HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xây dựng phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông và ứng dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy

Ngày đăng: 24 | 01 | 2018

1. Mục tiêu: - Đề xuất được phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tính toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy. - Xây dựng được dự thảo tài liệu hướng dẫn hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam. 2. Nội dung - Tổng quan chung về hạch toán tài nguyên nước trên thế giới và những vấn đề về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông; - Nghiên cứu thực trạng dữ liệu và đề xuất các khung phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông ở Việt Nam; - Thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước và các chính sách về hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam; - Xây dựng dự thảo hướng dẫn phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho các lưu vực sông ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên của đề tài: Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Đối tượng khảo sát của đề tài: đề tài có các đối tượng khảo sát như sau: (i) các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài nguyên nước theo lưu vực sông; (ii) các chủ thể tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông bao gồm: các doanh nghiệp và người dân; (iii) các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hoạt động khai thác và sử dụng nước theo lưu vực sông, có tác động đến lưu vực sông;  (iv) dữ liệu để tiến hành hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy được tập trung chủ yếu gồm hai nguồn: thứ nhất, dữ liệu thứ cấp về nước mặt trong hệ thống các báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý Nhà nước; thứ hai, dữ liệu sơ cấp dựa vào thu thập xử lý kết quả điều tra khảo sát thực tế. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông sẽ được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng trong công tác quản lý Nhà nước về lưu vực sông trên phạm vi cả nước. Trong đó, lựa chọn 3 lưu vực sông có những đặc trưng khác nhau để tiến hành khảo sát và đánh giá tiềm năng ứng dụng là: lưu vực sông Đáy, lưu vực sông Vu Gia; lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt, để kiếm nghiệm các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông, đề tài sẽ tiễn hành nghiên cứu thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trên phạm vi 5 tỉnh/thành trực thuộc là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Phạm vi thời gian: Phạm vi về thời gian được xác định gồm hai phần chính. Cụ thể: (i) đối với phần nghiên cứu cơ sở khoa học về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Trong nội dung này, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành rà soát hệ thống các quan điểm lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia, các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới đã xuất bản và nghiên cứu trong những thập niên gần đây; (ii) đối với nội dung thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy, đề tài sẽ tiến hành thu thập hệ thống các thông tin dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trong những năm gần đầy. Về mặt nội dung hạch toán: Việc nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt sẽ được tiến hành cho 02 nhóm nội dung chính là: (i) hạch toán về hiện trạng tài nguyên nước (bao gồm: hạch toán hiện trạng cung cấp và sử dụng tài nguyên nước và hạch toán về nguồn thải và ô nhiễm nước); (ii) hạch toán về các khía cạnh tiền tệ của tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông  toàn diện về mặt lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những nghiên cứu trong nước liên quan đã thực hiện trước đây. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu: Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Để giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, các phương pháp phân tích sau đây được sử dụng: (i) Phương pháp chuyên gia; (ii) Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; (iii) Phương pháp phân tích chính sách; (iv) Phương pháp định giá, lượng giá TNN. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 01/2015 đến tháng 12/2017) 7. Kết quả nghiệm thu đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh

1. Mục tiêu:

- Đề xuất được phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tính toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy.

- Xây dựng được dự thảo tài liệu hướng dẫn hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam.

2. Nội dung

- Tổng quan chung về hạch toán tài nguyên nước trên thế giới và những vấn đề về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông;

- Nghiên cứu thực trạng dữ liệu và đề xuất các khung phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông ở Việt Nam;

- Thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước và các chính sách về hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam;

- Xây dựng dự thảo hướng dẫn phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho các lưu vực sông ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên của đề tài: Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.

