TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xu hướng kinh tế của Trung Quốc sau động đất

Ngày đăng: 07 | 07 | 2008

Trận động đất xảy ra ở Văn Xuyên Tứ Xuyên ngày 12-5 là trận động đất có phạm vi ảnh hưởng rộng nhất của Trung Quốc kể từ năm 1949 đến nay. Tính đến nay, trận động đất đã làm hơn 60 nghìn người chết, tổn thất kinh tế trực tiếp vượt qua 200 tỷ nhân dân tệ.

Những bộ, ngành có thẩm quyền như Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố thông tin cho thấy, vì các khu vực bị thiệt hại nặng nề chủ yếu nằm ở miền núi, tổng lượng kinh tế của những khu vực này chiếm tỷ trọng tương đối ít trong GDP cả nước, vì vậy thảm hoạ động đất này sẽ không thay đổi được cục diện cơ bản của phát triển kinh tế vĩ mô Trung Quốc.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Mục Hồng cho rằng, tuy trận động đất đã gây thiệt hại hết sức nặng nề, nhưng sự ảnh hưởng đối với GDP của Trung Quốc năm nay vẫn có hạn. Ông Mục Hồng nói:

"Các khu vực bị thiên tai chủ yếu nằm ở phía bắc Tứ Xuyên. Chúng tôi tin rằng, thiên tai đã gây ảnh hưởng khá lớn đối với tỉnh Tứ Xuyên, nhưng GDP của Tứ Xuyên chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 4% trong tổng lượng GDP cả nước và tỷ trọng tương ứng của các khu vực bị thiệt hại nặng nề chỉ chiếm khoảng vài điểm phần nghìn, vì vậy, chúng tôi tin rằng sự ảnh hưởng của trận động đất lần này đối với tổng lượng sản xuất của cả nước tuy sẽ có, nhưng có giới hạn."

Ông Mục Hồng còn cho rằng, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, ba yếu tố thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cũng không bị ảnh hưởng bởi trận động đất, vì vậy, trận động đất không thay đổi được cục diện cơ bản của phát triển kinh tế Trung Quốc.

 

Nghiên cứu viên Sở nghiên cứu tài chính Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Dịch Hiến Dung cho rằng, với số vốn đầu tư ngân sách lớn của Chính phủ Trung ương, giao thông đường bộ, xây dựng công trình công cộng, nhà ở của thành phố v v...sẽ khôi phục và đạt tới trình độ trước khi xảy ra động đất trong một thời gian nhất định. Sự đầu tư này có thể trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy GDP tăng trưởng. Ông nói:

"Trong công việc tái thiết vùng bị thiên tai, sau khi đầu tư khoản tiền lớn, chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng nhanh chóng. Trong quá trình tái thiết, những ngành nghề hữu quan đều đóng vai trò thúc đẩy. Có người dự đoán công việc tái thiết sau thiên tai sẽ thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2-3%."

Phóng viên còn được biết, trận động đất không ảnh hưởng tới niềm tin đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Tứ Xuyên. Theo cuộc điều tra của Ủy ban Xúc tiến Đầu tư thành phố Thành Đô đối với hơn 1000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của thành phố được biết, sau 10 ngày xảy ra động đất, khoảng 80% các doanh nghiệp vốn nước ngoài đã khôi phục sản xuất. Trong 130 công ty nằm trong 500 công ty mạnh nhất thế giới đầu tư tại Thành Đô, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, hơn 80% các doanh nghiệp đã khôi phục kinh doanh sản xuất bình thường.

Phó Chủ tịch điều hành Công ty hữu hạn thông tin Ericsson Alfed Ling tràn đầy niềm tin đối với phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Ông nói:

"Thành Đô không có thay đổi lớn gì, kinh tế vẫn rất lành mạnh, lao động vẫn có sức cạnh tranh. Đúng là Tứ Xuyên đã xảy ra trận động đất mạnh nhưng tôi cho rằng công việc tái thiết vùng bị thiên tai cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội."

Về mặt xuất khẩu, vì Tứ Xuyên không phải là căn cứ xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, cho nên không ảnh hưởng lớn tới thương mại xuất khẩu của Trung Quốc. Viện Nghiên cứu tài chính tiền tệ của Ngân hàng Trung ương cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, nhu cầu trong nước có ý nghĩa quyết định đối với sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, cho dù nhu cầu nước ngoài chậm lại cũng không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế sau này。

 

Về mặt tiêu dùng, hiện nay, cung ứng thị trường của Trung Quốc đầy đủ, khả năng tiêu dùng sôi nổi.

Thế nhưng, trong thời gian tái thiết sau thiên tai, giá hàng hoá tài nguyên và hàng hoá lớn sẽ có phần tăng lên. Về chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc, một mặt, Chính phủ sẽ tăng thêm đầu vào cho công việc tái thiết sau thiên tai, sẽ nới lỏng thích đáng kiểm soát tín dụng, mặt khác, nếu trận động đất khiến giá cả năng lượng, quặng sắt, kim loại và tiền lương của lao động tăng lên hơn nữa thì sẽ khiến sức ép lạm phát trầm trọng thêm.

Nhằm vào vấn đề này, Trưởng Phòng Kinh tế vĩ mô Cục Nghiên cứu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Kỷ Mẫn phân tích rằng, Trung Quốc nên thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ. Ông nói:

"Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát vĩ mô vẫn là phòng ngừa giá cả từ tăng trưởng mang tính cơ cấu chuyển sang lạm phát rõ rệt, chúng tôi nên tiếp tục kiên trì chính sách thắt chặt tiền tệ về mặt kiểm soát tổng lượng."

