HỘI THẢO

Hà Nội: Phát triển du lịch làng nghề còn ngổn ngang nhiều bề

Ngày đăng: 10 | 08 | 2010

AGROINFO - Làng nghề được biết đến nhiều nhất là làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, còn lại hơn 200 làng nghề khác hầu như bị bỏ quên

Kể từ khi mở rộng, Hà Nội đã có tới 256 làng nghề truyền thống. Trong đó, gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi có giá trị văn hoá - lịch sử. Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào có thể thu hút khách quốc tế, đặc biệt là khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thế nhưng, ngoại trừ hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất là Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái… Dù được đầu tư phát triển du lịch từ những năm 2003 – 2004, dù có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành, song đến nay tình hình du lịch tại những địa điểm này không có biến chuyển tích cực, lượng tour thưa thớt, khách hàng thờ ơ.

Hội thảo “Làng nghề Hà Nội – Tiềm năng phát triển và du lịch” mới đây được xem như cơ hội để các làng nghề của Thủ đô được chia sẻ những khó khăn.

 
         Thiếu kiến thức du lịch là tình trạng chung của nhiều làng nghề

Có nhiều làng nghề cho rằng, do vị trí nằm xa trung tâm thủ đô, giao thông chưa thuận tiện nên rất khó thu hút khách. Cũng với suy nghĩ ấy, nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường dẫn từ quốc lộ vào làng nghề, nhà chợ, nhà trưng bày triển lãm song “quả ngọt” vẫn chưa thấy đâu. Điển hình như làng mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ) khu trưng bày sản phẩm được xây dựng 8 năm nay cho khách tham quan, đến giờ vẫn hoang vắng.

Thiếu kiến thức về du lịch là tình trạng chung của người dân ở các làng nghề. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch, không được hướng dẫn cách làm ra những sản phẩm hấp dẫn giá rẻ để “mua chuộc” khách. Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hoá cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ.

Nghệ nhân làm nón làng Chuông, ông Trần Văn Canh thấy làm lạ từ sau khi sát nhập về Hà Nội, phòng Công thương nay là phòng kinh tế huyện hầu như không hoạt động và ít sát xao hơn với làng nghề.

Nhiều làng nghề lo rằng, trước đây nếu chỉ làm nghề và bán sản phẩm thì chỉ hoạt động theo các phiên chợ, còn nếu đã làm du lịch thì phải mở cửa thường xuyên, vậy thì phải bảo vệ môi trường thế nào khi mức độ làm việc tăng? Hiện, mới chỉ quảng cáo du lịch một chiều đó là tại các văn phòng du lịch, trong khi người dân lại muốn được quảng cáo du lịch ngay tại làng nghề với du khách, thì phải làm sao? Đặc biệt, sản phẩm làng nghề cần phải ghi rõ xuất xứ để tránh giả mạo, tăng giá quá cao làm mất uy tín của làng nghề… Đồng thời, họ cũng muốn được tập huấn để mỗi làng nghề đều có hướng dẫn viên cho mình.

Hiện, mới chỉ có 5 làng nghề được tập huấn kỹ năng du lịch là: Vân Hà, Hạ Thái, Chuôn Ngọ, Bát Tràng và Phú Vinh. Năm nay, Hà Nội tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chắc chắn sẽ thu hút lượng khách khổng lồ tới thủ đô và nhu cầu của du khách đi thăm các làng nghề truyền thống là điều tất yếu. Nhưng nếu chỉ có 5 làng nghề được tập huấn kỹ năng du lịch thì còn quá ít và liệu chúng ta có đủ sức đáp ứng nhu cầu của khách du lịch?

Phạm Khánh (Theo Báo Lao Động)

NỘI DUNG KHÁC

Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận trong công tác đào tạo nghề khu vực nông thôn

10-8-2010

AGROINFO - Lâm Đồng là một trong những địa phương được Trung ương đánh giá là đã có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo. Trong đó, lĩnh vực đào tạo nghề cho người nghèo ở nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được coi là khâu then chốt và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thái Nguyên: Chăm lo xây nhà cho người nghèo

10-8-2010

AGROINFO - Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn nên số hộ nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát chiếm tỷ lệ khá cao. Từ năm 2009, thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo, huyện Định Hóa đã tập trung cao độ chăm lo xóa nhà dột nát cho người dân. Tính đến nay, huyện đã hỗ trợ xây mới được trên 2.500 “nhà 167” cho hộ nghèo.