Đối tượng khảo sát của đề tài: đề tài có các đối tượng khảo sát như sau: (i) các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài nguyên nước theo lưu vực sông; (ii) các chủ thể tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông bao gồm: các doanh nghiệp và người dân; (iii) các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hoạt động khai thác và sử dụng nước theo lưu vực sông, có tác động đến lưu vực sông;  (iv) dữ liệu để tiến hành hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy được tập trung chủ yếu gồm hai nguồn: thứ nhất, dữ liệu thứ cấp về nước mặt trong hệ thống các báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý Nhà nước; thứ hai, dữ liệu sơ cấp dựa vào thu thập xử lý kết quả điều tra khảo sát thực tế.

Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông sẽ được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng trong công tác quản lý Nhà nước về lưu vực sông trên phạm vi cả nước. Trong đó, lựa chọn 3 lưu vực sông có những đặc trưng khác nhau để tiến hành khảo sát và đánh giá tiềm năng ứng dụng là: lưu vực sông Đáy, lưu vực sông Vu Gia; lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt, để kiếm nghiệm các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông, đề tài sẽ tiễn hành nghiên cứu thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trên phạm vi 5 tỉnh/thành trực thuộc là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.

Phạm vi thời gian: Phạm vi về thời gian được xác định gồm hai phần chính. Cụ thể: (i) đối với phần nghiên cứu cơ sở khoa học về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Trong nội dung này, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành rà soát hệ thống các quan điểm lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia, các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới đã xuất bản và nghiên cứu trong những thập niên gần đây; (ii) đối với nội dung thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy, đề tài sẽ tiến hành thu thập hệ thống các thông tin dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trong những năm gần đầy.

Về mặt nội dung hạch toán: Việc nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt sẽ được tiến hành cho 02 nhóm nội dung chính là: (i) hạch toán về hiện trạng tài nguyên nước (bao gồm: hạch toán hiện trạng cung cấp và sử dụng tài nguyên nước và hạch toán về nguồn thải và ô nhiễm nước); (ii) hạch toán về các khía cạnh tiền tệ của tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.

Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông  toàn diện về mặt lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những nghiên cứu trong nước liên quan đã thực hiện trước đây.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu: Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp.

- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Để giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, các phương pháp phân tích sau đây được sử dụng: (i) Phương pháp chuyên gia; (ii) Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; (iii) Phương pháp phân tích chính sách; (iv) Phương pháp định giá, lượng giá TNN.

5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 01/2015 đến tháng 12/2017)

7. Kết quả nghiệm thu đề tài đang thực hiện

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Đề xuất được dự thảo bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường câp quốc gia và cấp địa phương.. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của kinh tế xanh, sự khác biệt so với kinh tế nâu trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và áp dụng tiêu chí kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường -  Xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cấp quốc gia - Xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cấp địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các tiêu chí, chỉ số đo lường, đánh giá, giám sát liên quan đến kinh tế xanh cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đối tượng khảo sát của đề tài: Đề tài có các đối tượng khảo sát như sau: (i) Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số kinh tế xanh cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; (ii) Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp Trung ương và địa phương; (iii) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và hưởng phúc lợi xã hội từ nền kinh tế xanh. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi nội dung: Bộ tiêu chí kinh tế xanh cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường  đề xuất trong đề tài này được thực hiện ở hai cấp độ chính: cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương. Trong đó, các nhóm tiêu chí chính được xây dựng dựa trên nguyên lý/chu trình cân bằng vật chất và năng lượng của nền kinh tế. Theo đó xác lập kinh tế là trọng tâm, tài nguyên là đầu vào, chất thải ra môi trường là đầu ra, một bộ tiêu chí cân bằng giữa đầu vào và đầu ra cần được xác lập cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để đảm bảo nền kinh tế luôn ổn định và bền vững. Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn tiêu chí kinh tế xanh cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được thực hiện chung trên cả nước. Trong đó, ở cấp quốc gia sẽ được khảo sát, nghiên cứu tại các ngành/lĩnh vực có liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế, Du lịch, và Tài nguyên và Môi trường. Ở cấp địa phương, việc khảo sát, nghiên cứu thực tế dự kiến sẽ được tiến hành tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mang tính đại diện vùng miền, đại diện cho các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển về kinh tế nhanh, đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện tăng trưởng xanh và hướng tới nền kinh tế xanh. Do vậy, dự kiến đề tài lựa chọn khoảng 11 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để điều tra trực tiếp nhu cầu về tiêu chí kinh tế xanh bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh,  Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ và Kiên Giang. Phạm vi thời gian: Để phù hợp với tình hình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, bộ tiêu chí kinh tế xanh mà đề tài dự kiến áp dụng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.. 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm: (i) phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, kế thừa nghiên cứu đã có; (ii) phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập và phân tích thông tin dữ liệu; (iii) phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh; (iv) phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức); và (v) phương pháp chuyên gia. 5. Kết quả đạt được: (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu) 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 01/2015 đến tháng 12/2017) 7. Kết quả nghiệm thu (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu) 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông. Áp dụng thử nghiệm cho vùng Lục đầu gian (đối với sông Cầu, đoạn từ Đáp Cầu đến Phả Lại và sông Thương, đoạn từ Phủ Lạng Thương đến Phả L

