TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị Copenhague về biến đổi khí hậu có nguy cơ đổ vỡ

Ngày đăng: 15 | 09 | 2009

Ngoại trưởng Anh, David Miliband, mới đây, đã cảnh báo các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế liên quan tới biến đổi khí hậu sẽ có thể không đạt được thành công.

 
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Miliband khẳng định rằng hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới đây tại Copenhague (Đan Mạch) “sẽ có thể không đạt được kết quả tích cực” do tính chất phức tạp của các cuộc đàm phán và các trở ngại, khúc mắc giữa các quốc gia công nghiệp với các nước đang phát triển.

“Trước hội nghị Copenhague, tồn tại nguy cơ, theo đó con người không phản ứng kịp thời để tránh thất bại cho cuộc gặp gỡ”, ông nói.

Ngoại trưởng Anh cho rằng, vào thời điểm hiện tại, vấn đề khẩn cấp là cộng đồng quốc tế đi đến thống nhất đạt được một thỏa thuận tại hội nghị. Mặt khác, ông cũng lưu ý: “kể từ nửa cuối thế kỷ XXI, Hội đồng bảo an sẽ phải đặc biệt quan tâm và bị chi phối bởi vấn đề thay đổi khí hậu.

Bộ trưởng Năng lượng, Ed Miliband, cũng đã tuyên bố hoàn toàn “không nghi ngờ” rằng các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, thực hiện nhiều chương trình hành động đã được khởi đầu và sẽ tiếp tục trong những thập kỷ sắp tới.

Các nước đang phát triển hiện không phải chịu bất kỳ một quy định bắt buộc về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bộ trưởng tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng các nước phát triển sẽ tiếp tục chia sẻ công nghệ cùng những nước đang phát triển với mục đích giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Anh, cho rằng, để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi nước Anh phải có sự thay đổi toàn diện về kinh tế và xã hội như các biện pháp giảm phát thải từ giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.

Đến năm 2020, 40% sản lượng điện ủa nước Anh sẽ được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó 30% từ các nguồn như năng lượng gió, năng lượng sóng và 10% được sản xuất từ năng lượng hạt nhân và các nhiên liệu hóa thạch, nhưng các phát thải được thu hồi và lưu giữ.

Nước Anh cam kết đến năm 2020 sẽ cắt giảm 34% phát thải và đáp ứng các mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) đạt 15% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo và giảm 21% khí nhà kính so với mức phát thải năm 1990 vào cuối thập kỷ tới./.



Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng Đề án kiểm kê tài nguyên nước toàn quốc: Kiểm kê việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để điều chỉnh việc phát triển kinh tế

15-9-2009

Ngày 15/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai làm việc với Cục Quản lý Tài nguyên nước và một số đơn vị chức năng trực thuộc Bộ TN&MT về việc xây dựng Đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia.

IUCN họp khẩn cấp cứu Sao La khỏi tuyệt chủng

17-9-2009

Liên minh quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN) - tổ chức bảo vệ môi trường lâu đời nhất thế giới, vừa lên tiếng báo động về nguy cơ tuyệt chủng của Sao La - loài động vật có vú quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ, được tìm thấy ở Việt Nam năm 1992.

Xây dựng bảng giá đất năm 2010

17-9-2009

Ngày 14/9, thay mặt Bộ trưởng Bộ TN&MT, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển đã ký Công văn số 3371/BTNMT-TCQLĐĐ về việc triển khai xây dựng bảng giá đất năm 2010 của địa phương.

Hội thảo góp ý Đề cương báo cáo tổng hợp Đề tài KH&CN “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam”

21-9-2009

Đề tài KH&CN “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam” là đề tài cấp Bộ được phê duyệt vào tháng 5 năm 2009.

Hội thảo góp ý Dự thảo ban đầu Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

27-9-2009

Sáng 24/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Đại sứ quán Hà Lan và các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo ban đầu Luật Tài nguyên nước (TNN) (sửa đổi) nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, nhà quản lý. Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên và Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia quốc tế và chuyên gia cao cấp của Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Bộ TN&MT Mai Ái Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cũng tới dự.

Lồng ghép môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phân tích kinh tế của biến đổi khí hậu

29-9-2009

Ngày 26 tháng chín năm 2009, trong khuôn khổ dự án đói nghèo và môi trường (PEP) của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) phối hợp với Hội Kinh tế môi trường Việt nam (VIASEE),

Buổi gặp gỡ của GS. Trần Văn Hóa với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

29-9-2009

Ngày 28 tháng 09 năm 2009, tại Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) đã diễn ra buổi gặp gỡ và trao đổi với GS.Trần văn Hoá, trường Đại Học Victoria-Úc.

Họp Hội đồng thẩm định cấp Bộ Thuyết minh Dự án Kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường

1-10-2009

Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) đã diễn ra buổi họp Hội đồng thẩm định Thuyết minh Dự án “Điều tra, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng khung chính sách tổng thể đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường” (Dự án Kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường).

Họp với Ngân hàng thế giới về xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 5 của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)

5-10-2009

Ngày 1/10/2009, Văn phòng GEF Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với ông Christophe Crepin, chuyên gia môi trường và ông Douglas J.Graham, Điều phối viên Môi trường của Ngân hàng thế giới (WB) về kế hoạch huy động các nguồn tài trợ trong giai đoạn 5 của Quỹ Môi trường toàn cầu.

Trao đổi hợp tác quốc tế Việt nam-Thuỵ điển

6-10-2009

Nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) với các viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế giới trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam

14-10-2009

Việt Nam có 2360 con sông, có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km2. Tổng lượng nước hàng năm chảy qua các sông, suối tới 835 tỷ m3, trong đó có 313 tỷ m3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước ngoài chảy vào nước ta.

Họp khu vực bầu cử của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) từ 15 – 16/10/2009 tại Ulan bator, Mông Cổ

18-10-2009

Từ ngày 15 – 16/10/2009, cuộc họp khu vực bầu cử của 08 nước: Mông Cổ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Bắc Triều Tiên, Myanmar đã được tổ chức tại Ulan bator, Mông cổ nhằm chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng của GEF sẽ được tổ chức từ ngày 9 – 13/11/2009 tại Washington D.C.