Thái Nguyên: Liên kết để duy trì và phát triển làng nghề

10-8-2010

AGROINFO - Việc duy trì và phát triển làng nghề hiện nay đang được xem là một yêu cầu tất yếu trong xây dựng nông thôn mới.

“Cẩm nang” thoát đói nghèo của đồng bào vùng cao Lào Cai

10-8-2010

AGROINFO - Trước khi đưa chúng tôi lên các xã vùng cao, Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai - Ma Quang Trung giới thiệu: Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều hộ đồng bào DTTS đang khao khát làm giàu...

Lào Cai: Cải tạo hủ tục trên vùng cao huyện Bát Xát

9-8-2010

AGROINFO - Bên cạnh những nét văn hoá đặc sắc, các dân tộc thiểu số vùng cao Bát Xát vẫn tồn tại một số hủ tục, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bến Tre: Trên 10.550ha dừa bị bọ cánh cứng gây hại

4-8-2010

AGROINFO - Theo bà Ngô Thị Ngọc Sương - Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay Bến Tre có trên 10.550 ha dừa bị bọ cánh cứng, (còn gọi là bọ dừa) gây hại. Số diện tích vườn dừa bị bọ cánh cứng tấn công chiếm 23% tổng diện tích dừa trong toàn tỉnh

Thái Nguyên: Phổ Yên nỗ lực xây “nhà 167”

4-8-2010

AGROINFO - Huyện Phổ Yên có 1.420 hộ thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến thời điểm này, huyện đã xây được trên 1.000 nhà. Để giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn xây nhà, hiện huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn huy động nguồn vốn bằng nhiều cách, phấn đấu đến tháng 9 / 2010 toàn huyện sẽ không còn hộ nghèo phải ở nhà dột nát.

Kiên Giang: Thu hồi 1.000 ha đất nông nghiệp được giao cấp nhưng làm ăn không hiệu quả

4-8-2010

AGROINFO - Kiên Giang sẽ thu hồi đợt đầu 1.000 ha đất nông nghiệp tại vùng tứ giác Long Xuyên đã giao cấp cho 10 đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp tập thể, Công ty TNHH và kể cả cá thể để làm kinh tế trang trại, trồng rừng nhưng hoàn toàn không có hiệu quả, gây lãng phí kéo dài.

Hà Giang: Xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo ở các xã biên giới

4-8-2010

AGROINFO – Vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị đánh giá và tiếp tục triển khai chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới” năm 2010.

Thái Bình: Chuột đồng hoành hành, nông dân điêu đứng

4-8-2010

AGROINFO - Chuột đồng hoành hành, phá lúa, đang đe doạ nghiêm trọng đến sản lượng thu hoạch vụ hè thu sắp tới khiến khó khăn càng chồng chất khó khăn cho người nông dân Thái Bình.

Lào Cai: Để có một vụ mùa bội thu

4-8-2010

AGROINFO - Thời điểm này, ở vùng cao các chân ruộng một vụ lúa đã lên xanh và đang ở giai đoạn đẻ nhánh. Sản xuất vụ mùa năm nay, toàn tỉnh Lào cai gieo cấy 18.600 ha tăng gấp 2 lần so với diện tích lúa xuân - Đây là vụ sản xuất chính để đảm bảo an ninh lương thực ở các tỉnh Vùng cao.

Đăk Lăk: Dân nuôi đặc sản rừng lo ế

4-8-2010

AGROINFO - Thời gian gần đây ở tỉnh Đăk Lăk nổi lên phong trào nuôi động vật rừng. Các chủ trang trại đều cho rằng nuôi thú quý là nghề mới lạ, nhiều niềm vui, có thể thu lãi lớn, tuy nhiên cũng phải đối mặt với không ít rủi ro...