24-1-2018

1. Mục tiêu: Xây dựng được phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. 2. Nội dung - Tổng quan các khái niệm, phương pháp, quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông - Tổng quan quy trình và phương pháp tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông - Đề xuất phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông - Áp dụng thử nghiệm cho vùng Lục đầu giang 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông - Phạm vi nghiên cứu: vùng Lục đầu gian (đối với sông Cầu, đoạn từ Đáp Cầu đến Phả Lại và sông Thương, đoạn từ Phủ Lạng Thương đến Phả Lại) 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, đề tài, dự án có liên quan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Việc sử dụng phương pháp tổng hợp là rất cần thiết, phục vụ thực hiện tổng quan nghiên cứu của đề tài - Phương pháp kế thừa: khai thác các nguồn tài liệu, số liệu từ Internet, kế thừa kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu nhằm thực hiện tổng quan nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu bổ sung, phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài. Đây là phương pháp nhằm đánh giá được hiện trạng thực tế qua các cuộc điều tra, khảo sát, là cơ sở để đề xuất phương pháp và quy trình tính tải lượng thống kê có tính thực tiễn và khả thi trong áp dụng. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc xác định và thống kê các loại nguồn thải là nguồn điểm và nguồn diện phục vụ việc tính tải lượng ô nhiễm của từng loại nguồn thải. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Qua việc tham khảo các kinh nghiệm của quốc tế về phương pháp tính và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông, việc phân tích và đánh giá những điểm phù hợp và điều kiện đảm bảo tính khả thi trong áp dụng tại Việt Nam là điều cần thiết. Đây là cơ sở để đề xuất được phương pháp và quy trình phù hợp với điều kiện thực tế, phục vụ xuyên suốt các nội dung chính của đề tài. - Phương pháp sử dụng công thức tính: Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc và xây dựng các công thức tính khác nhau, đề tài sẽ tiến hành sử dụng các công thức để tính tải lượng ô nhiễm đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông. - Phương pháp nghiên cứu phân tích mẫu tại hiện trường và phòng thí nghiệm: Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu trong nước mặt và nước thải tại các nguồn thải trên Cầu, sông Thương. Các thông số được phân tích theo QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, một số các thông số có trong QCVN 08:2008/BTNMT và 40:2011/BTNMT nhưng xét thấy không cần thiết nên không được phân tích, bao gồm: tổng hoạt độ phóng xạ a, tổng hoạt độ phóng xạ b, mùi, màu sắc, PCBs. Phương pháp này được thực hiện trong nội dung 3 của đề tài. - Phương pháp chuyên gia, hội thảo: phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà quản lý, giúp nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của đề tài. 5. Kết quả đạt được: đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở 6. Thời gian thực hiện: 2015-2017 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Đức Thuận

