TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tam nông giúp nông thôn thịnh vượng, nếu...

Ngày đăng: 10 | 08 | 2010

AGROINFO - Tại các nước phát triển, ngành nông nghiệp tiến bộ không ngừng nên SX lương thực dư thừa. Thành phần nông dân thường là giới giàu có, với từ hàng chục đến hàng ngàn hecta ruộng vườn, và có cả tiếng nói chính trị riêng để bênh vực quyền lợi mình. Nông thôn dù không còn làng ấp, nhưng là những môi trường xanh thân thiện mà các du khách thường muốn thăm viếng.

 
Đất nông nghiệp ngày càng hẹp lại, được thay thế dần bằng các đô thị hay thị trấn nhỏ (Ảnh minh họa - Nguồn Intrnet)

Đất nông nghiệp ngày càng hẹp lại, được thay thế dần bằng các đô thị hay thị trấn nhỏ. Số nông dân tham gia vào SXNN cũng giảm bớt theo thời gian và tỉ trọng nông nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia sút giảm không ngừng, mặc dù tổng sản lượng thực phẩm tiếp tục tăng gia. Vào đầu thế kỷ 20, lao động nông nghiệp Hoa Kỳ đóng góp vào GDP 41%, năm 1945 chỉ 16%, 2000 1,9%, 2008 dưới 1%, nhưng vẫn có khả năng nuôi cả nước và một phần không nhỏ của thế giới. Tương tự, hiện tượng này cũng xảy ra ở các nước châu Âu. Đó là nhờ vào cải tiến hiệu năng SX dưới sự bảo hộ lớn lao của Chính phủ. Nhưng lợi tức kinh tế của ngành này không hấp dẫn, nên lao động các nước tiến bộ đã chuyển đổi nông qua các lãnh vực khác, như công nghiệp, dịch vụ, tài chính, tin học, du lịch…

Đầu thiên kỷ mới, SXNN phải đặc biệt chú ý đến chất lượng, hiệu năng, giá thành và môi trường, nhằm vào mục tiêu SX bền vững, cải thiện quyền lợi nông dân và làm tốt đẹp hơn nếp sống nông thôn. Để hiện đại hóa ngành nông nghiệp, điều kiên tiên quyết là sớm có chính sách tích tụ đất đai, tăng gia diện tích nông trại gia đình đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa. Có lẽ nên noi theo kinh nghiệm thành công tại các nước tiên tiến, nhưng tránh bắt chước nông nghiệp tiểu điền Nhật Bản, Hàn Quốc vì nước ta không có khả năng bảo hộ lớn.

Trong khi đó, tại các nước đang phát triển chậm, nông nghiệp vẫn còn hiện diện đậm nét và là thành tố quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đối với các nước đang phát triển nhanh như Việt Nam, giai cấp nông dân vẫn còn chiếm đến 73% dân số cả nước, và tỉ trọng nông nghiệp góp phần vào kinh tế quốc gia giảm dần từ 40,2% trong 1984 xuống 22,2% trong 2008; trong khi Nhật Bản còn 1,6%, Hàn Quốc 3%, Malaysia 8,7%, Thái Lan 10%, Trung Quốc 11,9%, Indonesia 13,3%, Philippines 14,2%, và Ấn Độ 19,9%. Đảng và Nhà nước chủ trương cải cách đồng bộ cả 3 lãnh vực: nông nghiệp, đời sống nông dân và nông thôn là định hướng đứng đắn để đưa dân tộc cùng tiến bộ và nông thôn có được nếp sống văn minh như các nước láng giềng đã đi trước.

Về nông nghiệp, trong thế kỷ 21, trình độ nông dân đã cao hơn một bậc, tiến bộ nhiều trong suy nghĩ và sử dụng kỹ thuật mới. Họ cảm nhận luật cung cầu thị trường điều khiển kinh tế. Họ biết nắm bắt ngay các kỹ thuật tân tiến vì chúng mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Công tác khuyến nông trở nên dễ dàng hơn cho bất kỳ kỹ thuật mới nào chứng tỏ hữu ích. Công việc tăng gia SX không còn khó khăn, miễn giá cả hấp dẫn. Do đó, đối với các nước XK lúa gạo chẳng hạn, vấn đề an ninh lương thực không còn tùy thuộc khâu SX để tăng số lượng, mà phải có nhiều nỗ lực hơn ở khâu tồn trữ và phân phối để đáp ứng nhu cầu đúng lúc khi cần.

