TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khơi thông dòng vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Ngày đăng: 01 | 07 | 2010

AGROINFO - Sau 12 năm triển khai, Quyết định 76 của chính phủ đã tạo được cú hích khơi thông nguồn vốn tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn với mức tăng trưởng bình quân gần 22%/năm.

Thế nhưng, so với nhu cầu thực tiễn, nguồn vốn này mới chỉ như “muối bỏ bể”, chưa kể nhiều chính sách đã quá lạc hậu, không còn phù hợp. Đây là những nhận định được đưa ra tại Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định 67 của Chính phủ và triển khai Nghị định 41 theo tinh thần mới, được tổ chức tại Hà Nội ngày 30/6.

 
 Nguồn vốn cho nông nghiệp mới chỉ như “muối bỏ bể

Tăng dần đều nhưng bó hẹp

 

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nếu như cuối năm 1998, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn mới chỉ đạt 34 ngàn tỷ đồng, thì sau 10 năm, dư nợ cho vay khu vực này của ngành Ngân hàng đã tăng gần 9 lần, đạt trên 292.919 tỷ đồng (chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế). Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 21,78%; cơ cấu nợ tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn. Riêng trong năm 2009, cho vay trung dài hạn chiếm 40%, cho vay ngắn hạn chiếm 60%. Thủ tục vay vốn đối với nông dân cũng từng bước được cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc thù nông dân, nông thôn nhưng vẫn bảo đảm an toàn.

Cùng với cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ nông dân thì việc cho vay người nghèo, cho vay theo các chương trình phát triển kinh tế, cho vay ưu đãi tiếp tục được thực hiện đã góp phần đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn và bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện, Quyết định 67 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nguồn vốn tín dụng mặc dù có sự tăng dần đều qua các năm, nhưng vẫn còn bị bó hẹp, chưa thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống tại khu vực nông thôn. Nhiều chính sách đến nay đã quá lạc hậu, như mức vốn vay không có bảo đảm bằng tài sản của hộ nông dân thấp. Một số khoản cho vay theo các chương trình kinh tế, tín dụng của Chính phủ ở nông thôn hiệu quả chưa cao. Thêm vào đó, chính sách cho vay của các ngân hàng chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với các chính sách của địa phương và các bộ, ngành như quy hoạch thủy sản, tiêu thụ hàng nông thủy sản, hợp đồng trong tiêu thụ sản phẩm…, vì thế hiệu quả đầu tư còn thấp.

 Để không chỉ là “cú hích”

Đại diện nhiều địa phương và cả các ngân hàng đều cho rằng, để nguồn vốn tín dụng thực sự chảy vào nông nghiệp, nông thôn thì chỉ việc ban hành Nghị định mới thay thế cho Quyết định 67 vẫn là chưa đủ, mà quan trọng phải là việc phối hợp triển khai cũng như cân đối được “đầu vào” cho ngân hàng. “Có Nghị định 41 chúng tôi thực sự rất mừng, nhưng ‘nghi ngờ’ về nguồn vốn cho vay bởi nếu theo nhu cầu hiện nay {mỗi hộ có thể được vay từ 50-500 triệu đồng-Nghị định 41, PV}, thì con số này đòi hỏi rất lớn,” ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên nói. Cũng theo ông Thuần, thực tế ở địa phương cho thấy, trong năm 2009, nguồn vốn tín dụng cho vay khu vực nông nghiệp-nông thôn trên địa bàn mới chỉ đạt 1 tỷ đồng!?

Mặt khác, ông Thuần cho rằng, hầu hết các khoản cho vay hiện nay đều là ngắn hạn, cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đã khiến cho hiệu quả của đồng vốn vay vào khu vực này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trong khi đó, ông Đàm Văn Vượng, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình còn băn khoăn khi mà Nghị định mới vẫn chưa có quy định cụ thể về việc cho vay hợp tác xã và kinh tế hợp tác, trong khi đó hiện tại dư nợ tại khu vực này còn rất thấp. “Hơn nữa, việc quy định chỉ hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tại, dịch bệnh trên diện rộng như theo Nghị định cũng là chưa thỏa đáng, mà nên xem xét đến mức độ thiệt hại cụ thể để tính toán lượng vốn ‘bơm’ cho họ cũng như thực hiện giãn, miễn hoàn trả vốn vay hợp lý,” ông Vượng đề xuất.

Về phía người cho vay, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) -  ông Phạm Thanh Tân cũng cho rằng: Nguồn vốn và nhu cầu về vốn vay cho khu vực nông nghiệp-nông thôn đang thực sự là một thách thức đối với các ngân hàng. “Mặc dù dư nợ cho vay khu vực này chiếm tới 70% tổng dư nợ của ngân hàng, vào khoảng trên 250 ngàn tỷ đồng, nhưng so với nhu cầu thực tế thì đây vẫn chưa phải là con số mong muốn của chúng tôi,” ông Tân cho hay.