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng quy trình và hướng dẫn lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

24-1-2018

1. Mục tiêu: Xây dựng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh nhằm triển khai thực hiện thành công Luật Bảo vệ môi trường 2014. 2. Nội dung - Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật trong quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh (QHBVMT); - Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện QHBVMT ở nước ta; - Đề xuất khung quy trình lập QHBVMT cấp tỉnh; - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho lập QHBVMT cấp tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình và hướng dẫn lập Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Việc nghiên cứu xây dựng quy trình và hướng dẫn lập QHBVMT cấp tỉnh được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong đó, việc khảo sát, nghiên cứu thực tế đã được tiến hành tại 09 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng QHBVMT trước khi ban hành Luật BVMT 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp (nghiên cứu tại bàn) - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp chuyên gia -  Phương pháp hội thảo/tọa đàm 5. Kết quả đạt được: - Thứ nhất, Đề tài đã làm rõ được nội hàm của QHBVMT cấp tỉnh. Trong đó, Đề tài đã khẳng định phân vùng môi trường là nội dung quan trọng nhất và là cốt lõi của QHBVMT.  Theo đó, khái niệm phân vùng môi trường cấp tỉnh cũng đã được đưa ra trong khi các văn bản pháp luật hiện tại chưa làm rõ vấn đề này. Trong Đề tài, phân vùng môi trường được hiểu là: “sự phân chia không gian lãnh thổ thành các vùng và các tiểu vùng/khu vực môi trường, sao cho biểu thị được sự phân chia hóa của lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, các hoạt động nhân sinh...trong quá trình phát triển, nhằm định hướng cho QHBVMT đối với lãnh thổ đó”. Trong đó, để phân chia các tiểu vùng môi trường/khu vực môi trường cần dựa trên  dựa trên tính dễ bị tổn thương, xuống cấp hoặc không thể hồi phục được của môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, các bài học kinh nghiệm (quốc tế, trong nước) cũng được khái quát, tổng kết như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, những cách tiếp cận mới hiện nay như phân vùng nhạy cảm môi trường; phân vùng chức năng sinh thái..., chúng ta có thể  nghiên cứu và học hỏi để có thể áp dụng trong thực tiễn lập QHBVMT của Việt Nam. - Thứ hai, Đề tài đã đề xuất được quy trình lập QHBVMT cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng và lồng ghép. Theo đó, quy trình lập QHBVMT cấp tỉnh theo hình thức báo cáo riêng gồm 02 giai đoạn chính gồm giai đoạn “Lập nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ môi trường” giai đoạn “Xây dựng đồ án quy hoạch bảo vệ môi trường” gồm 12 bước chính. Đối với, quy trình lập QHBVMT cấp tỉnh theo hình thức báo cáo lồng ghép, Đề tài cũng đã làm rõ các mối liên kết giữa các giai đoạn chính của quá trình xây dựng QHBVMT và quá trình xây dựng QHPTKTXH. Trong đó, phương thức lồng ghép nội dung QHBVMT vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải được xác định ngay từ khi bắt đầu xây dựng QHPTKTXH cấp tỉnh. - Thứ ba, Đề tài đã xây dựng được Hướng dẫn QHBVMT cấp tỉnh. Tại mỗi bước, Đề tài cũng đã mô tả chi tiết mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận và các phương pháp triển khai quy hoạch. Trong đó, một trong những bước cốt lõi và quan trọng nhất của QHBVMT là Đề tài đã xây dựng quy trình, phương pháp, cách tính, lựa chọn các tiêu chí để phân vùng môi trường dựa trên đánh giá nhạy cảm môi trường gồm mức độ nhạy cảm môi trường nước; mức độ nhạy cảm môi trường đất; mức độ nhạy cảm môi trường rừng và đa dạng sinh học và mức độ nhạy cảm thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đối với các tiêu chí được lựa chọn, nhóm xây dựng quy hoạch có thể tham khảo trong tài liệu Hướng dẫn để đề xuất các tiêu chí lựa sao cho phải mang tính tổng quát, đại diện và phù hợp với đặc thù của từng vùng quy hoạch. Có thể nói, đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới ở Việt Nam trong lập QHBVMT trong khi đó các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu xây dựng quy hoạch dựa trên cách tiếp cận địa lý. 6. Thời gian thực hiện: 32 tháng (từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2017) 7. Kết quả nghiệm thu: Xuất sắc 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: Đồng chủ nhiệm: ThS. Hoàng Hồng Hạnh; ThS. Nguyễn Vũ Trung

