HỘI THẢO

Đắk Lắk: Câu lạc bộ cá lăng đuôi đỏ xã Hòa Phú- Hướng phát triển kinh tế hiệu quả của người nông dân

Ngày đăng: 12 | 08 | 2010

AGROINFO - Những năm trở lại đây, cá lăng nha đuôi đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, khi mà các ngư dân ngày đêm đánh bắt dưới mọi hình thức vì nguồn lợi trước mắt. Trước thực trạng đó, người dân xã Hoà Phú (TP. Buôn Ma Thuột) đã mạnh dạn đưa cá về nuôi ở ao, hồ và nhân rộng trở thành mô hình Câu lạc bộ (CLB) cá lăng.

Cá lăng nha đuôi đỏ là một loài cá da trơn có giá thành cao (khoảng 250.000 đồng/kg), chỉ có ở dòng sông Sêrêpốk, chủ yếu để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk. Trung bình mỗi con nuôi 18 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 3 kg. Đây là loài cá dễ nuôi; thức ăn chủ yếu là các loài cá, tôm nhỏ; từ 2 đến 3 ngày mới cho ăn một lần; thời gian nuôi trong vòng 18 tháng sẽ cho thu hoạch.

 
 Cá lăng đem lại nguồn thu nhập cho nông dân

Với nguồn lợi mà cá lăng đuôi đỏ mang lại, nhiều người dân đã dùng mọi hình thức để đánh bắt như dùng lưới điện, câu, thả lưới,… khiến loài cá này ngày càng cạn kiệt. Năm 2005, ông Trần Văn Kiếm (thôn 2) và ông Hoàng Quốc Bài (thôn 5) đã quyết định đưa cá lăng về nuôi thử nghiệm trong ao hồ của mình. Ông Kiếm nhớ lại: “Ban đầu, tôi mua cá giống từ những người đi câu với giá 30-40 nghìn đồng một con dài khoảng 15cm. Sau những băn khoăn, lo sợ loài cá vốn sống ở dòng sông chảy xiết, lắm thác ghềnh sẽ không sống được trong ao, hồ nước tĩnh, tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi nửa năm sau, những con cá lăng nuôi thử ban đầu đã nặng hơn một ký”. Như vậy, trong khoảng thời gian nuôi hơn một năm, bầy cá lăng “thử nghiệm” đã nặng từ 2-3 kg/con. Tính sơ qua, với 300 con cá lăng, ở mức trọng lượng mỗi con 2 kg, ông Kiếm đã có trong tay không dưới 150 triệu đồng. Ông Bài nuôi 200 con cũng có thể thu khoảng 100 triệu đồng. Đến tháng 7-2007, Hội Nông dân TP. Buôn Ma Thuột nghe tin đã trích ngân sách hỗ trợ 10 triệu đồng mua gần 40kg cá lăng giống cấp cho hai hộ ông Kiếm và ông Bài để nuôi thử nghiệm trên diện tích gần một ha mặt nước để nhân rộng mô hình.

Trước những thành công ban đầu của hai hộ đi tiên phong, nhiều người dân khác ở thôn 5 xã Hoà Phú đã “học theo” để nuôi cá lăng đuôi đỏ trong ao, hồ như hộ ông Lê Văn Cường, hộ bà Nguyễn Thị Hải,… Ông Tâm, chủ tịch UBND xã Hoà Phú cho biết: “Từ mô hình nuôi cá lăng của hộ ông Kiếm và ông Bài, nhiều hộ khác bắt đầu nuôi với số lượng khá lớn khoảng 1000 con. Hiện tại, đã thành lập mô hình CLB cá lăng xã Hoà Phú gồm 16 hội viên là những người đã từng chăn nuôi”.

CLB cá lăng được hình thành từ tháng 7-2009, với gần 3.000 con cá được nuôi trên diện tích 3 sào mặt nước ở thôn 5, được giao cho hộ ông Trần Văn Kiếm (Phó chủ nhiệm CLB) chăm sóc. Cuối năm 2009, CLB cá lăng xã Hoà Phú được Hội Nông dân TP. Buôn Ma Thuột hỗ trợ 17 triệu đồng để mua cá giống, thức ăn. Bên cạnh đó, một số hội viên đã quyết định đóng góp thêm (3 triệu đồng/hộ) để phát triển số lượng cá của CLB như hộ ông Nguyễn Văn Chi (Chủ nhiệm CLB), hộ bà Nguyễn Thị Bích Yến, hộ ông Kiếm, ông Bách,… Theo ước tính, đến thời kỳ thu hoạch (đầu năm 2011) thì mỗi hộ sẽ được thu lãi từ 30-40 triệu đồng. Không chỉ tham gia nuôi cá ở trong CLB, nhiều hộ khác còn mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi riêng trong diện tích ao, hồ của mình với số lượng lên đến hơn 1000 con.

