TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tránh “bẫy” an ninh lương thực

Ngày đăng: 24 | 05 | 2011

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng kho chứa hiện đại, nhà máy chế biến lương thực, chế biến gạo hiện đại.

Đứng trước thực tế (tuy là cục bộ và nhất thời) ở một số địa phương đang xảy ra tình trạng thiếu lương thực do mất mùa, thì dù tự hào là cường quốc xuất khẩu gạo, chúng ta vẫn phải cảnh giác cao cái "bẫy" an ninh lương thực. Đặc biệt, chúng ta cần làm rõ cách thức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, nhưng vẫn nâng cao được giá trị hạt gạo, tránh tình trạng giá gạo Việt Nam “rẻ nhất thế giới” như đã từng diễn ra trong nhiều năm qua.
Đầu tháng 5/2011, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt đã ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ 2.048 tấn gạo cứu đói cho 93.238 hộ, gồm 241.558 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao và ven biển. Nguyên nhân mất mùa lúa chiêm xuân là do bị rét đậm, rét hại đợt gieo cấy dịp Tết Tân Mão, nhưng phần lớn do đất bị nhiễm mặn.
Dù đây chỉ là hiện tượng nhất thời và cục bộ nhưng cũng là lời cảnh báo đối với chúng ta - một cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Việt Nam hiện chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng của các cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhận định, nạn thiếu lương thực trên thế giới đang đe dọa cuộc sống của hơn 100 triệu người, thế giới cần thêm 50 triệu tấn gạo vào năm 2015 mới đáp ứng được nhu cầu.
Trước những bất ổn về tình hình khan hiếm lương thực trên toàn cầu, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), khẳng định Việt Nam hoàn toàn chủ động được tình hình an ninh lương thực trong nước. Song, ông cũng cảnh báo phải cố gắng giữ được 3,2 triệu ha lúa nước trước sức ép tăng dân số và diện tích đất lúa bị thu hẹp, cũng như biến đổi khí hậu.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cần tính toán khoa học, hợp lý để cân đối lượng gạo dùng đảm bảo an ninh lương thực và gạo xuất khẩu. Cách tính toán lâu nay là: lấy lương thực bình quân đầu người/tháng nhân với tổng số dân, cộng thêm khoản dự phòng thiên tai, dịch bệnh nông nghiệp…, sau đó lấy sản lượng mùa vụ dự báo trừ đi các khoản an ninh lương thực, lúa làm giống. Số còn lại dành cho xuất khẩu.
Số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, hiện nay, lượng gạo bình quân mỗi người chỉ tiêu thụ 11,9kg/tháng, thậm chí ở đô thị còn ít hơn. Do đó, phần gạo dành cho xuất khẩu đã bị giảm trên dưới 1 triệu tấn/năm. Theo GS.Võ Tòng Xuân, trước hết phải nắm lại số liệu thực tế, thống nhất về nhu cầu tiêu thụ lương thực, nhu cầu giống… để tính toán chính xác số gạo đảm bảo an ninh lương thực. Sau đó, giao cho các Tổng Công ty Lương thực thu mua số gạo này, tích trữ cẩn thận trong kho. Khi gạo an ninh lương thực đã đảm bảo nằm trong kho, các doanh nghiệp sẽ được cởi bỏ hạn ngạch, chỉ tiêu, doanh nghiệp và nông dân không còn phải lúng túng, bị động và khó dự đoán như hiện nay.
Cách làm này không mới, ở Thái Lan, Ấn Độ… đã làm từ lâu. Trong khi đó, việc đảm bảo cố định 100.000 - 200.000 tấn gạo trong kho không phải là chuyện khó. Nếu dự trữ tối đa 200.000 tấn, với giá gạo hiện nay khoảng 400 USD/tấn, thì Chính phủ chỉ cần rót khoảng 80 triệu USD, tính ra mỗi người dân chỉ cần bỏ ra hơn 1USD. Gạo trữ chỉ bán ra sau 1 năm và thay thế bằng gạo mới.
Hiện nay, do các kho chứa chưa đảm bảo qui cách, có thể chỉ cần trữ gạo khoảng 6 tháng, thóc khoảng 1 năm, sau đó bán ra, đổi lại thóc, gạo mới. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng kho chứa hiện đại, nhà máy chế biến lương thực, chế biến gạo hiện đại. Có như thế, an ninh lương thực mới không còn là vấn đề đáng lo ngại./.
AGROINFO – Theo VOVONEWS