Đối với nông dân: Trong các nước đang phát triển, họ luôn là thành phần chịu ảnh hưởng nhiều nhứt trong các chính sách, quy hoạch và quản lý các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp đề ra. Giới nông dân còn thiếu tiếng nói tập thể chính trị để bênh vực, bảo vệ quyền lợi tối thiểu của mình. Cho nên, chủ trương tam nông là định hướng đúng đắn để Đảng, Nhà nước không bỏ quên nông dân và nông thôn. Nghĩa là họ cần được hỗ trợ thực sự trong quá trình SX để tăng cường lực cạnh tranh, đối diện với các đại gia bên ngoài và các ngành nghề khác trong nước. Đặc biệt nông dân cần được đảm bảo lợi tức hợp lý cho sức lao động đầu tư và sản phẩm của mình, nhất là giá cả nông sản tại sân nhà không bị giới trung gian (DN và lái buôn) bốc lột trên mồ hôi họ.

Nông thôn sẽ thịnh vượng khi nông dân hàng năm thu được nhiều lợi tức tương xứng, dưới sự hỗ trợ của nhà nước, đời sống của họ sẽ ngày càng sung túc, phát đạt hơn. Từ đó, vùng đồng quê sẽ vươn lên để trở thành nông thôn mới, tiến bộ và văn minh hơn, một hình thức “thị trấn nông thôn” từng thấy tại các nước công nghiệp, xuất hiện khắp nơi. Nếp sống nông thôn đã chuyển mình qua năm tháng để trở thành các khu đô thị và thị trấn nhỏ mà mọi người được hưởng đầy đủ tiện nghi tối thiểu cần có của nếp sống văn minh đô thị.

Ở các nước đang phát triển, người ta luôn cổ võ văn minh miệt vườn hay miệt ruộng, nhưng đó chỉ là một nếp sống an phận trong xã hội đa cực, trong khi bảo thủ, lo ngại tiến trình đô thị hóa làm mất đất đai nông thôn. Ở Mỹ, khu đô thị hàng năm chiếm độ 400.000 ha đất nông trại. Trung Quốc đã bị mất gần 1 triệu ha đất ruộng mỗi năm trong thời gian từ 1987 đến 1992. Vào 1975, Trung Quốc trồng độ 37 triệu ha lúa để nuôi dân, nay chỉ còn trồng 29 triệu ha lúa nhưng họ không những đã nuôi dân sống khá đầy đủ mà còn có thể XK gạo, nhờ cải tiến năng suất và chương trình trồng lúa lai. Như thế, việc chuyển đổi đất ruộng nông thôn cho các ngành phát triển khác có lợi nhuận nhiều hơn không phải là vấn đề đáng lo ngại, nếu được qui hoạch kỹ lưỡng.

Nông thôn vẫn hiền hòa như thuở nào, nhưng phải tiến bộ đồng thời với đô thị, vì đó là yêu cầu xã hội đứng đắn của một nước văn minh. Cần phát triển hệ thống giao thông và hạ tầng cấu trúc nông thôn. Cần mang các công nghiệp nhỏ và vừa về xã ấp, đặc biệt công nghệ thông tin, công nghiệp năng lượng xanh và công nghiệp biến chế thích ứng nông thôn. Cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa hiện tượng đô thị hóa hoặc thị trấn hóa nông thôn và thành lập các nông thôn mới với các tiêu chí đã đề ra để sớm đưa làn sóng văn minh hiện đại về thôn ấp.

Mỗi năm các chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và thị trấn hóa nông thôn lan rộng là dấu hiệu của tiến bộ và phát triển đất nước nhưng chương trình chuyển đổi đất này phải hội đủ các đòi hỏi tối thiểu sau:

(i) Khuyến khích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp hoặc có giá trị nông nghiệp thấp kém,

(ii) Bảo tồn những khu thiên nhiên có ảnh hưởng đến môi trường cả vùng và bảo tồn văn hóa,

(iii) Bảo tồn nguồn cung cấp nước ngầm dùng để cung cấp nguồn nước ngọt cho con người và nông nghiệp,

(iv) Bảo tồn khoảng trống không gian cần thiết nhằm tạo thông thoáng, bớt ô nhiễm trong khu đô thị hoặc công nghiệp trong tương lai

(v) Cần có qui hoạch khoanh vùng hợp lý và quản lý xây dựng hữu hiệu để tránh các ảnh hưởng tiêu cực,

(vi) Cần có giải pháp kinh tế-xã hội ổn thỏa cho sử dụng đất đai ngoài mục tiêu nông nghiệp để tránh xáo trộn đời sống người dân cư ngụ lâu đời.