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về các TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. - Đề xuất các giải pháp cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Nội dung - Nghiên cứu tổng quan về các thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Đánh giá thực trạng việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giảm phát thải khí nhà kính - Phạm vi nghiên cứu: 5 lĩnh vực phát thải chính (Năng lượng, Các quá trình công nghiệp, LULUCF, nông nghiệp và chất thải) 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: phục vụ nội dung nghiên cứu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Phương pháp kế thừa: sử dụng những tổng kết lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu và chứng minh. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: sử dụng trong quá trình điều tra, đánh giá thực trạng tại các địa phương. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích: dựa trên các tài liệu, dữ liệu thu thập và điều tra khảo sát được, tiến hành phân loại, tổng hợp và đánh giá. - Phương pháp chuyên gia: tận dụng tri thức và kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong lĩnh vực đất đai nhằm hỗ trợ nhóm thực hiện đề tài trong việc xác định cách tiếp cận, xây dựng nội dung và đề xuất những chính sách hợp lý, có tính thực tiễn cao. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 2016-2018 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS Đinh Thị Thu Trang

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất xây dựng và áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng chỉ số đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính; - Xây dựng được bộ chỉ số đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam; 2. Nội dung Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá  hoạt động giảm phát thải khí nhà kính 1.1. Các nội hàm liên quan tới xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK 1.2.Phương pháp và nguyên tắc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK 1.3. Nội dung và quy trình xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK. 1.4. Cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK 1.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK Nội dung 2: Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý phát thải khí nhà kính và hoạt động giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 1.1. Thu thập, tổng hợp thông tin về thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành liên quan tới quản lý phát thải KNK 1.2. Khảo sát, điều tra xã hội học về tình hình quản lý phát thải KNK và các tác động của các hoạt động giảm phát thải KNK 1.3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý phát thải KNK tại Việt Nam 1.4. Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động giảm phát thải KNK tại Việt Nam trong 05 lĩnh vực cơ bản (nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp, chất thải và LULUCF) 1.5. Các bất cập trong thực tiễn triển khai các hoạt động giảm phát thải KNK và biện pháp khắc phục Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK cho Việt Nam 1.1. Thu thập, tổng hợp thông tin về thực trạng công tác thống kê các chỉ tiêu liên quan tới phát thải KNK 1.2. Xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK 1.3. Thử nghiệm tính toán chỉ số cho lĩnh vực năng lượng 1.4. Đề xuất hoàn thiện và áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải KNK vào thực tiễn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giảm phát thải khí nhà kính - Phạm vi nghiên cứu: 5 lĩnh vực phát thải chính (Năng lượng, Các quá trình công nghiệp, LULUCF, nông nghiệp và chất thải) 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, kế thừa - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp kiến tạo chỉ số và xây dựng chỉ thị 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 2016-2018 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì:Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững khoáng sản; bảo vệ quyền lợi người dân nơi có hoạt động khoáng sản; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 2. Nội dung Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững Nội dung 2: Điều tra, đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện cơ chế, chính sách của Việt nam về bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác Nội dung 3: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân tại khu vực có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân - Phạm vi nghiên cứu: người dân nơi có khoáng sản khai thác 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích chính sách - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích: nhằm thiết lập các cứ liệu, cơ sở khoa học cho các nhận định, kết luận và đề xuất. - Phương pháp chuyên gia 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực chiện: 26 tháng (từ 10/2016 đến 12/2018) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Thị Kim Ngân

