HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xây dựng tổ chức điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam

Ngày đăng: 04 | 12 | 2009

AGROINFO – Nghiên cứu về xây dựng tổ chức điều phôi ngành hàng cà phê Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia IPSARD, do thạc sĩ Trần Quỳnh Chi chủ nhiệm đề tài…

Phần đặt vấn đề

Cà phê là sinh kế quan trọng của đa phần người dân Tây nguyên do đây là vùng đất đắc địa cho cà phê, có vị trí địa lý  thuận lợi, và văn hóa trồng cà phê bản địa lâu đời. Là một nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, ngành hàng cà phê không chỉ là ngành hàng quan trọng của quốc gia mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là dân nghèo và dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Trong số các hộ nghèo ở Tây Nguyên có tới 36% trồng cà phê và trong số các hộ dân tộc có 38% số hộ trồng cà phê.

Là ngành hàng có tính chất thương mại hoá cao nhưng quy mô sản xuất quá nhỏ lẻ. 90% số hộ trồng cà phê có diện tích dưới 1 ha. Điều này hạn chế khả năng áp dụng khoa học công nghệ đồng bộ, khả năng xuất khẩu trực tiếp của nông dân, và hạn chế sự đóng góp của người dân trong việc hoạch định và thực thi các chính sách về ngành hàng quan trọng. Hiện nay ở Việt Nam mới có 1 hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là đại diện của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Còn hơn 500.000 hộ dân chưa có tổ chức đại diện, không phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như khả năng tiếp cận những nguồn thông tin quan trọng.

 

 

 
 Cần xây dựng tổ chức điều phối ngành hàng cà phê. Ảnh minh họa: Internet

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc gồm có năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong, Lâm Đồng. Đây là khu vực chiến lược của quốc gia về an ninh, chính trị, xã hội và tôn giáo. Tây Nguyên có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Kinh, Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Tuy nhiên, hiện nay người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Thực tế này khiến cho việc duy trì ổn định sinh kế của người dân Tây Nguyên, nơi chiếm 90% diện tích trồng cà phê của Việt Nam quan trong hơn bao giờ hết. Một trong những giải pháp là xây dựng cơ chế điều phối ngành hang hiệu quả của Việt Nam.

Ở các nước trên thế giới, dù là nước sản xuất nhỏ, đều có Uỷ ban điều phối ngành hàng cà phê với đại diện của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, hội những người chế biến, hội người sản xuất... Tuy nhiên, Việt Nam là nước sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới nhưng chưa có một Uỷ ban như vậy. Khi hướng tới thị trường lớn hơn, chính phủ Việt Nam cần phải nâng cao khả năng phân tích, phát triển chiến lược trung và dài hạn. Theo báo cáo năm 2004 của Ngân hàng Thế giới, thay vì nhận toàn bộ trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, Chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tham gia hoạch định chính sách và các hành động chiến lược của khối nhà nước và tư nhân. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng ban điều phối quốc gia và quỹ phát triển bền vững.

Việc nghiên cứu bài học các nước về xây dựng uỷ ban này là việc làm rất quan trọng để đề xuất cho Bộ Nông nghiệp xây dựng thí điểm Uỷ ban điều phối đầu tiên cho ngành hàng cà phê và sẽ là bài học cho các ngành hàng quan trọng khác như lúa gạo, cao su, hồ tiêu... Ngoài ra, việc xây dựng quỹ cà phê (coffee fund) hỗ trợ cho Uỷ ban điều phối ngành hàng  như là công cụ tài chính chủ yếu cho ngành cà phê được sử dụng để phát triển chiến lược, khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường, các hoạt động quan hệ công chúng và bảo vệ môi trường. Việc thành lập quỹ cần được nghiên cứu dựa trên các bài học kinh nghiệm quốc tế và trao đổi với các cơ quan có liên quan của Việt Nam cũng cần được nghiên cứu đề xuất.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất cải tiến tổ chức sản xuất ngành café Việt Nam là rất quan trọng nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nâng cao khả năng phối hợp, liên kết giữa các nhóm tác nhân, hỗ trợ quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách ngành hàng cà phê thông qua:

Nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất ngành hàng cà phê

Tổng hợp một số mô hình tổ chức ngành hàng thành công trên thế giới

Đề xuất chính sách cải tiến tổ chức sản xuất ngành hàng cà phê Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất thành lập Uỷ ban điều phối ngành hàng cà phê quốc gia

Nghiên cứu đề xuất thành lập quỹ cà phê

Xin ý kiến cấp địa phương tại Đắc Lắc và Lâm Đồng

Giả thiết nghiên cứu

Ngành cà phê Việt Nam đang gặp phải một số thách thức về vấn đề chất lượng, khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế và trong nước (đặc biệt là cà phê chế biến), đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp bằng tổ chức thể chế ở quy mô quốc gia

Vấn đề quan trọng nhất trong giải pháp về tổ chức thể chế là (i) để tác động đến khâu nghiên cứu, xây dựng, thực thi chính chính; (ii) để giúp gắn người sản xuất với người tiêu dung; (iii) gắn địa phương với trung ương…

Để làm được như vậy, cần thành lập tổ chức điều phối ngành hàng cà phê và quỹ cà phê (coffee fund) nhằm điều phối hoạt động của các nhóm tác nhân trong ngành hàng, tư vấn xây dựng và thực hiện các chính sách ngành hàng dựa trên sự tham gia của các nhóm tác nhân, cung cấp các dịch vụ công có liên quan và các hoạt động khác.

Các câu hỏi nghiên cứu

Ngành cà phê Việt Nam đang gặp phải thách thức gì về vấn đề chất lượng, khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế và trong nước?

Giải pháp can thiệp bằng tổ chức thể chế ở quy mô quốc gia có giải quyết được cơ bản những khó khăn nêu trên không?

Tầm quan trọng (vị trí, vai trò và chức năng) của Uỷ ban điều phối quốc gia, hiệp hội các nhà sản xuất và quỹ cà phê đối với việc phát triển ngành hàng và nền kinh tế ?

Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các tổ chức này ở các nước ?

Ngành hàng cà phê hiện nay của Việt nam được tổ chức như thế nào? Hiệu quả ra sao? Có khó khăn, vướng mắc gì?

Mô hình tổ chức ngành hàng cà phê của Việt Nam nào là tối ưu nhất? Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban điều phối cà phê quốc gia và cơ chế quản lý, huy động vốn của quỹ cà phê như thế nào?

Kết cấu đề tài

Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước trong phát triển các tổ chức ngành hàng nông sản (hoặc cà phê)

Khái niệm, vai trò và chức năng của các tổ chức ngành hàng

Tổng quan ngành hàng cà phê ở một số nước chính

Tổng quan kinh nghiệm về các mô hình tổ chức ngành hàng cà phê quốc tế (uỷ ban điều phối quốc gia và quỹ cà phê)

Tổng quan kinh nghiệm một số mô hình ngành hàng trong nước

Thực trạng về tổ chức ngành hàng cà phê hiện nay của Việt nam

Thực trạng ngành hàng cà phê Việt Nam - những vấn đề cần giải quyết bằng tổ chức thể chế

Thực trạng về môi trường pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong ngành hàng cà phê

Thực trạng về tổ chức và hoạt động của VICOFA

Thực trạng tổ chức và các tác nhân trong ngành hàng cà phê

Đề xuất mô hình tổ chức ngành hàng cà phê; cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban điều phối cà phê quốc gia và cơ chế quản lý, huy động vốn của quỹ cà phê.

AGROINFO (Theo báo cáo thuyết minh nghiên cứu, Ths Trần Quỳnh Chi chủ nhiệm)

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu tổng kết và thể chế hóa hoạt động phát triển nông thôn

4-12-2009

AGROINFO – Đề tài khoa học “Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nhằm đề xuất nhân rộng và thể chế hoá trong phát triển nông thôn” do TS Vũ Trọng Bình chủ nhiệm…

Nghiên cứu tác động của di dân tự do

4-12-2009

AGROINFO - Tây Nguyên là vùng lãnh thổ nằm ở phía tây của nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích tự nhiên trên 5,5 triệu km, Tây Nguyên được coi là vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của cả nước…

Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam 2008

20-11-2009

AGROINFO – Sáng ngày 20-11-2009, Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh” đã được công bố...

An toàn vệ sinh nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - bài toán chưa có hồi kết

3-11-2009

AGROINFO – ATVSTP với hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đang là vấn đề đáng lo ngại, là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Đề tài khoa học “Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc” nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng quản lý chất lượng và VSAT với mặt hàng này.

Cơ giới hoá sau thu hoạch lúa vùng ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO: Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá thu hoạch lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Trong suốt quá trình nghiên cứu, đề tài cũng tham gia góp phần vào sự hình thành nghị quyết 497 của chính phủ về cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. TS Dương Ngọc Thí ( Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp -Nông thôn) đã có buổi trao đổi với chúng tôi về đề tài này.

Tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của cây cao su ở Tây Bắc

16-10-2009

AGROINFO – Cây cao su thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhưng bước đầu thử nghiệm tại Tây Bắc Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nghiên cứu của IPSARD cho thấy những tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của loại cây trồng này ở Tây Bắc…

Đánh giá môi trường chiến lược trong hoạch định chiến lược vĩ mô

15-10-2009

AGROINFO – Quá trình lập kế hoạch và quy hoạch phát triển vĩ mô, việc đánh giá môi trường chiến lược hết sức quan trọng. Nghiên cứu của IPSARD năm 2008 đã bước đầu hỗ trợ cho đánh giá môi trường chiến lược thuộc Hoạt động 1.4 Hỗ trợ các Cục, Vụ khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phổ biến chính sách và chiến lược tới các khu vực vùng sâu, vùng xa…

Quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

12-10-2009

AGROINFO – Trước thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất còn nhiều vấn đề bất cập, IPSARD đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này tại 4 tỉnh : Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk Đắk Nông…