Đóng vai trò chủ lực, cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển, song ông Tân thừa nhận, Agribank cũng đang thực sự đau đầu trong việc cân đối nguồn vốn cho vay vì nhu cầu đòi hỏi tăng lên của khu vực nông nghiệp-nông thôn hiện nay là rất lớn. Mặt khác, với đặc thù của việc cho vay nông thôn là trải rộng trên nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận và thẩm định vốn vay cũng là một trở ngại. “Để đẩy mạnh đưa vốn về với nông dân, chúng tôi đã hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay theo Nghị định mới đồng thời trình Ngân hàng Nhà nước Đề án mở rộng cho vay đối với nông nghiệp-nông thôn,” ông Tân cho biết. 

 Và trong khi chờ đợi Nghị định mới đi vào cuộc sống, ông Thuần vẫn còn chút băn khoăn, liệu với mức cho vay khá cách biệt giữa 50 triệu và 500 triệu đồng có làm “doãng” khoảng cách giàu nghèo, gia tăng sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn? – “Nếu không thực sự sớm quan tâm đến vấn đề này, thì tôi cho rằng chỉ khoảng từ 3-5 năm, thực tế này sẽ xảy ra,” ông Thuần nói.Nghị định số 41/2010/NĐ thay thế Quyết định 67/1999/QĐ-TTg được coi là một bước tiến quan trọng trong chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn.  Nghị định 41 đã mở rộng và xác định rõ phạm vi, đối tượng ra tất cả các loại hình tổ chức tín dụng và 8 lĩnh vực cho vay đối với nông nghiệp nông thôn; xác định nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm của các đối tượng khách hàng; quy định rõ vấn đề xử lý rủi ro, cơ cấu nợ và cho vay mới...

Để nhanh chóng đưa các chủ trương chính sách mới vào cuộc sống, ngay trong Hội nghị triển khi Nghị định 41, Ngân hàng Nhà nước đã ký kết Nghị quyết liên tịch về phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với Hội Nông dân Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

 

Phạm Khánh (Theo TTXVN)

NỘI DUNG KHÁC

Giá lúa gạo dự báo tiếp tục giảm

1-7-2010

AGROINFO - Theo báo cáo của Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, dự báo giá lúa gạo trong nước sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới.

Cơ hội để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu

30-6-2010

AGROINFO - Theo Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Việt Nam có thể vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trước năm 2015 do giá gạo của Thái Lan cao hơn.

ĐBSCL: Cần tạo điều kiện cho nông dân mua phân bón với giá gần giá gốc

30-6-2010

AGROINFO - Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang kiến nghị Nhà nước ban hành Luật Phân bón nhằm chấm dứt việc “làm giá phân bón” như hiện nay.

Bối cảnh mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ NNNT

30-6-2010

AGROINFO - Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông nghiệp nông thôn (VVN NNNT) còn quá nhỏ bé trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp này cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước.

Tài chính cho “Tam nông”

30-6-2010

AGROINFO – Hội thảo “Tài chính cho Tam Nông” đã được tổ chức tại Hà Nội, bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong chính sách đầu tư tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

29-6-2010

AGROINFO - Nông nghiệp và phát triển bền vững là hai vấn đề được quan tâm tại diễn đàn doanh nghiệp ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC-Kiên Giang năm 2010. Đây là xu thế của thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.

Nuôi cá tra thời khủng hoảng

29-6-2010

AGROINFO - Khi con cá tra được giá, người ta ùn ùn kéo nhau đi mua đất đào ao nuôi cá. Nhưng hiện nay, những ao nuôi bạc tỉ lại bị bỏ hoang hoặc rao bán, cho thuê mà cũng chẳng ai mặn mà. Đằng sau sự bất ổn của nghề nuôi cá tra đã dẫn đến nhiều hệ lụy.

Giá trái cây vẫn bấp bênh

29-6-2010

AGROINFO - Tình trạng trái cây “tới mùa, rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến nhà vườn mất ăn mất ngủ. Năm nay, thời điểm đầu vụ giá trái cây cao chót vót nhưng mấy ngày nay bắt đầu sụt giảm liên tục.

2010 liệu có phải là “năm vàng” cho xuất khẩu gạo Việt Nam?

29-6-2010

AGROINFO – Ngày 29/06/2010, phóng viên Hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Văn Tiến, Chuyên gia về ngành hàng lúa gạo, Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO), Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT.

Giá cà phê vượt mốc 28.000 đồng/kg

29-6-2010

AGROINFO - Trong hơn hai tuần qua, giá cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên liên tục tăng, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân trên địa bàn và trở thành vấn đề “thời sự” ở những vùng trọng điểm trồng cà phê như Đắk Nông, Đắk Lắk.

Mỗi năm 1 triệu động vật hoang dã lên bàn nhậu

29-6-2010

AGROINFO- Theo thống kê của Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), tại Việt Nam, mỗi năm có 3.000-3.400 tấn thịt động vật hoang dã (tương đương khoảng 1 triệu con) bị đưa lên bàn nhậu. Điều đặc biệt, các thành phố lớn lại là nơi tiêu thụ động vật hoang dã nhiều nhất.

Mất điện – dân biển mất ăn

29-6-2010

AGROINFO - Thời gian qua, những ngày “nhà đèn” cắt điện, người dân vùng biển... “mất ăn”. Đây cũng là lẽ thường tình khi mà cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc điện có hay không ?