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân tại Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu: Đề xuất được cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại Việt Nam 2. Nội dung Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện Nội dung 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với các khu bảo tồn tại Việt Nam. Nội dung 3: Đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu tổng thể các quan điểm, mục tiêu và các nội dung cơ bản trong các văn bản chính sách pháp luật và báo cáo nghiên cứu liên quan - Phương pháp đánh giá hiện trạng: Thông qua thăm quan thực tế tại các địa phương và KBT để đánh giá sơ bộ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại các địa phương và khu bảo tồn -  Phương pháp thống kê: nhằm xử lý, phân tích, làm sạch các dữ liệu điều tra khảo sát, đặc biệt là các phiếu khảo sát người dân và doanh nghiệp. - Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học: sử dụng trong thiết kế phiếu khảo sát, điều tra người dân, phỏng vấn chuyên sâu và phỏng vấn nhóm - Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo, đồng thời mời một số chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm thực tế tham gia thực hiện một số nội dung nghiên cứu chuyên sâu như đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học các KBT hoặc thực hiện thiết kế phiếu, điều tra phỏng vấn chuyên sâu, đánh giá khảo sát các mô hình. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực chiện: 26 tháng (từ 10/2016 đến 12/2018) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS Vũ Thị Thanh Nga

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn ứng dụng mô hình toán kết hợp với GIS, viễn thám tính toán ô nhiễm không khí phù hợp với điều kiện Việt Nam – áp dụng thử nghiệm tại TP.HCM và khu vực phụ cận

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Xây dựng bộ công cụ tích hợp EnvimAP 2017 tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí cho TP.HCM và phụ cận. - Ứng dụng công cụ EnvimAP 2017 để dự báo ô nhiễm không khí và đánh giá tác động kinh tế - xã hội do ô nhiễm không khí gây ra tại TP.HCM phục vụ cho công tác hoạch định chính sách. 2. Nội dung - Tổng quan, phân tích nghiên cứu trong ngoài nước lĩnh vực xây dựng mô hình toán tính toán ô nhiễm không khí. - Nghiên cứu đề xuất hệ cơ sở dữ liệu tích hợp mô hình toán với dữ liệu môi trường, GIS và viễn thám để giải quyết các mục tiêu của đề tài. - Xây dựng phần mềm tích hợp tính toán nhiễm bẩn ô nhiễm không khí. Phần mềm được đặt tên là ENVIMAP 2017. - Kiểm định mô hình ENVIMAP 2017 dựa trên số liệu môi trường thực đo và triển khai áp dụng sản phẩm tính toán phạm vi và mức độ ô nhiễm không khí  cho một đối tượng cụ thể tại TP.HCM. - Xây dựng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và ô nhiễm không khí cho Tp.HCM và các vùng phụ cận đến năm 2020, 2030 và mô hình hóa các kịch bản này. - Điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá và mô hình hóa thiệt hại kinh tế - xã hội do ô nhiễm không khí gây ra tại TP. HCM và khuyến nghị chính sách. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đây là xây dựng công nghệ của Việt Nam tính toán lan truyền chất ô nhiễm không khí – bao gồm đề xuất mô hình, xây dựng công nghệ tính toán, kiểm định mô hình.  Đây là lĩnh vực được chú ý nghiên cứu tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Tổ chức WMO - cơ quan chịu trách nhiệm về hướng nghiên cứu này đã thực hiện sự phân loại các mô hình nhiễm bẩn ô nhiễm không khí thành 3 dạng (type): Mô hình thống kê kinh nghiệm; Mô hình thống kê thủy động; Mô hình số trị. Chương trình môi trường toàn cầu chia các loại mô hình thành 4 nhóm (còn gọi 4 qui mô).  Với qui mô và phạm vi rất rộng của các mô hình nhiễm bẩn không khí rất rộng, do đó đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Phạm vi nghiên cứu: Tp.HCM và khu vực phụ cận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa: các tư liệu, thông tin hiện có trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận từ tất cả các nguồn và một số nghiên cứu của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa; Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu thứ cấp: phương pháp này được thực hiện thông qua các đợt điều tra, khảo sát. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học trong ngoài nước. Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, viết báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp, các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện; Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ các nghiên cứu trước đó và khảo sát tại thực địa, thực hiện xử lý thống kê phục vụ cho quá trình phân tích khi xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ; Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ, các tài liệu thu thập ở trên. Kết hợp với phương pháp kế thừa và quá trình điều tra khảo sát, thực địa, các thông tin sẽ được thu thập và phân tích cụ thể. Phương pháp so sánh: sử dụng nghiên cứu so sánh các văn bản pháp luật và các hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật, từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong hệ thống pháp luật. Phương pháp mô hình hóa: nghiên cứu tìm hiểu các mô hình đánh giá sự phát tán ô nhiễm Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographcal Information System – GIS) để lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data). Phương pháp đánh giá nhanh: sử dụng những hệ số ô nhiễm môi trường để đánh giá tải lượng ô nhiễm môi trường của các nguồn thải. Phương pháp xây dựng phần mềm tin học: được xây dựng theo nguyên lý‎ module. Ứng dụng công nghệ GIS tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường và các mô hình lan truyền chất thải. Hệ thống thông tin địa l‎ý‎ (GIS) đóng vai trò nền tích hợp, giúp tổ chức thông tin không gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc tính gắn với bản đồ, cung cấp kỹ thuật cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các mối quan hệ theo không gian và thời gian. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 24 tháng( từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: Đồng chủ nhiệm: PGS. TS Bùi Tá Long, ThS Nguyễn Thị Thùy Dương

