TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gắn kết nuôi trồng với thú y thủy sản

Ngày đăng: 27 | 05 | 2011

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu vừa dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đến làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình dịch bệnh trên thủy sản, nhất là dịch bệnh trên tôm, nghêu, đồng thời chỉ đạo các giải pháp quản lý, khắc phục.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi được 83.503 ha tôm, trong đó có 65.959 ha nuôi theo hình thức tôm-lúa, còn lại là công nghiệp và quảng canh cải tiến. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã làm cho 9.523 ha tôm nuôi của tỉnh bị thiệt hại, chủ yếu là tôm nuôi trên nền đất lúa, tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng.
 
Nguyên nhân dịch bệnh được xác định là do các yếu tố môi trường bất lợi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, mực nước trên ruộng nuôi quá thấp nên khi gặp mưa trái mùa làm tôm bị sốc do giảm độ mặn đột ngột. Ngoài ra, tình hình rong nhớt phát triển mạnh làm thay đổi độ pH, oxy trong nước giảm, hàm lượng khí độc cao, nguồn nước bị nhiễm độc hữu cơ gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng của tôm.
Chất lượng tôm giống kém, chưa qua kiểm dịch cũng làm cho tình hình dịch bệnh gia tăng. Bên cạnh đó, các hộ nuôi lại không có hệ thống chứa nước thải nên khi tôm bị dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho mầm bệnh phát tán trên diện rộng.
Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo nông dân tập trung cải tạo lại hệ thống ao nuôi, tranh thủ thả giống lại. Đến nay, đã có trên 96% diện tích bị thiệt hại được nông dân khắc phục thả nuôi lại. Tuy nhiên, ngành cũng khuyến cáo nông dân phải tuân thủ lịch thời vụ, đến hết ngày 15/5 là phải chấm dứt việc thả tôm giống nhằm đảm bảo đến tháng 8 sẽ thu hoạch toàn bộ diện tích tôm, chuẩn bị rửa mặn để lấp lại vụ lúa.
Về công tác thú y thủy sản, ngay từ đầu vụ Kiên Giang đã tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc sản xuất, kinh doanh giống, thành lập các chốt kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh. Qua đó, đã kiểm tra được 1,8 tỷ tôm post nhập tỉnh, tái kiểm được 596 mẫu tôm và làm xét nghiệm miễn phí 337 mẫu tôm giống cho dân. Nhờ đó, đã hạn chế được phần nào nguồn tôm kém chất lượng trên địa bàn.
Theo đại diện của Trung tâm KNKN Quốc gia thì hiện nay tình trạng tôm giống kém chất lượng rất đáng ngại, do nhu cầu nuôi quá lớn trong khi sản xuất chưa đáp ứng được. Vì vậy, người dân cần phải có ý thức tự bảo vệ sản xuất, cần chọn mua tôm giống ở những nơi sản xuất lớn, có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác sản xuất theo hướng cộng đồng nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Sau vụ nuôi, nhất thiết phải cải tạo để lấp lại vụ lúa nhằm làm sạch môi trường, nhất là các chất hữu cơ còn tồn dư sau vụ tôm.
Ông Nguyễn Công Dân, Cục phó Cục Thú y cho rằng, tình hình dịch bệnh trên tôm, nghêu ở ĐBSCL hiện nay là rất nghiêm trọng. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh đang cấp bách. Bên cạnh quản lý con giống, môi trường nuôi thì phải tăng cường công tác thú y thủy sản.
Về tình hình dịch bệnh, ông Dân cho rằng diện tích thiệt hại của Kiên Giang tuy lên đến gần 10.000 ha nhưng chủ yếu là tôm nuôi quảng canh, mức độ thiệt hại thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong khu vực. Kiên Giang hiện cũng là tỉnh đang duy trì tương đối tốt hệ thống thú y thủy sản, với biên chế rải đều từ tỉnh đến huyện, xã. Nhờ đó đã phần nào hạn chế được thiệt hại cũng như mức độ lây lan của dịch bệnh.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Hiện Kiên Giang đang có 1.285 ha nuôi tôm công nghiệp tập trung tại đây, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhờ có sự đầu tư bài bản, được quản lý tốt mà hiện nay khu vực này không xảy ra dịch bệnh. Nhiều đơn vị nuôi đã bắt đầu thu hoạch tôm với năng suất đạt tới 16-17 tấn/ha. Thứ trưởng đánh giá rất cao về cách làm cũng như hiệu quả của mô hình nuôi công nghiệp tại đây.
Bất cập lớn nhất trong nuôi tôm hiện nay của Kiên Giang là hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, chính vì vậy mà việc quản lý lịch thời vụ thả nuôi, nhất là mầm dịch bệnh còn gặp khó khăn. Kiên Giang cũng kiến nghị Trung ương ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cần mở lớp tập huấn nghiệp vụ thú y thủy sản cho cán bộ để nâng cao trình độ, giúp nông dân phát triển sản xuất. Đồng thời hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo quy trình GAP cho tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, tình hình biến đổi khí hậu đã và đang tác động rõ nét đến ĐBSCL. Bằng chứng là diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, nhiệt độ tăng và thủy triều ngày càng cao. Chính những điều này đang gây bất lợi cho sản xuất, dịch bệnh ngày càng gia tăng. Vì vậy, cần phải có giải pháp ứng phó lâu dài, hiệu quả, nhất là công tác quy hoạch.
Trước mắt Kiên Giang cần phải tập trung xây dựng hoàn thiện tuyến đê biển để bảo vệ sản xuất, đầu tư nhiều hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nội đồng. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống để giảm lệ thuộc bên ngoài. Tăng cường công tác quản lý từ con giống, thức ăn, hóa chất xử lý, môi trường nuôi đến chế biến, xuất khẩu. Cần có sự gắn kết giữa phát triển nuôi trồng thủy sản với công tác thú y để phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nông dân, nhất là về kỹ thuật nuôi tôm.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao việc Kiên Giang đã xây dựng được hệ thống tổ Kinh tế kỹ thuật đến tận cấp xã. Qua đó, đã gắn kết giữa cán bộ kỹ thuật với người dân, hỗ trợ tốt cho sản xuất.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/78745/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Hướng tới giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp

