TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xây dựng Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

Ngày đăng: 27 | 06 | 2009

Chiều 25/6, tại cuộc họp với các Bộ, ngành góp ý cho Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) chủ trì xây dựng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về biển và sông nước vì vậy cần dựa vào đó để phát triển ngành thủy sản một cách bền vững.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển một cách mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, từ chỗ chỉ có 262.000 ha mặt nước được đưa vào NTTS, cho sản lượng chưa đầy 200.00 tấn năm 1980, đến năm 2008, diện tích NTTS đã được mở rộng lên trên 1 triệu ha và sản lượng đạt gần 2,45 triệu tấn, tăng gấp 12 lần so với năm 1980. Với sự đóng góp chủ yếu của sản phẩm từ NTTS, giá trị xuất khẩu TS của Việt Nam năm 2008 đạt trên 4,5 tỷ USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, trong quá trình phát triển đã nảy sinh không ít tồn tại, bất cập như công tác quy hoạch không kịp với tốc độ phát triển; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch, môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái dẫn đến dịch bệnh phát sinh và mất cân bằng giữa cung cầu; đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất; vấn đề chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế…
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết thêm, trong NTTS khó nhất là vấn đề kiểm soát chất lượng đầu vào như thức ăn, giống. Hiện nay, Việt Nam chưa chủ động được thức ăn chăn nuôi trong đó có thức ăn thủy sản. Lượng thức ăn thủy sản tại Việt Nam hầu hết do các nhà máy chế biến nước ngoài sản xuất. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại trong quá trình phát triển, việc xây dựng Chương trình Phát triển NTTS đến năm 2020 là cần thiết.
Chương trình đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020, NTTS sẽ trở ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Là ngành sản xuất thủy sản chủ lực cung cấp cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho ngư dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo của Tổ quốc.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh công tác chọn giống, sản xuất giống có chất lượng cao; ưu tiên phát triển sản xuất giống phục vụ nhu cầu nuôi tại chỗ ở những nơi có điều kiện thuận lợi; đầu tư xây dựng các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, đặc biệt khu vực Nam Trung bộ đầu tư khu sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu; Thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi, ưu tiên những đối tượng có ưu thế xuất khẩu và khả năng cạnh tranh cao; Phát triển NTTS trong mối quan hệ liên ngành với các ngành kinh tế xã hội khác như phục vụ giải trí, thể thao và du lịch, duy trì, phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Ưu tiên những giải pháp đột phá phát triển NTTS
Đóng góp ý kiến xây dựng Chương trình, hầu hết đại diện các Bộ, ngành đều cho rằng, cần đánh giá lại thực trạng NTTS trong thời gian qua đã hợp lý chưa, đặc biệt là đánh giá những mặt tác động xã hội, môi trường để có mục tiêu và giải pháp phát triển cụ thể và phù hợp. Ngoài ra cần có những giải pháp đột phá cho NTTS. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Thắng, những giải pháp đột phá đó tập trung vào giống, chủ động về thức ăn, quy trình nuôi trồng và môi trường. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp cùng vào cuộc.
Gắn bảo tồn với NTTS để từ đó phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác; Xác định vùng nuôi trồng chủ lực với việc nuôi loại thủy sản nào cho phù hợp… là những giải pháp chính mà đại diện các Bộ, ngành liên quan đã đưa ra.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trong nông nghiệp xét về thế mạnh tốc độ phát triển thì thủy sản và rừng là 2 lĩnh vực chiếm ưu thế đầu tiên. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về biển và sông nước vì vậy cần dựa vào đó để phát triển ngành thủy sản một cách bền vững.
Sau khi nghe ý kiến của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Phó Thủ tướng tán thành với đề nghị của các Bộ, ngành, chuyển Chương trình thành Đề án Phát triển NTTS đến năm 2020. Trong đó cần phân tích, đánh giá lại thực trạng NTTS trong thời gian qua một cách cụ thể, sát thực tế hơn để có những nội dung, giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng lưu ý, cần có giải pháp để chủ động được về mặt thức ăn chăn nuôi nói chung và thủy sản nói riêng. Từ đó sẽ không chịu những tác động không ổn định về giá và đẩy mạnh NTTS phát triển. Phó Thủ tướng cũng đề nghị, cần chú ý thị trường nội địa, vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất thức ăn, chế biến thủy sản… Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ NNPTNT tiếp tục hoàn thiện Đề án báo cáo Chính phủ./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

NỘI DUNG KHÁC

Bộ trưởng Hoàng Văn Phong: "Cần đột phá trong khoa học công nghệ"

27-6-2009

"Muốn khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phải hình thành những doanh nghiệp mạnh, tiên phong trong việc đổi mới công nghệ", Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Hoàng Văn Phong cho biết, sáng 26/6.

Từ 1/7: Nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực

28-6-2009

Nhiều bộ luật quan trọng như Luật Quốc tịch, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Thi hành án dân sự… đã được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009.

Hoa Kỳ thông qua Dự luật cắt giảm khí thải

28-6-2009

Ngày 26/6, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật cắt giảm khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đặt ra những giới hạn về ô nhiễm môi trường.

Hội nghị giao ban Chánh văn phòng khối kinh tế ngành 6 tháng đầu năm: Tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành văn bản quy phạm pháp luật

28-6-2009

Sáng 25/6 tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã đăng cai tổ chức Hội nghị giao ban Chánh Văn phòng khối kinh tế ngành 6 tháng đầu năm 2009 với đại diện Văn phòng của 6 Bộ thuộc khối gồm: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin Truyền thông, Giao thông Vận tải và TN&MT và Vụ Kinh tế ngành (Văn phòng Chính phủ). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển.

Gộp sổ đỏ, sổ hồng: Bộ TN&MT trưng cầu ý kiến mẫu mới

28-6-2009

Ngày 24/6, Bộ TN&MT đang thực hiện trưng cầu ý kiến góp ý của nhân dân cho mẫu mới của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

WTO và UNEP công bố báo cáo về thương mại và biến đổi khí hậu

29-6-2009

Theo phóng viên TTXVN tại Giơ-ne-vơ, ngày 26/6, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố báo cáo về thương mại và biến đổi khí hậu.

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009

29-6-2009

Năm 2009 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà suy giảm và tăng trưởng chậm hơn so với năm 2008 do tác động mạnh và chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt của cuộc suy thoái kinh tế kinh tế tòan cầu.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khoá X: Chuẩn bị bước đầu rất cơ bản cho Đại hội XI của Đảng

29-6-2009

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã khai mạc tại Hà Nội sáng nay (29/6). Tại Hội nghị này, Trung ương Đảng sẽ xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng

Xây dựng Đề án tổng thể đổi mới ngành khí tượng thủy văn đến năm 2015: Đầu tư cấp bách hệ thống đo đạc và truyền tin

1-7-2009

Đó là ý kiến thống nhất của nhiều đại biểu tham dự cuộc họp bàn xây dựng Đề án tổng thể đổi mới ngành khí tượng thủy văn đến năm 2015 diễn ra sáng 30/6.

Từ 14-7, dân thành thị sẽ phải nộp phí nước thải

1-7-2009

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28-5-2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực

1-7-2009

Sáng 1/7, tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội), nhân ngày Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) có hiệu lực (1-7-2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án thực hiện khung quốc gia về an toàn sinh học, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ Mít tinh với tinh thần “đưa luật” vào cuộc sống thông qua các hoạt động  phong phú, sinh động.

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X: Định hướng chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

5-7-2009

Từ ngày 29/6-4/7/2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã họp Hội nghị lần thứ mười tại Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.