HỘI THẢO

Dak Lak, Dak Nông "hút" nông dân với cây bông vải

Ngày đăng: 13 | 06 | 2011

Nông dân trồng bông ở Tây nguyên an tâm với chương trình phát triển cây bông vải của Chính phủ và giá cả thu mua hợp lý của các DN chế biến bông xơ.

Từ sau năm 1975, Dak Lak-Dak Nông được quy hoạch là một trong những vùng trồng cây bông vải trọng điểm của nước ta, góp phần cùng cả nước chăm lo “cái mặc” cho nhân dân. Thời hoàng kim của cây bông vải Dak Lak-Dak Nông có diện tích lên đến gần 5.000 ha.
Do phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và việc đầu tư thâm canh chưa triệt để, năng suất trung bình của cây bông vải Dak Lak-Dak Nông chỉ đạt 1-1,2 tấn bông hạt/ha, mới bằng 60% năng suất trung bình của các nước sản xuất bông lớn trên thế giới. Với sản lượng này, khi chế biến ra chỉ được khoảng 400kg bông xơ/ha.
Bên cạnh là khâu chọn giống còn hạn chế, quy trình sản xuất chưa hợp lý nên cây bông vải sụt giảm năng suất, tỏ ra yếu thế khiến diện tích ngày càng thu hẹp, không chỉ riêng ở Dak Lak-Dak Nông mà khắp cả vùng Tây nguyên.
Còn có nguyên nhân sâu xa nữa là lợi nhuận của người trồng cây bông vải quá thấp nên họ không mặn mà với cây bông vải mà chuyển sang trồng các loại cây khác có thu nhập khả quan hơn.
Theo thống kê, diện tích trồng cây bông vải của Việt Nam có thời kỳ đã giảm sút nghiêm trọng. Đầu những năm 2000, diện tích trồng cây bông vải trên cả nước lên đến hơn 32.000 ha. Nhưng đến năm 2008 chỉ còn chưa đầy 3.000 ha. Sau đó hồi phục dần đến năm 2010 lên được khoảng 8.000 ha. Sản lượng thu hoạch chỉ đáp ứng được mới khoảng 5% nhu cầu bông xơ cho ngành sợi. Do đó có thể nói ngành dệt sợi của Việt Nam xem như phải nhập khẩu gần 100% bông xơ từ nước ngoài.
Có một nghịch lý của ngành dệt may nước ta là kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các ngành nhưng phần nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm tỷ trọng lên đến 67%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 11,21 tỷ USD. Nhưng phải nhập 6,538 tỷ USD vải và xơ sợi các loại, cộng thêm nguyên phụ liệu dệt may khác hơn 1 tỷ USD nữa.
Đầu năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015. Theo đó, cây bông vải tính đến năm 2015 sẽ đạt diện tích khoảng 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,5- 2 tấn/ha, và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 76.000 ha, năng suất cũng tăng lên từ 2-2,5 tấn/ha.
Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp chế biến ngành bông hỗ trợ người trồng bông vốn giống, vật tư phân bón, đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch, chủ động tưới nước theo hệ thống tưới tiết kiệm, triển khai công nghệ sau thu hoạch, định giá thu mua bông hạt hợp lý, nhằm tạo bước đột phá trong việc phát triển cây bông vải để đưa năng suất cây bông vải nước ta lên cao hơn nữa
Ngoài ra chương trình còn có bước thành lập quỹ bình ổn giá để ổn định giá mua bông hạt, đảm bảo lợi ích cho người trồng bông và ổn định phát triển nguồn nguyên liệu bông vải cho ngành dệt may. Nguồn hình thành quỹ được trích 2% giá thành sản xuất bông của các doanh nghiệp sản xuất bông khi giá thành sản xuất trong nước thấp hơn giá nhập khẩu và các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh có lãi.
Hy vọng rằng, với chương trình phát triển cây bông vải của Chính phủ và sự hỗ trợ mạnh mẽ của các doanh nghiệp thu mua chế biến bông xơ sẽ giúp một bộ phận nông dân an tâm và gắn bó lâu dài với cây bông vải và cây bông vải ở Tây Nguyên sớm trở lại thời hoàng kim.
AGROINFO – Theo Cafef.vn

Nguồn:http://cafef.vn/2011061208202854CA39/dak-lak-dak-nong-hut-nong-dan-voi-cay-bong-vai.chn

NỘI DUNG KHÁC

Bình Định: thảm hoạ môi trường từ nuôi tôm trên cát

13-6-2011

Cả một dải bờ biển huyện Phù Mỹ (Bình Định) bị đào xới, băm nát để làm hồ nuôi tôm. Những khu rừng phòng hộ ven biển biến mất, nguồn nước ngầm ngày càng bị cạn kiệt, chất thải từ nuôi tôm đọng lại khắp nơi ngay trên bãi biển, bốc mùi hôi thối nồng nặc... Hàng vạn dân cư đang đối mặt với thảm hoạ môi trường.

Nông nghiệp thiệt hại nặng vì thời tiết, dịch hại

13-6-2011

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, đến nay, đã có gần 1.100ha lúa tại Cà Mau bị thiệt hại do tác động của thời tiết bất thường.

Tam Đường, Lai Châu: Xây dựng cánh đồng 80 triệu đồng/ha

13-6-2011

Bình Lư là một trong những xã điểm được chọn để quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) từ giai đoạn 2011- 2015 của huyện Tam Đường.

Sóc Trăng: Liên kết xây dựng cánh đồng mẫu

13-6-2011

Sóc Trăng là tỉnh thực hiện “Cánh đồng mẫu" rất thành công ở đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình phát huy được hiệu quả thiết thực vì đã có sự liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà" ngay từ khâu cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật cho tới tiêu thụ.

Châu Thành, Hậu Giang: Hình thành vùng chuyên canh cây trái

13-6-2011

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Châu Thành, huyện này đang đầu tư mạnh các vùng chuyên canh cây ăn trái để làm động lực xây dựng NTM.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ngừng bán hàng bình ổn giá

10-6-2011

Chiều 8/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã họp và quyết định ngừng chương trình bán hàng bình ổn giá trên địa bàn. Ngoại trừ huyện Côn Đảo, do đặc thù phải vận chuyển hàng từ trong đất liền ra, giá các mặt hàng đội lên cao, đồng thời, chương trình bán hàng bình ổn giá trên địa bàn thời gian qua có hiệu quả nên tỉnh quyết định tiếp tục duy trì chương trình tại huyện đảo này.

Nhiều nông dân ở Hậu Giang trúng mùa cam sành trái vụ

10-6-2011

Nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch vụ cam sành trái vụ. Mặc dù giá cả năm nay không cao hơn các năm trước nhưng nhờ trúng mùa, nhiều nông dân đang thu lợi nhuận tiền tỷ nhờ trồng cam sành.

Bình Phước: Cần có cơ chế chính sách tín dụng khuyến khích, hỗ trợ cho vay xây dựng nông thôn mới

10-6-2011

Trong 2 ngày 7 – 8/6, Đoàn công tác liên bộ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hà Giang: Khuyến khích đầu tư làm hạ tầng thôn, xã

8-6-2011

Thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng nông thôn.

Ninh Thuận: Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

8-6-2011

Ngày 7/6, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cung cấp thông tin, tìm ra các giải pháp cải thiện môi trường cạnh tranh, triển khai thực hiện đạt hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từ nay đến 2015.

Hải Dương thu hoạch vải sớm

8-6-2011

Vải năm nay được mùa, sản lượng tăng hơn năm trước và giá bán từ 25 - 30.000 đồng/kg.

Đồng Nai: Nông dân kiện vì bắp kém năng suất

8-6-2011

15 hộ nông dân ngụ tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã nộp đơn khởi kiện công ty cổ phần giống cây trồng NT (viết tắt: công ty) ra tòa huyện Xuân Lộc. Theo đơn kiện, các hộ trên yêu cầu công ty phải thực hiện cam kết bảo hiểm sản lượng với số tiền tổng cộng 98 triệu đồng.