TIN TỨC-SỰ KIỆN

Công cụ mới giúp đánh giá ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng sinh học

Ngày đăng: 23 | 05 | 2011

FAO - phương pháp mới sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tiềm năng trong việc phát triển cây trồng cho sản xuất năng lượng sinh học, đồng thời tránh được rủi ro.

Ngày 17/5/2011, tại Rome, trước những lợi ích từ việc sản xuất năng lượng sinh học, FAO đã giới thiệu một phương pháp mới được thiết kế nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc những mặt lợi, hại khi đầu tư vào ngành công nghiệp này.
“Khung phân tích năng lượng sinh học và an ninh lương thực” (BEFS) của FAO được xây dựng nhằm mục đích giúp các chính phủ đánh giá tiềm năng của năng lượng sinh học, cũng như ước tính những tác động của nó đối với an ninh lương thực
Khung phân tích này đã được hoàn thành sau 3 năm phát triển và thử nghiệm thực tế tại một số quốc gia, trong đó có Peru, Tanzania và Thái Lan.
Công cụ này bao gồm một loạt các đánh giá từng bước trả lời cho những câu hỏi về tính khả thi của việc phát triển năng lượng sinh học và những tác động đối với sự sẵn có của thực phẩm và an ninh lương thực tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó, các khía cạnh về môi trường cũng được đề cập tới.
 
Theo ông Heiner Thofern, giám đốc Dự án Năng lượng sinh học và An ninh lương thực (BEFS) của FAO, “mục tiêu của chúng tôi là giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được quyết định liệu phát triển năng lượng sinh học có thể là một lựa chọn khả thi hay không, và nếu như vậy thì các chính sách để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro sẽ là gì”.
Ông cũng cho biết, do khung phân tích này xem xét nhiều vấn đề và nhiều lĩnh vực, nó cũng được xem như một cương lĩnh chung đưa các bộ ngành chủ chôt và các thể chế lại gần nhau để cùng giải quyết một vấn đề.
Triển vọng…
Giá dầu tăng và những mối lo về an ninh năng lượng, cùng với những lo ngại về khí nhà kính từ các nhiên liệu hóa thạch, là những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của ngành năng lượng sinh học.
Một lợi tiềm năng quan trọng khác: đầu tư vào năng lượng sinh học có thể rấy lên làn sóng đầu tư vô cùng cần thiết vào nông nghiệp cũng như hạ tầng cơ sở vận tải tại các vùng nông thôn, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ gia định, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực.
Ông Thofern cho biết: “Nhiều năm qua, FAO đã lên tiếng về việc đầu tư cho nông nghiệp quá thấp là một vấn đề làm cản trở nghiêm trọng sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển, và đây, cùng với sự nghèo ở nông thôn, chính là tác nhân chính gây ra cái đói của thế giới”. “Nếu được thực hiện đúng, phát triển năng lượng sinh học sẽ tạo cơ hội để thu hút đầu tư và việc làm ở các vùng đang thực sự “thèm khát” nó theo đúng nghĩa”.
Brazil là một ví dụ điển hình về việc sử dụng năng lượng sinh học như thế nào để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của một quốc gia.
Là nước thứ hai trên thế giới sản xuất ethanol sinh học, 1 triệu phương tiện giao thông ở Brazil chạy bằng nhiên liệu từ cây mía.
Trong tương lại, Châu Âu cũng sẽ là một thị trường xuất khẩu các sản phẩm năng lượng sinh học. Những xu hướng như thế này đem đến cho nông dân tại các nước đang phát triển nhiều cơ hội mới.
Các nghiên cứu của FAO đã chỉ ra rằng, các dự án năng lượng sinh học trên quy mô nhỏ không hướng tới các thị trường xuất khẩu có thể cải thiện an ninh lương thực và thúc đẩy các ngành kinh tế nông thôn.
và rủi ro
Thế nhưng cùng với sự tồn tại của lợi ích từ năng lượng sinh học, những lo lắng về tác động tiêu cực tiềm ẩn cũng xuất hiện .
Một trong số những rủi ro lớn nhất là nguy cơ về việc mở rộng diện tích trồng các loại cây để sản xuất năng lượng sinh học, làm tăng chi phí sản xuất lương thực, dẫn tới giảm sự sắn có của thực phẩm và tăng giá lương thực. Phá rừng để canh tác cây trồng mới cho sản xuất năng lượng sinh học và các tác động tới cư dân bản địa cũng là những điều phải quan tâm.
Phạm vi là giải pháp
Theo ông Thofern, những rủi ro và lợi ích còn tiềm ần cẫn được cân nhắc kỹ lưỡng với những biến số đặc trưng. Sản xuất năng lượng sinh học không phải là “thuốc trị bách bệnh” và sẽ không khả thi cho tất cả các nước, trong một số trường hợp nó thậm trí còn có hại. “Nói như vậy những chúng ta cũng không thể quay lưng lại với một thực tế là, đối với nhiều trường hợp, sản xuất năng lượng sinh học có tiềm năng lớn trong việc tái sinh các ngành kinh tế nông thôn, giảm nghèo, và cải thiện an ninh lương thực của hộ gia đình”.
Hỗ trợ cho sự phát triển của một ngành năng lượng sinh học sôi động nhưng bền vững và có trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển, đồng thời cũng là hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các giải pháp đối với một số vấn đề như chất thải nông nghiệp nhằm giảm rủi ro an ninh lương thực và tác động tới môi trường.
Nói tóm lại, theo ông Thofern, liệu phát triển năng lượng sinh học có góp phần vào công cuộc an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu hay không còn phụ thuộc vào việc quản lý ngành công nghiệp này như thế nào.
“Đây là lý do vì sao FAO đưa ra khung phân tích này”,
Cơ quan Liên hiệp quốc cũng theo sát Khung phân tích này thông qua dự án Tiêu chuẩn và Các chỉ số Năng lượng sinh học và An ninh lương thực (BEFSCI), nhằm phát triển công cụ quẩn lý và ngăn ngừa rủi ro cũng như công cụ đánh giá tác động và hưởng ứng chính sách, dựa trên những phương thức có lợi.
Dự án BEFS của FAO, được Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng của Đức tài trợ.
Nguồn: www.fao.org
Biên dịch: Nhóm Hội nhập