Nguồn:http://vov.vn/Home/Tranh-bay-an-ninh-luong-thuc/20115/175517.vov

NỘI DUNG KHÁC

Ðể vốn cho vay của ngân hàng đến với hộ nông dân

24-5-2011

Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Thu hẹp đối tượng cho vay

24-5-2011

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định mới về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (thay thế Nghị định 78/2002/NĐ-CP). Rất nhiều ý kiến băn khoăn về việc chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ bị thu hẹp.

Gấp rút chuẩn bị vụ mùa 2011

24-5-2011

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc, các địa phương vùng ĐBSH, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ cần tập trung khẩn trương đẩy mạnh SX lúa vụ mùa, vụ hè thu 2011 bằng các giống ngắn ngày trên cơ sở thâm canh tăng năng suất để bù đắp cho sản lượng lúa bị giảm trong vụ xuân 2011.

4 tháng xuất khẩu sang một số thị trường tăng rất mạnh

24-5-2011

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, tính đến hết tháng 4/2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đi các nước trên thế giới đạt 27,25 tỷ USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống tăng trưởng rất cao.

Thức ăn chăn nuôi lại tăng giá

24-5-2011

Trong tuần qua, các Công ty Proconco, Cargill, CP… lại có đợt tăng giá mới thức ăn chăn nuôi, với mức bình quân khoảng 200 đồng/kg các loại. Đây là lần tăng thứ 7 trong năm.

Festival lúa gạo sẽ được tổ chức tại Sóc Trăng

24-5-2011

Thời gian tổ chức Festival được ấn định từ ngày 8-14/11.

Chi phí tăng, nông dân bỏ ruộng

24-5-2011

Chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, trong khi không chủ động đầu ra cho nông sản là một trong những mối lo lớn của nhà nông.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực: Đi tìm lối thoát

24-5-2011

Tìm lối thoát cho tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu có nhiều sáng kiến được đưa ra nhằm điều chỉnh giá lương thực, trong đó có việc giữ ổn định diện tích sản xuất cây lương thực.

Giá sàn xuất khẩu thuỷ sản đi thị trường châu Âu sẽ tăng lên 3,6 USD/kg

24-5-2011

Theo tin từ Uỷ ban Cá nước ngọt thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), sắp tới mức giá sàn xuất khẩu thuỷ sản đi thị trường châu Âu sẽ tăng từ 3,4 đô la Mỹ lên 3,6 đô la Mỹ/kg và tăng từ 4,2 đô la Mỹ lên 4,4 đô la Mỹ/kg đối với thị trường Mỹ.

Miễn giảm thủy lợi phí đang... bí!

24-5-2011

Hôm qua (23/5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác quản lý thuỷ nông và cấp bù thuỷ lợi phí. Những bất cập của Nghị định 115 về miễn giảm thủy lợi phí (TLP) cần được sửa đổi để nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi.

Ưu tiên sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng

24-5-2011

Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, giá trị trên đơn vị sản phẩm lại thấp do hàng hóa chủ yếu xuất thô. Vì vậy, vấn đề cần làm hiện nay là phải gia tăng giá trị sản phẩm.

Cần vài thập niên nữa để dập tắt hoàn toàn cúm gia cầm H5N1

23-5-2011

Tại các quốc gia đang có H5N1, cần phải có một khoảng thời gian dài để có thể xóa sổ loại virus này.