TS Trần Văn Đạt (Nguyên Chánh chuyên gia FAO, Rome)

NỘI DUNG KHÁC

Nông thôn mới là "một cuộc cách mạng"

10-8-2010

AGROINFO - Đại diện Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát trình bày nội dung cơ bản của Chương trình NTM giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu đến năm 2015, 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, năm 2020 đạt 50% số xã. Vốn và nguồn vốn thực hiện được hoạch định như sau: 23% vốn ngân sách TƯ và địa phương từ các chương trình MTQG và dự án hỗ trợ có mục tiêu; 17% vốn trực tiếp của chương trình; 30% vốn tín dụng; 20% vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác; cộng đồng 10%.

Quản lý đầu tư, xây dựng các dự án mô hình nông thôn mới

10-8-2010

AGROINFO - Ngày 27/7/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 18/2010/TT-BKH. Thông tư này hướng dẫn thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản các công trình xây dựng mới như: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường tại 11 xã trong Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Quy trình hải quan đối với hàng hóa gia công với nước ngoài

10-8-2010

AGROINFO - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký Quyết định số 1820/QĐ-TCHQ ngày 28/7/2010, ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.

Thuốc “siêu tăng trưởng” hại nông dân

9-8-2010

AGROINFO - Thời gian gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh người dân ào ạt sử dụng loại thuốc thực vật Ga3 để kích thích cây lúa tăng trưởng. Họa thay, chỉ 2 ngày lúa cao như cây mía nhưng không có khả năng làm đòng.

Xây dựng hệ thống thủy lợi 3.800 tỉ đồng

9-8-2010

AGROINFO - Hôm qua, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức khởi công xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, xã Phước Hòa, H.Bác Ái, có tổng mức đầu tư trên 3.800 tỉ đồng.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

9-8-2010

AGROINFO - Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Bàn khoá XVIII, trong nhiệm kỳ qua, hoạt động của Hội Nông dân đã có nhiều đổi mới, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Dịch tai xanh lan rộng ở 17 tỉnh

9-8-2010

AGROINFO - Cục Thú y cho biết, chỉ trong hai ngày 6 và 7/8, Cục đã ghi nhận thêm 4 tỉnh có dịch tai xanh là Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đăk Lắc, Hậu Giang, nâng tổng số tỉnh có dịch trong cả nước lên 17 tỉnh. Trong khi đó, tại các tỉnh đã xuất hiện dịch như Tiền Giang, Đà Nẵng, Cao Bằng.... cũng phát sinh thêm nhiều ổ dịch mới.

Tăng diện tích trồng cỏ để phát triển ngành chăn nuôi

9-8-2010

AGROINFO - Nhằm đảm bảo nguồn cung cho chăn nuôi, Việt Nam đang cố gắng nâng diện tích trồng cỏ từ 290.000 ha hiện nay lên 509.000ha vào năm 2020. Tương ứng đưa tỷ lệ đất trồng cỏ từ 0,8% hiện nay so với tổng diện tích đất sản xuất lên 5% năm 2020. Cục trưởng Cục chăn nuôi Hoàng Kim Giao đã nói như vậy ở Hội thảo về phát triển cỏ và cỏ họ đậu phục vụ chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp tổ chức ngày 6/8/2010 tại Hà Nội.

Trung Quốc đang “vét” gạo Việt Nam

9-8-2010

AGROINFO - Các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc đang ra sức “vét” gạo VN. Còn DN trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này.

Chênh vênh đầu ra cho nông sản

4-8-2010

AGROINFO - Sau 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của nước ta đều tăng, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Vậy nhưng, cho đến thời điểm này, nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi ra sân chơi toàn cầu

Khó "dụ" nông dân đến lớp học nghề

4-8-2010

AGROINFO - Có một nghịch lý là nông dân có nhu cầu học nghề nhưng khi vận động họ đến lớp lại không đơn giản. Phần lớn các lớp đào tạo nghề mở tại chỗ (trụ sở ấp, nhà dân) nên thiếu thốn thốn đủ thứ, gây khó khăn cho cả thầy lẫn trò.

Xã nông thôn mới trong lòng thành phố

4-8-2010

AGROINFO - Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh là xã thuần nông, bao đời nay con người ở đây luôn đèo bòng với cảnh nghèo đói; nắng mưa, gió bão Thạch Hạ luôn phải đương đầu gánh chịu bởi nơi đây là cữa ngõ biển Đông. Tuy nhiên, không vì thế mà Thạch Hạ “an phận thủ thường”, Đảng bộ và nhân dân xã nghèo đã đồng sức đồng lòng vượt qua khó khăn thử thách để xây dựng nên một Thạch Hạ mới với những đổi thay kỳ diệu.