NỘI DUNG KHÁC

DOC điều chỉnh thuế bán phá giá đối với 23 doanh nghiệp Tôm

23-5-2011

Theo danh sách DOC đưa ra cả 23 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đều được hưởng mức thuế 0,01%

FAO hỗ trợ Việt Nam tăng năng lực đánh giá tài nguyên rừng

23-5-2011

Dự án Hỗ trợ chương trình đánh giá và theo dõi lâu dài tài nguyên rừng và cây phân tán toàn quốc tại Việt Nam (NFA) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) viện trợ trong thời gian 3 năm (2011 – 2013). Đây là một phần của Chương trình toàn cầu có tên là Quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu do FAO và Phần Lan hợp tác.

Làm giàu với nông nghiệp công nghệ cao

23-5-2011

Với tổng diện tích được phê duyệt lên tới hơn 3.000ha đất sản xuất, nhiều diện tích đã và đang cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/ha/năm, khu nông nghiệp công nghệ cao Mộc Châu, Sơn La là hướng mở làm giàu cho nông dân

Biến đổi khí hậu: Sản xuất nông nghiệp gặp khó

23-5-2011

Hiện tượng nắng hạn gay gắt kéo dài, mưa phùn kèm theo gió lạnh, rồi sương mù và độ ẩm cao đã ảnh hưởng đến hàng chục nghìn hecta càphê, cao su, điều, lúa, hoa màu ở các tỉnh Tây Nguyên. Tại Đắk Lắk, ước tính thiệt hại do thời tiết thất thường lên đến 466 tỷ đồng.

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Những bất cập cần sửa đổi

23-5-2011

Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhanh hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai đã nảy sinh một số bất cập cần tháo gỡ.

Cục trồng trọt khuyến cáo: Bố trí sản xuất vụ Hè thu và vụ Mùa "càng sớm càng tốt"

18-5-2011

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc, các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa 2011 trên cơ sở thâm canh tăng năng suất để bù đắp cho sản lượng lúa bị giảm trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011.

Xuất cấp gần 5 nghìn tấn gạo cho 5 địa phương

18-5-2011

Bộ Tài chính đã bắt đầu triển khai thực hiện việc xuất cấp 5 nghìn tấn gạo cho 5 địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hỗ trợ hơn 11.000 tấn gạo cho 6 địa phương

18-5-2011

Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 731/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp, không thu tiền 11.657 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 6 địa phương để cứu đói nhân dân trong dịp giáp hạt năm 2011 và cứu đói cho hộ nghèo thiếu đói do bị hạn hán.

Vùng Đông Nam Bộ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN nông nghiệp đứng đầu cả nước

18-5-2011

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết: Các địa phương vùng Đông Nam Bộ hiện đứng đầu cả nước về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Xây nông thôn mới phải gắn với tạo việc làm

18-5-2011

“Ở mỗi địa phương, mỗi nơi có những đặc thù khác nhau, do đó cũng phải chọn những mô hình riêng trên nền chung để làm NTM. Trong xây dựng NTM đặc biệt phải chú ý đến vấn đề giải quyết công ăn, việc làm tại chỗ...”.

Bộ Tài chính quy định mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng quả dừa

18-5-2011

Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

Ứng cử viên ĐBQH với vấn đề nông nghiệp - nông thôn

17-5-2011

Ứng cử viên ĐBQH, bà Trương Thị Huệ, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên: Hướng đến phát triển các mô hình SXNN mới, hiệu quả cao.