Thống kê cho thấy, sau khi xảy ra động đất, ngoài hơn 40 tỷ khoản tiền quyên góp khắc phục hậu quả thiên tai đến từ trong và ngoài nước ra, Ngân sách Trung ương đã sắp xếp hàng chục tỷ nhân dân tệ dùng để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai, còn đã thành lập quỹ tái thiết sau động đất với trị giá 75 tỷ nhân dân tệ. Những khoản tiền này sẽ thúc đẩy tăng thêm nhu cầu trong nước đối với hàng hoá tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy hữu hiệu tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và đầu tư trong 6 tháng cuối năm nay.

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu thực phẩm, dược phẩm, bông

4-7-2008

Ủy ban quy tắc thuế quan Quốc vụ viện mới đây quyết định điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với 26 danh mục thuế của 6 loại hàng, giảm thuế nhập khẩu của một số mặt hàng như thực phẩm, dược phẩm, bông v.v.

Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa

4-7-2008

“Thời thế vận hội trong thiên hạ đã đến lúc tiến dần thời tráng thịnh, tung hoành bốn phương. Giả sử như có một nước nào ngày nay muốn đóng cửa, không tiếp khách để hưởng yên vui một mình cũng không thể được. Bởi vì ta không đến với người, người cũng sẽ đến với ta. Nếu ta không thể chặn được bước tiến tới thì chính ta phải cất bước tiến lên” – Lời kêu gọi của Nguyễn Trường Tộ 140 năm trước vẫn như dành cho chính chúng ta hôm nay. Với tinh thần thực sự cầu thị ấy, nhóm nghiên cứu của Viện CS&CL NNPTNT đã biên soạn cuốn sách “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa”.

Việt Nam và Trung Quốc cùng "học bài" chống lạm phát

1-7-2008

Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế cơ bản tương đối tương đồng. Cả hai nước đều phải đối mặt với sức ép lạm phát nóng bỏng, nhập siêu đến cùng dòng vốn nước ngoài ồ ạt, và tình trạng trượt dốc của giá trị tiền tệ trong những năm gần đây. Việt Nam - Trung Quốc: Những điểm tương đồng...

6 tháng đầu năm: Nông nghiệp “thắng” to!

4-7-2008

Ngày 3/7, Bộ NN- PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008. Đáng chú ý, trong những kết quả mà ngành đã đạt được 6 tháng qua, thắng lợi của vụ ĐX là đặc biệt ấn tượng.

Hội thảo tiểu vùng "Chia sẻ kinh nghiệm đàm phán gia nhập và thực hiện cam kết WTO"

7-7-2008

Hội thảo có do Bộ Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức.

Giá thịt tiếp tục giảm trong khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng

2-7-2008

Trong tuần này, nguồn cung thịt lợn về các chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền tiếp tục tăng. Trong tuần ngày 21/6, lượng thịt lợn về chợ Hóc Môn là 188 tấn (tăng 5,6% so với tuần 14/6 và 10,6% so với tuần đầu 1/6) và lượng thịt lợn về chợ Bình Điền là 159 tấn (tăng 8,2% so với tuần 14/6 và 14,1% so với tuần 1/6). Như vậy, tổng lượng thịt lợn về 2 chợ này tuần 21/6 là 347 tấn (tăng 6,8% so với tuần 14/6 và 12,2% so với tuần 1/6).

Hội thảo tham vấn ý kiến biên soạn "Sổ tay WTO dành cho cán bộ quản lý"

2-7-2008

Nhằm xây dựng một tài liệu chính thức để các cán bộ quản lý có thể sử dụng trong quá trình tra cứu - nghiên cứu về WTO và các cam kết WTO của Việt Nam, Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành biên soạn cuốn "Sổ tay WTO dành cho cán bộ quản lý"

"Báo cáo điều tra các dịch vụ ngân hàng Việt Nam"

4-7-2008

Seminar thường kỳ của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội IDS.

Báo cáo Gạo đặc biệt “Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới”

30-6-2008

Chưa bao giờ chủ đề về Gạo trở nên nóng hổi như hiện nay, nhằm cung cấp thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nghiên cứu và tổ chức quốc tế cũng như các đối tượng độc giả quan tâm, Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố báo cáo đặc biệt “Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới”

Hội thảo Người dân nông thôn trong quá trình CNH: Thiết thực và chân thành

30-6-2008

“Hội thảo Người dân nông thôn trong quá trình CNH” do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với Tạp chí Tia sáng và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 27/6 vừa qua đã quy tụ được đông đảo các nhà khoa học danh tiếng, các nhà báo trong Nam ngoài Bắc tham dự đồng thời cũng thu hút mạnh mẽ sự quan tâm chú ý của giới truyền thông như truyền hình vtv1, vtc, vtc6 và các báo: nông nghiệp Việt Nam, Thanh niên, Pháp luật, Thông tấn xã Việt Nam, Tuổi trẻ….

Đồng tiền hạt giống

30-6-2008

Vẫn biết hai phần trăm ngân sách dành cho KHCN là một cố gắng lớn của Chính Phủ, song ngần ấy chưa đủ minh chứng cho mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước đến một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Không phải tiền ít, mà tiền đi về đâu và để lại dấu ấn gì? Xã hội thiếu quan tâm đến câu hỏi này có thể là ngọn nguồn của những yếu kém hiện nay.

Chiến lược phát triển nông thôn bền vững

30-6-2008

Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển.