Ngày đăng:
17 | 09 | 2018
Ngày 17/9/2018, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar Khoa học chủ với đề về Khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel 5P phục vụ nghiên cứu giám sát ô nhiễm không khí. Nghiên cứu viên Trần Xuân Duy- Ban Đất đai thuộc Viện đã có bài trình bày, chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất. Theo thông tin nghiên cứu, Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency – ESA) đã phóng vệ Sentinel-5 vào ngày 13 tháng 10 năm 2017 trong loạt nhiệm vụ trọng điểm của mình. Với những thông tin hữu ích, buổi seminar thu hút được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo và nghiên cứu viên trong Viện.
Sentinel-5 Precursor (hoặc Sentinel-5p) là một hệ thống vệ tinh được có tính năng tập trung vào việc thu thập dữ liệu ô nhiễm. Một trong những cảm biến quan trọng của vệ tinh này là TROPOspheric Monitoring Instrument (Tropomi) theo dõi các tia hồng ngoại có thể nhìn thấy được, tia cực tím, cận hồng ngoại và sóng ngắn để định lượng ozon, khí mê-tan, carbon monoxide, sulfur dioxide và các chất ô nhiễm khác trong khí quyển. Đây sẽ là một trong những vệ tinh đầu tiên cung cấp giám sát ô nhiễm độ phân giải cao và sẽ cung cấp khả năng thu thập dữ liệu lớn cho phép theo dõi hàng ngày và thậm chí hàng giờ.

Nghiên cứu viên Trần Xuân Duy- Ban Đất đai thuộc Viện trình bày về khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel 5P phục vụ nghiên cứu giám sát ô nhiễm không khí

Hình ảnh biểu thị nồng độ NO2 ở Việt Nam chụp từ vệ tinh Sentinel 5P

Carbonmonoxide (CO) là dữ liệu hiện tại phủ ở mức độ rất thấp và thường phụ thuộc vào các cảm biến nằm rải rác trên Trái Đất
Vệ tinh có quỹ đạo tương đối thấp và các được trang bị những kỹ thuật giám sát hiên đại nhất. Các thông tin quan trắc bao gồm cả carbon monoxide là dữ liệu vùng phủ sóng hiện tại rất thấp và thường phụ thuộc vào các cảm biến nằm rải rác]. Về cơ bản, dữ liệu sẽ có độ phân giải không gian và thời gian chia cho dữ liệu theo giờ. Điều này cho phép giám sát ô nhiễm được chính xác hơn nhiều về việc thay đổi chất lượng không khí ở các khu vực đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi môi trường như độ ẩm và biến động nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm tập trung thay đổi. Các sự kiện lớn và quy mô nhỏ, bao gồm cháy rừng và biến động thời tiết địa phương, là những phẩm chất có thể được thu thập bằng các dữ liệu và được áp dụng trong các mô hình dự báo. Dữ liệu tầng ozon và cột ozon trong tầng đối lưu cũng được giám sát. Điều này sẽ bao gồm giám sát hàng ngày về mức ozon toàn cầu, cung cấp độ phân giải thời gian lớn hơn cho sự biến động của ozone trong bầu khí quyển so với giám sát trước đây. Liên quan đến mức ôzôn, ánh sáng cực tím trên bề mặt cũng sẽ được theo dõi để cho phép nhìn nhận toàn cầu và địa phương hằng ngày đối với thiệt hại do tia cực tím gây ra bởi mặt trời.
Các phép đo của vệ tinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể hỗ trợ việc ra quyết định và các nỗ lực của chính phủ để giảm ô nhiễm không khí, cải thiện sức khoẻ của cộng đồng. Nhiệm vụ này cũng sẽ giúp các nhà khoa học nâng cao kiến thức về các quá trình cơ bản liên quan đến khí quyển, khí hậu và sự hình thành các lỗ hổng trong tầng ôzôn. Ngoài ra, nó cũng sẽ đóng góp vai trò vào các ngành dịch vụ như giám sát tro núi lửa cho an toàn hàng không.

An Bình