TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập

Ngày đăng: 13 | 04 | 2007

Trong những năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ rất to lớn, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh lương thực, đời sống ngày càng cao của toàn dân mà còn xuất khẩu hàng năm hơn 9 tỷ USD. Những thành tựu và đổi mới đó là những cơ sở thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo trong thời kỳ hội nhập, thực hiện các cam kết WTO trong thời gian tới.

Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, nông nghiệp và nông thôn Viêt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, rất to lớn. Với cơ hội thu hút được thêm đầu tư từ trong nước và ngoài nước, thị trường quốc tế được mở rộng. nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam đang có cơ hội nhanh chóng trở thành một nền nông nghiệp hiện đại và nông thôn Việt Nam cũng sẽ phồn vinh, hiện đại hơn.

Thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam xuất phát từ quá trình phát triển nội tại của nông nghiệp và từ sức ép cạnh tranh tăng lên trong tiến trình hội nhập. các cam kết hội nhập đòi hỏi nông nghiệp phải cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước với các nông sản nước ngoài và phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ( Sanitary and Phytosanitary Standards, SPS), các tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, tính đồng đều và ổn định của các nông sản. Để cạnh tranh được với các nông sản các nước khác trên thị trườngthế giới, thời hạn giao hàng phải kịp thời, khối lượng hàng hóa phải đủ hấp dẫn nhà nhập khẩu v.v.

Sau đây xin nêu lên một số gợi ý sơ bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

1. Cần tiến hành một phân tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nói riêng.

Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu quan trọng, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Trước hết, tình hình ruộng đất manh mún, với 78 triệu thửa ruộng cho 10 triệu hộ nông dân, cản trở nghiêm trọng khả năng sản xuất trên quy mô lớn, chuyên canh, vận dụng giống mới về cây, con mới, có năng suất cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tình trạng manh mún về ruộng đất làm tăng chi phí canh tác, hạn chế việc tích tụ ruông đất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường, cầu, điện, cấp, thoát nước, điện thoại và Internet, kho bãi v.v.) đã được cải thiện nhiều, song để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp, sơ chế, bảo quản và phát triển công nghiệp chế biến thì kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dầu tỷ lệ dân số sống ở nông thôn và lao động ở nông thôn còn lớn, song trong thực tế, lao động trẻ, khoẻ, có học vấn đều tìm việc làm ở thành phố, lao động nông nghiệp có tuổi đời cao, trình độ giáo dục đào tạo còn thấp đang là những hạn chế rõ rệt đối với năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.

Thói quen kinh doanh cũ như không giữ chữ tín, không bảo đảm chất lượng ổn định của sản phẩm và dịch vụ theo hợp đồng đã cam kết, không bảo đảm kỷ luật công nghiệp về thời hạn giao hàng cũng là một trở ngại đáng kể. Việc nhận phân bón, giống cây trồng (như mía), con vật nuôi (như tôm) rồi không thực hiện hợp đồng, bán sản phẩm ra thị trường diễn ra ở nhiều nơi đã hạn chế khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân. Tình trạng nhồi bánh đúc vào vịt để tăng trọng, tiêm thêm tạp chất vào tôm v.v. vẫn diễn ra khá phổ biến.

Thói quen canh tác dựa vào kinh nghiệm, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc sâu v.v. đang hạn chế chất lượng nông sản.

Các thể chế kinh tế thị trường như số doanh nghiệp, mạng lưới ngân hàng thương mại, hệ thống các dịch vụ chuyên môn trợ giúp nông nghiệp như tư vấn, tiếp thị, nghiên cứu thị trường v.v. còn ít phát triển so với thành thị cũng hạn chế năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Thời hạn giao hàng còn dài so với các đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của bộ máy nhà nước trong trợ giúp nông nghiệp phát triển, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường còn hạn chế. Tại không ít nơi, bộ máy vẫn quyết định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nông dân muốn đổi mới canh tác vẫn phải được sự chấp thuận của cấp ủy và chính quyền.

Bên cạnh những cơ hội to lớn đối với một số mặt hàng chọn lọc như hồ tiêu, cà phê, mè đen, một số đặc sản như bưởi, bánh đậu xanh, kẹo dừa, nước mắm v.v., thách thức đối với một số không ít nông sản đã và đang bộc lộ ngày càng rõ hơn về nhiều mặt như sau.

2. Trong thời gian qua, một số nông sản của Việt Nam đã phải đối mặt với cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài và kết quả cho thấy sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của không ít sản phẩm.

Mặc dầu có tiềm năng, song mía đường không cạnh tranh được với đường Thái Lan và nhiều nhà máy đường đã phá sản hoặc giải thể trước khi nước ta gia nhập WTO.

Sữa bò tươi có năng suất thấp, khó có thể cạnh tranh với sữa từ New Zealand, EU, nhất là khi sản phẩm sữa của EU đang được hưởng mức trợ cấp rất cao.

