TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trao giải cuộc thi ảnh “Đất ngập nước: Bảo tồn và Phát triển”

Ngày đăng: 24 | 08 | 2018

Ngày 25/8/2018, tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, Hà Nội đã diễn ra Lễ Trao giải cuộc thi ảnh “Đất ngập nước: Bảo tồn và Phát triển” do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Câu lạc bộ café ảnh đã tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai hoạt động truyền thông của Dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” (dự án Đất ngập nước) thực hiện tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Thái Bình do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, nhằm tăng cường nhận thức của các bên liên quan về vai trò và tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước.

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Mai Thanh Dung phát biểu tại buổi lễ

Dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2018. Mục tiêu dài hạn của Dự án hướng tới thiết lập các khu bảo tồn đất ngập nước mới và tạo dựng năng lực cho việc quản lý hiệu quả các khu bảo tồn nhằm giảm thiểu những mối đe dọa hiện tại và nguy cơ đang hình thành từ các khu vực sinh cảnh liên kết. Cuộc thi ảnh về đất ngập nước với chủ đề “Đất ngập nước: Bảo tồn và Phát triển” được phát động từ 16 tháng 7 đến 15 tháng 8 năm 2018. Theo đó, Ban giám khảo đã chọn được:

01 Giải nhất:

-Tác giả Nguyễn Trực với tác phẩm Ngày mới trên Đầm Chuồn

02 Giải nhì:

-Tác giả Nguyễn Viết Cường với tác phẩm Ngao dân

- Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện với tác phẩm Rặng San hô Hòn Yến

03 Giải ba:

- Tác giả Nguyễn Hữu Tấn với tác phẩm Mặn

- Tác giả Nguyễn Hồng Nhung với tác phẩm Trồng cây phát triển Rừng ngập mặn tại Huế

- Tác giả Hoàng Thắng với tác phẩm Mùa rong rêu

04 giải khuyến khích

Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của các nhà ra quyết định và cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của đất ngập nước, hệ sinh thái đất ngập nước đối với cuộc sống, sinh kế của người dân địa phương sống quanh khu vực đất ngập nước, góp phần làm giảm áp lực từ các hoạt động sinh kế của người dân đến hệ sinh thái đất ngập nước. Bên cạnh đó, tăng cường, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông trongcông tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước.

Việt Nam có tới hơn 10 triệu hecta đất ngập nước1 (chiếm khoảng 30% diện tích), phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Công ước Ramsar đã phân loại có 42 dạng đất ngập nước trên thế giới, trong đó Việt Nam có 39 dạng đất ngập nước (bao gồm tự nhiên và nhân tạo, ở cả vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn). Tại nước ta, các hệ sinh thái đất ngập nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với an ninh lương thực, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau như: nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông đường thuỷ, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang của con người, biến đất ngập nước thành nơi nuôi trồng thủy sản, khai thác thuỷ - hải sản, sản xuất nông nghiệp.

Cuộc thi nhận được sự tham gia của hơn 100 tác giả với 395 tác phẩm dự thi. Với 395 tác phẩm dự thi, mỗi tác phẩm mang lại một vẻ đẹp riêng, phản ánh một cách sinh động nhất vẻ đẹp của hệ sinh thái đất ngập nước, các loại động, thực vật sinh sống tại khu vực đất ngập nước cũng như hoạt động, kế sinh nhai của cộng đồng trong khu vực này

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi Trao giải:

Văn nghệ chào mừng

Các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Seminar Khoa học: Ocean Accounting

28-8-2018

Ngày 28/8/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar Khoa học chủ với đề về Ocean Accounting – Hạch toán tài khoản đại dương: cách tiếp cận để hạch toán tài khoản đại dương, sự liên kết với BĐKH, kinh tế, xã hội và sự sẵn có của dữ liệu toàn cầu cho việc tính toán tài khoản. Sau khi tham sự Hội thảo chuyên gia khu vực châu Á và Thái Bình Dương lần đầu tiên về Tài khoản Đại dương được tổ chức tại Thái Lan vừa qua, Bà Kim Thị Thúy Ngọc – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc Viện đã có bài trình bày, chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất về Ocean Accounting. Đây là khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều nghiên cứu viên, chính vì vậy, buổi seminar thu hút được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo và nghiên cứu viên trong Viện.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia giải thể thao Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018

7-9-2018

Ngày 6/9/2018, tại Nhà thi đấu Quận Cầu Giấy (Hà Nội), Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức giải thể thao Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018 chào mừng thành công Đại hội lần thứ V công đoàn viên chức Việt Nam và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tham dự buổi lễ khai mạc có lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam, lãnh đạo Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo Công đoàn Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo công đoàn các đơn vị trực thuộc Bộ và hàng trăm vận động viên đến từ Công đoàn các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia với 02 nội dung là cầu lông và kéo co.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường họp Chi bộ thường kỳ tháng 9/2018

11-9-2018

Ngày 11/9/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Chi bộ thường kỳ tháng 9. Trong cuộc họp lần này, các đảng viên được nghe phổ biến nhiều văn bản mới như Kết luận họp Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường tại kỳ họp ngày 29 tháng 8 năm 2018 và một số văn bản khác. Đặc biệt, Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh thay mặt Đảng ủy Bộ Tài nguyên và môi trường đọc quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhiệm kỳ 2015-2020 cho Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng.