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi khác đang phải lao đao tìm đầu ra cho sản phẩm, thì những người nuôi cá lăng đuôi đỏ không phải lo lắng trước vấn đề này. Khi cá chưa đến kỳ thu hoạch, các nhà hàng, quán nhậu ở các nơi đã đến “đặt hàng” tại hồ với giá từ 200-250 nghìn đồng/kg. Mặt khác, nhiều hộ dân và các trang trại khác trên địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh như Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh tìm đến mua giống. Ông Bài cho biết: Chúng tôi chỉ bán con giống với số lượng ít để nhân rộng mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ, chứ không thể bán nhiều vì nguồn cá giống ở đây chủ yếu được mua từ những người đi câu trên sông Sêrêpốk. Trao đổi về vấn đề này, ông Kiếm cho biết thêm: Hiện tại chúng tôi chưa sản xuất được cá giống do nguồn nước ở đây là nước tĩnh, mà loài cá này thì chỉ có thể sinh sản trong nguồn nước ghềnh, thác chảy mạnh. Từ khó khăn về nguồn giống, những thành viên CLB cá lăng và người dân xã Hoà Phú chúng tôi đang cần sự đầu tư về nguồn vốn để phát triển, mở rộng diện tích ao hồ thả cá lăng.

Phạm Khánh (Theo Báo ĐT Đảng CSVN)

NỘI DUNG KHÁC

Thái Nguyên: Ra mắt Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

11-8-2010

AGROINFO - Ngày 10-8-2010, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Nguyên.

Hà Tĩnh: Nông dân phải nhổ bỏ hơn 500 ha lúa

11-8-2010

AGROINFO - Nhiều nông dân Hà Tĩnh đang phải ra đồng để làm một việc bất đắc dĩ đó là... nhổ bỏ cây lúa. Đến nay đã có 96 ha được tiêu hủy trong tổng số hơn 500 ha buộc phải tiêu hủy.

Quảng Bình: Gạo cứu đói được cấp cho... chủ tiệm vàng

11-8-2010

AGROINFO - Ngày 7- 5-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định xuất 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Bình cứu đói. Nhưng trên thực tế, tình trạng chia phát gạo tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Bình lại bị “lệch” đối tượng. Có trẻ mồ côi nghèo không được nhận gạo nhưng chủ tiệm vàng, chủ doanh nghiệp lại được... cứu đói!

An Giang: Trên 10.000 con cá sấu, trăn, rắn nhập lậu

11-8-2010

AGROINFO - Phong trào nuôi cá sấu thương phẩm xuất khẩu đang phát triển rầm rộ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trước tình hình trên đã phát sinh nạn buôn lậu cá sấu giống từ Campuchia qua khu vực biên giới tỉnh An Giang

Hà Nội: Phát triển du lịch làng nghề còn ngổn ngang nhiều bề

10-8-2010

AGROINFO - Làng nghề được biết đến nhiều nhất là làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, còn lại hơn 200 làng nghề khác hầu như bị bỏ quên

Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận trong công tác đào tạo nghề khu vực nông thôn

10-8-2010

AGROINFO - Lâm Đồng là một trong những địa phương được Trung ương đánh giá là đã có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo. Trong đó, lĩnh vực đào tạo nghề cho người nghèo ở nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được coi là khâu then chốt và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thái Nguyên: Chăm lo xây nhà cho người nghèo

10-8-2010

AGROINFO - Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn nên số hộ nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát chiếm tỷ lệ khá cao. Từ năm 2009, thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo, huyện Định Hóa đã tập trung cao độ chăm lo xóa nhà dột nát cho người dân. Tính đến nay, huyện đã hỗ trợ xây mới được trên 2.500 “nhà 167” cho hộ nghèo.

Thái Nguyên: Liên kết để duy trì và phát triển làng nghề

10-8-2010

AGROINFO - Việc duy trì và phát triển làng nghề hiện nay đang được xem là một yêu cầu tất yếu trong xây dựng nông thôn mới.

“Cẩm nang” thoát đói nghèo của đồng bào vùng cao Lào Cai

10-8-2010

AGROINFO - Trước khi đưa chúng tôi lên các xã vùng cao, Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai - Ma Quang Trung giới thiệu: Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều hộ đồng bào DTTS đang khao khát làm giàu...

Lào Cai: Cải tạo hủ tục trên vùng cao huyện Bát Xát

9-8-2010

AGROINFO - Bên cạnh những nét văn hoá đặc sắc, các dân tộc thiểu số vùng cao Bát Xát vẫn tồn tại một số hủ tục, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bến Tre: Trên 10.550ha dừa bị bọ cánh cứng gây hại

4-8-2010

AGROINFO - Theo bà Ngô Thị Ngọc Sương - Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay Bến Tre có trên 10.550 ha dừa bị bọ cánh cứng, (còn gọi là bọ dừa) gây hại. Số diện tích vườn dừa bị bọ cánh cứng tấn công chiếm 23% tổng diện tích dừa trong toàn tỉnh

Thái Nguyên: Phổ Yên nỗ lực xây “nhà 167”

4-8-2010

AGROINFO - Huyện Phổ Yên có 1.420 hộ thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến thời điểm này, huyện đã xây được trên 1.000 nhà. Để giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn xây nhà, hiện huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn huy động nguồn vốn bằng nhiều cách, phấn đấu đến tháng 9 / 2010 toàn huyện sẽ không còn hộ nghèo phải ở nhà dột nát.