THỊ TRƯỜNG

Cà phê tăng giá, nông dân vẫn giữ hàng

Ngày đăng: 21 | 03 | 2012

Giá cà phê Tây Nguyên trong những ngày gần đây đã tăng lên mức cao nhất trong vòng vài tháng qua, đạt 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá tăng nhưng nông dân vẫn giữ hàng.

Nhà nông bình tĩnh hơn
“Mọi năm, nếu giá tăng như thế này, nhiều hộ nông dân đã phải bán tháo cà phê để lấy vốn đầu tư lại cho vườn cây, nhưng năm nay thì khác rồi” – ông Nguyễn Ngọc Phú, một hộ canh tác cà phê ở Lộc Nam (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng), cho biết.
Nông dân Lâm Đồng không tỏ ra nao núng trước biến động của giá cà phê.
 
Ông Phú có 4ha cà phê tại xã Lộc Nam. Vụ rồi, ông thu được trên dưới 10 tấn cà phê nhân. Trước tết, do nhu cầu mua sắm tết và một phần đầu tư cho vườn cây nên ông đã bán khoảng 1/3 với giá chưa đến 40.000 đồng/kg. Sau đó, từ tết đến nay, giá cà phê cho dù có lúc chỉ còn 36.000 đồng/kg hoặc có khi nhích lên trên dưới 40.000 đồng như hiện nay thì cũng không tác động nhiều đến ông Phú.
“Với 1/3 sản lượng đã tiêu thụ, tôi có đủ tiền để mua sắm tết để vui tết và mua vật tư, phân bón… để tái đầu tư cho vườn cây. Không chỉ riêng tôi mà nhiều nhà nông trồng cà phê ở Lộc Nam này cũng vậy” – ông Phú nói.
Sở Công Thương Lâm Đồng cho biết: Tính đến lúc này, lượng cà phê của tỉnh trong vụ vừa qua cũng chỉ mới tiêu thụ khoảng 45% - 50%. Nghĩa là trong dân vẫn còn khoảng trên dưới 350.000 tấn. Trong khi đó, như mọi năm thì đến thời điểm này, Lâm Đồng đã tung ra thị trường khoảng hơn 75% sản lượng cà phê nhân.
“Mọi năm, nếu giá tăng như thế này, nhiều hộ nông dân đã phải bán tháo cà phê để lấy vốn đầu tư lại cho vườn cây, nhưng năm nay thì khác rồi.” - Ông Nguyễn Ngọc Phú
Chờ giá cao
Rất có thể trong những ngày sắp đến, giá cà phê sẽ vượt mức 43.000 đồng/kg, có thể sẽ trở lại “đỉnh điểm” 45.000 đồng/kg - đó là nhận định mới nhất của giới chuyên môn. Việc nông dân Lâm Đồng (và cả Tây Nguyên) không mở tung cửa kho để bán tống bán tháo cà phê như những năm trước đây đã giúp cho thị trường cà phê giữ được mức “khan hàng” và giá cao.
Qua phân tích của cơ quan chức năng, ở phạm vi cả nước, từ đầu niên vụ đến nay, cả Tây Nguyên chỉ mới có không đến 50% sản lượng cà phê được tiêu thụ ở thị trường. Đây chưa hẳn là hiện tượng “găm hàng chờ giá” nhưng chắc chắn điều này là minh chứng cho việc nhà nông đã bình tĩnh hơn trước những biến động của giá cả cà phê thế giới.
Các nhà phân tích còn cho biết: Năm nay, chỉ có Việt Nam là nước có sản lượng cà phê dồi dào; còn nhiều quốc gia cà phê trên thế giới, sẽ rất khan hiếm, nên giá cả cà phê trên thị trường thế giới phụ thuộc không nhỏ vào cà phê Việt Nam.
Theo số liệu của Sở Công Thương Lâm Đồng, nước có sản lượng cà phê lớn thứ hai châu Á là Indonesia mãi đến tháng 4 tới mới vào vụ thu hoạch nhưng dự báo sản lượng sẽ sụt giảm đến 30% so với vụ trước. Hai “vương quốc” cà phê thế giới là Brazil và Ấn Độ mãi đến tháng 5 mới vào vụ thu hoạch (và sản lượng cũng không mấy tăng) nên trong thời gian từ nay đến giữa tháng 5 tới, giá cà phê thế giới sẽ phụ thuộc rất lớn vào giá cà phê Việt Nam.
Trong tình hình ấy, việc bình tĩnh “điều khiển” giá như hiện nay của nông dân trồng cà phê ở Lâm Đồng và các tỉnh khác của Tây Nguyên là điều vô cùng cần thiết.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