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp đánh giá về tổn thất và thiệt hại (loss and damage) do biến đổi khí hậu gây ra ở Việt Nam.

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn về tổn thất và thiệt hại (TT&TH) do biến đổi khí hậu  gây ra ở Việt Nam. - Nhận diện và dự báo xu hướng diễn biến các TT&TH do  biến đổi khí hậu gây ra ở Việt Nam. - Xây dựng được quy trình và phương pháp xác định TT&TH do biến đổi khí hậu gây ra ở Việt Nam. 2. Nội dung Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về TT&TH do biến đổi khí hậu gây ra - Cơ sở lý luận về TT&TH do biến đổi khí hậu gây ra - Kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế về phương pháp, quy trình đánh giá TT&TH do BĐKH gây ra. - Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến TT&TH Nội dung 2. Nghiên cứu thực trạng về TT&TH do biến đổi khí hậu gây ra ở nước ta - Tổng quan hiện trạng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Tổng quan hiện trạng hệ thống thể chế của nước ta liên quan đến TT&TH - Đánh giá thực trạng về tổn thất, thiệt hại do BĐKH gây ra Nội dung 3. Nghiên cứu, nhận diện và dự báo xu hướng diễn biến các loại hình TT&TH do BĐKH gây ra ở Việt Nam - Nghiên cứu, nhận diện và hệ thống hóa các loại hình TT&TH do BĐKH gây ra - Dự báo xu hướng về các TT&TH do BĐKH gây ra trong tương lai Nội dung 4. Nghiên cứu, xây dựng quy trình, phương pháp đánh giá TT&TH do BĐKH gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam - Xây dựng quy trình, phương pháp đánh giá - Thử nghiệm đánh giá TT&TH về đa dạng sinh học do BĐKH gây ra tại Cà Mau - Hoàn thiện, đề xuất quy trình, phương pháp đánh giá TT&TH do BĐKH ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng quan tài liệu, kế thừa; - Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích; - Phương pháp chuyên gia (phối hợp, phản biện, thẩm định,…), hội thảo. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thựcchiện: 30 tháng (từ tháng 07 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019) 7. Kếtquảnghiệmthu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS Nguyễn Trung Thắng

