TIN TỨC-SỰ KIỆN

ĐBSCL: Cần tạo điều kiện cho nông dân mua phân bón với giá gần giá gốc

Ngày đăng: 30 | 06 | 2010

AGROINFO - Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang kiến nghị Nhà nước ban hành Luật Phân bón nhằm chấm dứt việc “làm giá phân bón” như hiện nay.

Theo đó, đẩy mạnh hoạt động triển khai rộng khắp Nghị định số 15/2010/NĐ-CP (1/3/2010) phát huy vai trò của UBND cấp xã, huyện trong xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, mức xử phạt nghiêm minh hơn trước đây; tạo điều kiện cho nông dân được mua phân bón vô cơ với giá gần với giá gốc.

Các địa phương cần lập hợp tác xã dịch vụ cung ứng thay cho đại lý cấp 2, 3; yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón lớn phải xây dựng hệ thống phân phối từ bán buôn đến bán lẻ thống nhất và thông suốt với hệ thống tổng kho và kho phân phối, mạng lưới cửa hàng bán lẻ rộng khắp trên các địa bàn, giá bán ổn định đến tận tay nông dân. Trước mắt, cần tổ chức thí điểm hợp tác xã dịch vụ cung ứng phân bón tại một số chợ cụm xã, sau đó rút kinh nghiệm nhân rộng đến từng chợ cấp cụm xã và cấp xã. Đồng thời cần thực hiện rộng rãi hơn việc niêm yết giá các loại phân bón để nông dân tiện tham khảo, đối chiếu, hạn chế mua nhầm giá. Theo các chuyên gia, nếu tổ chức được như vậy, chỉ tính cây lúa, mỗi năm 90% nông dân vùng ĐBSCL sẽ tiết kiệm được tiền mua phân tương đương 150.000 – 200.000 tấn phân vô cơ. Lợi nhuận từ trồng lúa nhờ đó sẽ tăng lên đáng kể. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện 90% nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung đang phải mua phân bón vô cơ với giá cao hơn giá gốc nhiều. Chỉ có 10% số nông dân mua tại đại lý cấp I với giá cao hơn giá gốc khoảng 10%, số còn lại phải mua phân tại đại lý cấp II, III, cao hơn giá gốc từ 30-40%. Thêm vào đó, một bộ phận nông dân sử dụng phân bón không đúng phương pháp, từ đó hiệu quả kém, lợi nhuận giảm. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng chất lượng phân bón không đúng như công bố là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của nông dân thấp. Theo Cục Trồng trọt, năm 2009, kiểm tra 859 mẫu phân bón của 17 tỉnh thành phía Nam thì có tới 48,7% số mẫu không đạt chất lượng công bố, tăng 1,6% so với năm 2008. Trong số các mẫu phân không đạt chất lượng có 58% là phân vô cơ, 23% phân hữu cơ và 19% phân bón lá. Đây là thiệt hại rất lớn đối với nông dân. Vì vậy, lợi nhuận của nông dân, nhất là người trồng lúa còn thấp dẫn đến đời sống của đại bộ phận nông dân còn khó khăn. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, trong một vụ lúa, người trồng lúa đã bỏ ra gần 4 tháng chăm sóc. Bán lúa với giá trên dưới 4.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân thu lãi trên dưới 30%. Nếu tính cả tiền công chăm sóc vào giá thành, người trồng lúa không còn lãi bao nhiêu./.

Lê Huê (Theo TTXVN)

NỘI DUNG KHÁC

Bối cảnh mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ NNNT

30-6-2010

AGROINFO - Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông nghiệp nông thôn (VVN NNNT) còn quá nhỏ bé trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp này cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước.

Tài chính cho “Tam nông”

30-6-2010

AGROINFO – Hội thảo “Tài chính cho Tam Nông” đã được tổ chức tại Hà Nội, bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong chính sách đầu tư tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

29-6-2010

AGROINFO - Nông nghiệp và phát triển bền vững là hai vấn đề được quan tâm tại diễn đàn doanh nghiệp ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC-Kiên Giang năm 2010. Đây là xu thế của thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.

Nuôi cá tra thời khủng hoảng

29-6-2010

AGROINFO - Khi con cá tra được giá, người ta ùn ùn kéo nhau đi mua đất đào ao nuôi cá. Nhưng hiện nay, những ao nuôi bạc tỉ lại bị bỏ hoang hoặc rao bán, cho thuê mà cũng chẳng ai mặn mà. Đằng sau sự bất ổn của nghề nuôi cá tra đã dẫn đến nhiều hệ lụy.

Giá trái cây vẫn bấp bênh

29-6-2010

AGROINFO - Tình trạng trái cây “tới mùa, rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến nhà vườn mất ăn mất ngủ. Năm nay, thời điểm đầu vụ giá trái cây cao chót vót nhưng mấy ngày nay bắt đầu sụt giảm liên tục.

2010 liệu có phải là “năm vàng” cho xuất khẩu gạo Việt Nam?

29-6-2010

AGROINFO – Ngày 29/06/2010, phóng viên Hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Văn Tiến, Chuyên gia về ngành hàng lúa gạo, Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO), Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT.

Giá cà phê vượt mốc 28.000 đồng/kg

29-6-2010

AGROINFO - Trong hơn hai tuần qua, giá cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên liên tục tăng, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân trên địa bàn và trở thành vấn đề “thời sự” ở những vùng trọng điểm trồng cà phê như Đắk Nông, Đắk Lắk.

Mỗi năm 1 triệu động vật hoang dã lên bàn nhậu

29-6-2010

AGROINFO- Theo thống kê của Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), tại Việt Nam, mỗi năm có 3.000-3.400 tấn thịt động vật hoang dã (tương đương khoảng 1 triệu con) bị đưa lên bàn nhậu. Điều đặc biệt, các thành phố lớn lại là nơi tiêu thụ động vật hoang dã nhiều nhất.

Mất điện – dân biển mất ăn

29-6-2010

AGROINFO - Thời gian qua, những ngày “nhà đèn” cắt điện, người dân vùng biển... “mất ăn”. Đây cũng là lẽ thường tình khi mà cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc điện có hay không ?

Lúa chờ người mua

28-6-2010

AGROINFO - Vụ hè thu ở các tỉnh ĐBSCL đang vào thu hoạch rộ, nhưng tình trạng ứ đọng lúa trong dân như hai năm trước đã tái diễn. Rất ít nông dân bán được lúa. Thương lái mất hút, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu có mua vào nhưng với số lượng hạn chế.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ 100% vốn để xây trường, trạm

28-6-2010

AGROINFO - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đặt mục tiêu sau 5 năm nữa (2015) sẽ có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ này được nâng lên 50% vào năm 2020.

Sản xuất nông nghiệp ở miền Trung gặp khó khăn

28-6-2010

AGROINFO - Nắng hạn kéo dài và xảy ra trên diện rộng, cộng với việc bị cúp điện liên tục trong thời gian qua đã khiến cho nhiều cánh đồng ở miền Trung trở nên khô, nẻ. Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng vạn hộ nông dân nơi đây.