"Găm" cà phê chờ giá

20-3-2012

Những ngày qua, mặc dù giá cà phê nhân ở Đăk Lăk đang có chiều hướng tăng (cách đây hơn một tháng, giá cà phê khoảng 37.000 đồng/kg nhân, nhưng hiện tại đã tăng lên khoảng 39.800 đồng/kg nhân), song, người dân chưa bán cà phê đồng loạt mà tạm trữ tại nhà khá nhiều để chờ tăng giá đã khiến nhiều DN XK cà phê gặp khó khăn vì không mua được hàng phục vụ XK.

Gạo Việt xuất sang Trung Quốc tăng mạnh

20-3-2012

“Hiện có rất nhiều thương nhân Trung Quốc đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua gạo, giá gạo bán đi Trung Quốc đã tăng 15-20 USD/tấn so với tuần trước và điều kiện mua gạo của họ cũng rất dễ dàng”, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết.

Hạn chế đầu mối xuất khẩu cà phê: Lợi hay hại?

20-3-2012

Việc Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cùng đề xuất đưa xuất khẩu (XK) cà phê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện như gạo đang tạo ra nhiều ý kiến khác nhau.

Đau đầu phân bón giả

20-3-2012

Phân bón giả đang làm rối loạn thị trường, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và làm đau đầu các cơ quan quản lý bằng đủ loại hình thức giả mạo khác nhau…

Dự báo khối lượng gạo xuất khẩu năm 2012 đạt mức gần 6,6 triệu tấn

15-3-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đưa ra dự báo: Khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2012 sẽ đạt mức gần 6,6 triệu tấn, giảm so với năm 2011 (7,1 triệu tấn) do tác động của thị trường thế giới.

Việt Nam bước vào thị trường xuất khẩu gạo thơm

13-3-2012

Vụ đông xuân đang thu hoạch rộ với 70% diện tích là lúa thường IR 50404, nhưng doanh nghiệp lại chỉ săn mua lúa thơm. Lý do là giá gạo thơm xuất khẩu đang gần gấp đôi gạo thường.

Nghịch lý đường - muối: Ngành đường: Loay hoay xử lý tình huống

13-3-2012

Trong lúc niên vụ mía đường 2011 - 2012 vào giai đoạn “chạy nước rút” thì các nhà máy đường “kêu trời” vì đường tồn kho quá lớn, lên đến 300.000 tấn; trong khi đầu ra bế tắc. Hệ lụy là giá bán buôn đường của các nhà máy giảm mạnh, kéo giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân giảm theo. Nghịch lý của ngành mía đường được cảnh báo nhiều năm, nay tiếp tục rơi vào thế khó.

Được cấp chứng nhận VietGAP: Cơ hội cho thanh long Chợ Gạo

13-3-2012

Công ty cổ phần Giám định và khử trùng FCC vừa tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho Tổ hợp tác sản xuất thanh long Chợ Gạo, xã Quơn Long (Chợ Gạo - Tiền Giang).

XK gạo: Nên bỏ lượng, theo chất

12-3-2012

Hội thảo chuyên đề “Việt Nam có nên mở rộng XK gạo?” do Viện chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, cho biết, XK gạo năm nay khó khăn.

Xuất khẩu cà phê: Khó càng thêm khó?

12-3-2012

Theo quy định mới, từ tháng 10/2012 trở đi, mỗi doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ bị thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê khi xuất khẩu.

Nghịch lý đường - muối: Muối đắng

12-3-2012

Những ngày đầu tháng 3-2012, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đồng loạt - vào vụ thu hoạch muối. Năm nay thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài khiến nhiều đồng muối ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu… không chịu kết tinh, sản lượng giảm mạnh. Nguy cơ một mùa muối trắng tay đang là nỗi lo của hàng ngàn diêm dân.

Trăn trở con đường từ lúa thành gạo

8-3-2012

“Năm 2011, ĐBSCL sản xuất hơn 4 triệu ha lúa, sản lượng hơn 23 triệu tấn. Thất thoát lúa khi thu hoạch và sau thu hoạch khoảng 13,7%, tương đương 3,17 triệu tấn lúa”. Đây là con số thất thoát kỷ lục được các nhà khoa học đưa ra tại hội thảo “Nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo - Các giải pháp sau thu hoạch” do Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cần Thơ ngày 7-3.