Seminar Khoa học: Khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel-5 Precursor (Sentinel 5P) phục vụ nghiên cứu giám sát ô nhiễm không khí

17-9-2018

Ngày 17/9/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar Khoa học chủ với đề về Khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel 5P phục vụ nghiên cứu giám sát ô nhiễm không khí. Nghiên cứu viên Trần Xuân Duy-  Ban Đất đai thuộc Viện đã có bài trình bày, chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất. Theo thông tin nghiên cứu, Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency – ESA) đã phóng vệ Sentinel-5 vào ngày 13 tháng 10 năm 2017 trong loạt nhiệm vụ trọng điểm của mình. Với những thông tin hữu ích, buổi seminar thu hút được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo và nghiên cứu viên trong Viện.

Hội thảo Khu công nghiệp sinh thái - xu thế toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam

20-9-2018

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, tại Hải Phòng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với các bên liên quan tổ chức hội thảo Khu công nghiệp sinh thái – xu thế toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam. Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh, Ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ông Phạm Văn Mợi - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đồng chủ trì Hội thảo.

Seminar khoa học: Xây dựng mô hình lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm

27-9-2018

Ngày 27/9/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar khoa học về Xây dựng mô hình lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí do ThS Nguyễn Thị Yến – Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường  (thuộc Viện) trình bày. Đây là vấn đề thuộc Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia số BĐKH.14/16-20. Trong những năm vừa qua, ở nước ta cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại cho con người và các loài sinh vật, xét về bản chất các loại ô nhiễm này do các chất gây ô nhiễm có trong không khí như CO2, CO, SO2, NOx, bụi vượt quá tiêu chuẩn quy định. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm do con người hoặc thiên nhiên, nhưng chủ yếu do hoạt động của con người xả chất thải vào không khí c từ hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải hay sinh hoạt.

Họp tham vấn về Xây dựng Bộ tiêu chí, chỉ số về ứng phó với biển đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

28-9-2018

Ngày 29/9/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp tham vấn chuyên gia Dự án Xây dựng Bộ tiêu chí, chỉ số về ứng phó với biển đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hình thành hệ thống tiêu chí, chỉ số toàn diện, phù hợp, khả thi nhằm đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm làm căn cứ để hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam. Căn cứ vào đó, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các Dự báo, cảnh báo để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hợp lớp, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống  trong tương lai.

Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự Diễn đàn Thương mại hóa sản phẩm và công nghệ Việt - Hàn 2018

2-10-2018

Ngày 02/10/2018, Diễn đàn Thương mại hóa sản phẩm và công nghệ Việt - Hàn đã được tổ chức tại Hà Nội. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung - đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự Diễn đàn.

Góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 66/2017/TT-BTNMT về Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường

8-10-2018

Ngày 8/10/2018, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Thế Chinh đã chủ trì buổi làm việc thu thập ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 66/2017/TT-BTNMT về Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng, Mai Thanh Dung và Dương Thanh An cùng đông đảo cán bộ nghiên cứu của Viện đã tham dự buổi làm việc và đóng góp ý kiến.

Sinh hoạt Chi bộ thường kỳ tháng 10/2018 và Đối thoại của cấp ủy với đoàn viên thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9-10-2018

Ngày 09/10/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức sinh hoạt Chi bộ thường kỳ tháng 10. Phó Bí thư Chi bộ Nguyễn Trung Thắng phổ biến các văn bản mới như Quy định về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, thông báo mở lớp ngạch bồi dưỡng chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp... Nội dung khác trong buổi sinh hoạt là lấy ý kiến nhận xét của chi bộ, đảng viên hướng dẫn, tổ chức Công đoàn đối với đảng viên dự bị Nguyễn Thị Minh Tâm (Trung tâm Tư Vấn, Đào tạo và Dịch vụ TN&MT thuộc Viện). Đồng chí Tâm kết nạp đảng ngày 20/9/2017, trải qua 12 tháng rèn luyện, phấn đấu đã nhận được 100% ý kiến nhất trí của đảng viên trong Chi bộ. Chi ủy sẽ tiếp tục hoàn thiện để sớm có quyết định chuyển đảng chính thức cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm. Có thể nói, công tác Đảng luôn được Chi bộ Viện coi trọng, Bí thư Chi bộ Nguyễn Thế Chinh thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, nhằm quán triệt rõ việc thực hiện luôn đảm bảo dân chủ, đúng quy trình.

Hội nghị Đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2021

19-10-2018

Ngày 19/10/2018, TS. Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì Hội nghị Đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015-2018 và định hướng đến 2021. TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và một số cán bộ Viện có liên quan đã tham dự Hội nghị này, cùng đại diện các đơn vị chức năng và các Viện khoa học thuộc Bộ.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện tại Việt Nam

7-12-2018

Ngày 7/12/2018, tại trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện tại Việt Nam. TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng là chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.