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về biến đổi khí hậu

13-7-2020

1. Mục tiêuXác định các khoảng trống trong các cơ chế và chính sách hiện hành về khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về biến đổi khí hậu (BĐKH) đáp ứng cam kết quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam;- Đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ BĐKH của các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành trong nước trong khuôn khổ các nội dung cam kết NDC của Việt Nam;- Đề xuất các cơ chế khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan nghiên cứu đầu ngành về công nghệ BĐKH đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và trao đổi công nghệ BĐKH nhằm hỗ trợ các hoạt động thực hiện NDC của Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứuNội dung 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về nghiên cứu chuyển giao công nghệ BĐKH. Xây dựng cơ sở khoa học, các khái niệm và cụ thể hóa các đối tượng công nghệ BĐKH được ưu tiên khuyến khích;Nội dung 2: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH của các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực hiện NDC của Việt Nam;Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH của các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực hiện NDC của Việt Nam;Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng các chính sách hợp tác, cơ chế chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ BĐKH nhằm thúc đẩy thực hiện NDC của Việt Nam;Nội dung 5: Xây dựng dự thảo Báo cáo trình Thủ tướng về đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH phù hợp với điều kiện của Việt Nam cho giai đoạn 2021-2030.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chính sách liên quan tới thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ BĐKH ở Việt Nam- Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian từ năm 2010 đến 20194. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu thứ cấp: phương pháp này được thực hiện thông qua các đợt điều tra, khảo sát. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học trong ngoài nước.Phương pháp kế thừa: các tư liệu, thông tin hiện có trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận từ tất cả các nguồn và một số nghiên cứu của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa;Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, viết báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp, các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện;Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ các nghiên cứu trước đó và khảo sát tại thực địa, thực hiện xử lý thống kê phục vụ cho quá trình phân tích khi xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ.Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ, các tài liệu thu thập ở trên. Kết hợp với phương pháp kế thừa và quá trình điều tra khảo sát, thực địa, các thông tin sẽ được thu thập và phân tích cụ thể.Phương pháp so sánh: sử dụng nghiên cứu so sánh các văn bản pháp luật và các hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật, từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong hệ thống pháp luật.5. Kết quả đạt được:Đề tài đã thực hiện rà soát hệ thống chính sách về biến đổi khí hậu, chính sách khoa học công nghệ liên quan tới nghiên cứu và chuyển giao công nghệ BĐKH, xác định các khoảng trống chính sách cần bổ sung.Rà soát hoạt động khoa học công nghệ liên quan tới công nghệ BĐKH, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân liên quan giữa chính sách và hiện trạng hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.Khảo sát thực tế đối với các cơ sở nghiên cứu đầu ngành về BĐKH, đánh giá hiện trạng năng lực các đơn vị nghiên cứu về con người, về điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu và giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong tương lai.Đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ BĐKH đối với các cơ quan nghiên cứu đầu ngành.6. Thời gian thực hiện:12 tháng (1/2019-12/2020)7. Kết quả nghiệm thu:Đề tài đang thực hiện8. Đơn vị chủ trì:Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường9. Chủ nhiệm:Ts. Nguyễn Tùng Lâm

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp cải thiện quyền tiếp cận đất đai và đăng ký đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

24-12-2024

Nhiệm vụ được thực hiện với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận đất đai và đăng ký đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; đánh giá hệ thống pháp luật, chính sách và nghiên cứu thực trạng, nhận diện những bất cập và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện quyền tiếp cận đất đai và đăng ký đất đai cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; và đề xuất bộ tiêu chí chấm điểm cho các địa phương về quyền tiếp cận đất đai và đăng ký đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa