trợ các Cục, Vụ khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phổ biến chính sách và chiến lược tới các khu vực vùng sâu, vùng xa…

Quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

12-10-2009

AGROINFO – Trước thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất còn nhiều vấn đề bất cập, IPSARD đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này tại 4 tỉnh : Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk Đắk Nông…