Một số sản phẩm khác như bông, đậu tương, ngô có năng suất quá thấp, giá thành cao sé khó có thể cạnh tranh được với bông từ Trung á hay Ai Cập và đậu tương và ngô từ Mỹ.

Trong khi những sản phẩm nông nghiệp "bình dân" như gạo, rau quả, thịt lợn, thịt bò v.v. có thể trụ vững trên thị trường truyền thống ở nông thôn và người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp thì gạo thơm hoa nhài Thái Lan, thịt bò Australia, v.v. đã chiếm lĩnh được thị trường cấp cao trong nước như các khách sạn, nhà hàng cao cấp ở đô thị.

Trái cây Thái Lan ở phía nam và trái cây Trung Quốc ở phía Bắc đang chia sẻ thị phần một cách có hiệu quả với trái cây Việt Nam ngay trên thị trường thành thị và một phần thị trường ở nông thôn.

Để có thể trụ vững trên thị trường truyền thống của mình các sản phẩm nông sản trên phải được cải thiện nhiều về chất lượng, bao bì, giá cả, v.v.

Một số sản phẩm không thể cạnh tranh được sẽ phải chuyển hướng canh tác. chính phủ cần có chương trình trợ giúp nông dân vượt qua các khó khăn để đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với năng lực cạnh tranh của từng vùng, miền và khả năng canh tác của nông dân.

3. Để có thể chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, nông sản Việt Nam phải nhanh chóng đạt được những tiến bộ về các mặt sau đây:

- Cần xây dựng quy trình Good Agricultural Practice từ con giống, phân bón, thuốc sâu, thu hoạch, bảo quản v.v. nhằm bảo đảm được chất lượng đã cam kết và đang được đòi hỏi trên thị trường thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các nước tài trợ có thể xây dựng những chuẩn mức cần thiết, song việc vận động, hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình đó, bảo đảm chất lượng cam kết là một quá trình lâu dài, gian khổ, đòi hỏi có sự tham gia rất tích cực của các hiệp hội chuyên môn, các đoàn thể và tổ chức quần chúng.

- Đổi mới giống, tích tụ ruộng đất, thực hiện chuyên canh trên quy mô tương đối lớn để bảo đảm chất lượng nông sản được nâng cao và duy trì ổn định, bảo đảm khả năng giao một lượng sản phẩm tương đối lớn trong thời hạn tương đối ngắn, theo kịp yêu cầu của thị trường. Sản xuất manh mún cho những sản phẩm chất lượng không đồng đều, đòi hỏi phải thu gom từ rất nhiều nhà sản xuất vừa tăng chi phí về thời gian và tiền bạc vừa không bảo đảm được độ ổn định của sản phẩm.

Theo kinh nghiệm của An Giang (canh tác lúa gạo xuất khẩu sang Nhật Bản trên quy mô lớn) và của Trung Quốc ( xuất khẩu sang Nhật với sự liên kết và giúp đỡ của các nhà đầu tư và nhập khẩu Nhật), cách làm có hiệu quả là hợp tác hay liên doanh với nhà nhập khẩu để nhận được sự đầu tư, hướng dẫn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Những sản phẩm như vậy cần đăng ký thương hiệu, có "lý lịch" rõ ràng, công bố hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin v.v. theo đúng thông lệ quốc tế.

Để đạt được những tiến bộ rõ rệt trong thời gian ngắn, cần có những dự án được kết hợp thành những chương trình mục tiêu, thực hiện một cách kiên trì và nhất quán. Động lực thị trường có thể sẽ giúp người nông dân tiếp cận nhanh hơn với các phương pháp và tác phong canh tác mới, từ bỏ cách làm ăn cũ, tư duy và tác phong cũ không còn thích hợp.

4. Các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm là những rào cản rất khắc nghiệt và rất không bình đẳng đối với nông dân các nước đang phát triển. Bên cạnh hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động của hội, việc giám sát đầu ra của các sản phẩm xuất khẩu phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, vì lợi ích cộng đồng, các hiệp hội có thể tổ chức việc giám sát, trừng phạt các vi phạm một cách có hiệu quả, tránh cho cơ quan nhà nước phải gánh chịu chi phí của bộ máy quá lớn và do cơ chế xin-cho, rất dễ dẫn đến tham nhũng và kém hiệu quả.

Nông nghiệp nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức đều to lớn. Mỗi tỉnh , mỗi sản phẩm đều cần tiến hành phân tích SWOT và đề xuất những kiến nghị phù hợp với điều kiện của địa phương, của sản phẩm và tổ chức thực hiện. Khâu đầu tiên là đổi mới tư duy: chấp nhận cạnh tranh, vươn lên thông qua đổi mới công nghệ, hiệu quả (chứ không phải bằng những thủ pháp không trong sạch như đệ đơn cử một vài ví dụ), tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn định mức. Một nội dung quan trọng của đổi mới tư duy là phải biết chia sẻ lợi ích, phải biết hợp tác, phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, không thể dùng các thủ pháp không lành mạnh để "hạ gục" đối thủ. Nếp suy nghĩ của nông dân phải được thay đổi sâu sắc thông qua tiếp cận với những cách làm ăn mới, liên kết với những doanh nghiệp hiện đại.