26-5-2011

Ngành nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng, phát triển chủ yếu trên bề rộng và điều dễ nhận thấy nhất chính là tăng sản lượng, tăng diện tích. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam phải có cách tiếp cận mới trong sản xuất, tăng giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp.

Vỡ mộng cao su 10 năm không cho mủ

26-5-2011

Những năm gần đây, cây cao su ở tỉnh Đăk Nông đã và đang mang lại thu nhập khá ổn định cho bà con nông dân. Với giá như hiện nay, một héc ta cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Do đó, phong trào trồng cao su tiểu điền đã và đang phát triển một cách ồ ạt.

Triển khai giống sắn năng suất cao vào sản xuất

25-5-2011

Thực hiện chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đi đầu triển khai đầu tư xây dựng ba nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol tại Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước.

Không cần "cắt", chỉ nên giãn vụ

25-5-2011

Hôm qua 24/5, tại Tiền Giang đã diễn ra Hội nghị phòng chống rầy nâu, VL-LXL các tỉnh phía Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức. Tại đây nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nếu không khống chế dịch bệnh thành công, có thể sẽ mất mùa vụ HT sắp tới.

Nam bộ phát triển các vùng cây ăn quả tập trung theo VietGAP

25-5-2011

Ngày 24/5, tại Tiền Giang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng đã chủ trì hội nghị “Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả ở Nam bộ và giải pháp phát triển các vùng cây ăn quả tập trung theo VietGAP".

1.500 tỷ đồng cho Chương trình khoa học công nghệ xây dựng nông thôn mới

25-5-2011

Để đẩy mạnh việc triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, đã lên kế hoạch dự kiến, kinh phí để thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 với dự kiến kinh phí sẽ là 1.500 tỷ đồng.

Tránh “bẫy” an ninh lương thực

24-5-2011

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng kho chứa hiện đại, nhà máy chế biến lương thực, chế biến gạo hiện đại.

Ðể vốn cho vay của ngân hàng đến với hộ nông dân

24-5-2011

Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Thu hẹp đối tượng cho vay

24-5-2011

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định mới về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (thay thế Nghị định 78/2002/NĐ-CP). Rất nhiều ý kiến băn khoăn về việc chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ bị thu hẹp.

Gấp rút chuẩn bị vụ mùa 2011

24-5-2011

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc, các địa phương vùng ĐBSH, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ cần tập trung khẩn trương đẩy mạnh SX lúa vụ mùa, vụ hè thu 2011 bằng các giống ngắn ngày trên cơ sở thâm canh tăng năng suất để bù đắp cho sản lượng lúa bị giảm trong vụ xuân 2011.

4 tháng xuất khẩu sang một số thị trường tăng rất mạnh

24-5-2011

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, tính đến hết tháng 4/2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đi các nước trên thế giới đạt 27,25 tỷ USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống tăng trưởng rất cao.

Thức ăn chăn nuôi lại tăng giá

24-5-2011

Trong tuần qua, các Công ty Proconco, Cargill, CP… lại có đợt tăng giá mới thức ăn chăn nuôi, với mức bình quân khoảng 200 đồng/kg các loại. Đây là lần tăng thứ 7 trong năm.