Chúng ta hy vọng rằng WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội cho nông dân Việt Nam, phát huy tinh thần hiếu học, sự sáng tạo, năng động và sẽ đóng góp vào sự đổi mới mạnh mẽ nông nghiệp và nông thôn nước ta trong thời gian tới.

NỘI DUNG KHÁC

Kết thúc văn hóa Làng-cái Đình và nông thôn hiện đại

13-4-2007

1.Cái làng và văn hóa làng rực rỡ trong các thế kỷ 16-18, bế tắc và tàn lụi từ nửa cuối tk19. Nó vùng vẫy tìm một lối ra, một hướng phát triển mới suốt hơn 3/4 thế kỷ 20 với các điền chủ, với cải cách ruộng đất, hợp tác hóa, khóan 10 …mà không thành công là bao. Chỉ với cuộc đô thị hóa rầm rộ hiện nay và sẽ kéo dài vài thập niên nữa nông thôn-làng xã mới thật sự ‘khủng hoảng’ và biến đổi căn bản về chất. Cái làng và văn hóa làng là đặc sản VN do nước ta không có tầng lớp quý tộc quốc gia và tầng lớp doanh nhân quốc gia,và từ tk 19 về trước hầu như không có văn hóa đô thị .Làng và văn hóa làng sẽ ‘biến mất’ hay sẽ tồn tại theo hình thức khác với nội dung mới là một câu chuyện hay,một câu hỏi lớn của thời kỳ công nghiệp hóa.

Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

13-4-2007

Báo cáo dẫn đề cho hội thảo đã nêu lên khá toàn diện thành tựu, những yếu kém trong vấn đề vô cùng trọng đại này đối với sự nghiệp phát triển đất nước ta. Cho phép tôi với tư cách người được hưởng thụ những thông tin bổ ích từ báo cáo này chân thành cảm ơn các tác giả.

Thị trường gạo Việt Nam

13-4-2007

Agroinfo - Tính đến những ngày cuối tháng 3/2007, vụ đông-xuân cơ bản đã hoàn thành ở vùng ĐBSCL

Thủ thuật Internet Explorer 7

12-4-2007

Theo mặc định, thanh menu quen thuộc của IE 7 bị ẩn đi. Bạn có thể thấy nó bằng cách nhấn phím Alt hoặc bấm chuột phải vào thanh công cụ chọn Menubar.

Sử dụng các phiên bản Office cũ để mở và lưu file tạo bởi Office 2007

9-4-2007

Microsoft đã bổ sung thêm một số kiểu định dạng Office Open XML mới trong các chương trình Microsoft Office 2007:

Cho phép tiếp tục thí điểm nuôi hổ và một số động vật hoang dã

9-4-2007

Thủ tướng chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT: cho phép tiếp tục thí điểm nuôi hổ và một số động vật hoang dã ở Bình Dương.

Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới.

9-4-2007

Cuốn sách này dày hơn 500 trang được kết cấu gồm 4 phần : - Phần 1 : Báo cáo tổng quan - Phần 2 : Lâm sinh - Phần 3 : Công nghiệp rừng - Phần 4 : Kinh tế và chính sách và lâm nghiệp

Tham vọng của những nền kinh tế ETHANOL

9-4-2007

Trong những năm gần đây, tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng, chất CO2 được thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều, chính quyền các nước đã khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Dự thảo báo cáo của nhóm PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

6-4-2007

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN SỨC, TIẾP SỨC CHO DÂN 1. Cơ sở lý luận thực tiễn. Việc tạo điều kiện để phát triển và tăng cường nội lực đem lại nhiều tác dụng quan trọng: a) Đứng trên quan điểm ổn định chính trị, trước khi qua đời năm 1300, Trần Quốc Tuấn trăng trối: "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước". Chính việc khai thác, sử dụng sức dân bừa bãi, không chăm sóc, đảm bảo sinh kế tối thiểu cho nhân dân là nguồn gốc của các bất ổn mà chúng ta ngày nay vẫn phải xử lý từ các điểm nóng chính trị xã hội ở nông thôn vừa qua như Thái bình, Tây nguyên,...

Công đoàn Viện Chính sách & Chiến lược PT NNNT kết nạp thành viên mới

6-4-2007

Agroinfo - Sáng ngày 6/4/2007, BCH Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã tổ chức kết nạp thành viên mới. Tham dự lễ kết nạp có đại diện lãnh đạo Viện, BCH công đoàn và các công đoàn viên được xét kết nạp.