
Hội nghị lần thứ 23 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 23) khai mạc tại thành phố Bonn của Đức
Những tuyên bố chính đã được đưa ra tại COP 23 gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu: Các quỹ hỗ trợ người nghèo và dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan được cam kết mạnh mẽ nhất, cụ thể:
- Sáng kiến hỗ trợ phục hồi (InsuResilience Initiative) với gói tài trợ bổ sung 125 triệu USD từ Đức hỗ trợ cho hơn 400 triệu người nghèo và dễ bị tổn thương tới năm 2020. Quan hệ đối tác giữa nhóm 20 quốc gia phát triển (G20) và nhóm 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất (V20) được thiết lập.
- Quỹ thích ứng (Adaptation Fund) vượt quá mục tiêu cho năm 2017- quỹ huy động đóng góp từ Đức 50 triệu Euro và 7 triệu Euro của Italia, cao hơn mục tiêu cho năm 2017 là 13 triệu USD. Tổng số tiền huy động cho quỹ thích ứng là 93,3 triệu đô-la Mỹ.
- Na-uy & Unilever hỗ trợ 400 triệu USD cho đầu tư công và tư nhân trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội nhằm tăng tính tự phục hồi. Đầu tư vào các mô hình kinh doanh đảm bảo năng suất nông nghiệp cao, phát huy nội lực của các hộ kinh doanh quy mô nhỏ và bảo vệ rừng.
- Đức và Vương quốc Anh cung cấp gói hỗ trợ 153 triệu USD để mở rộng các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và ngăn chặn chặt phá rừng ở vùng Amazon.
- Ngân hàng đầu tư Châu Âu (European Investment Bank) sẽ cung cấp gói hỗ trợ bổ sung 75 triệu USD cho chương trình đầu tư 405 triệu USD mới cho cơ quan quản lý tài nguyên nước của Fiji. Kế hoạch giúp tăng cường tính tự phục hồi trong phân bổ nguồn nước và xử lý nước thải sau bão Winston, cơn bão lớn thứ hai trên thế giới được ghi nhận tại Fiji trong tháng 2/2016.
- Quỹ khí hậu xanh (Green Climate Fund) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (European Bank for Reconstruction and Development) đăng ký gói hỗ trợ 37,6 triệu USD cho Dự án bảo tồn tài nguyên nước Saïss trị giá 243,1 triệu USD để giúp nông nghiệp Ma-rố tăng tính tự phục hồi.
- Viện tài nguyên thế giới (World Resources Institute) thông báo gói tài trợ 2,1 tỉ USD từ khối tư nhân giúp phục hồi dải đất suy thoái tại vùng Mỹ Latinh và Caribbean thông qua dự án Initiative 20x20.
- Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Đức, Tây Ban Nha và Liên minh châu Âu (EU) khởi động chương trình 42 triệu EUR hỗ trợ thực hiện Cam kết do quốc gia tự quyết định (NDC) tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hiệp quốc (UN Climate Summit) giúp các quốc gia thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.
- Đối tác NDC (NDC Partnership) thành lập Trung tâm khu vực giúp hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tại khu vực Thái Bình Dương.
- 13 quốc gia và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) – tài trợ 30 triệu EUR cho “Chương trình chuyển đổi năng lượng sạch IEA” giúp hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch trên toàn thế giới.
- Ê-cu-a-đo cam kết giảm 15 triệu tấn phát thải CO2 trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Dịch vụ hệ sinh thái rừng quốc gia của Gabon giảm 20 triệu tấn phát thải CO2 thông qua việc ngăn chặn chặt phá rừng trái phép.
Thứ hai đầu tư cho các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức Tài chính và các chính sách đã cam kết tài trợ đầu tư cho các hành động ứng phó với BĐKH, cụ thể.
- Ngân hàng HSBC tuyên bố tài trợ 100 triệu USD cho đầu tư xanh ngay trước khi COP23 diễn ra.
- R20 và Quỹ hỗ trợ Phong lan xanh (Blue Orchard Finance)-Quỹ khí hậu tiểu vùng Châu Phi cung cấp gói hỗ trợ đầu tư và thực hiện ít nhất 100 dự án hạ tầng tới năm 2020.
Thứ ba, hợp tác thực hiện các hành động ứng phó biến đối khí hậu. Với những cam kết hành động ứng phó biến đổi khí hậu từ các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự, rất cần những nỗ lực hợp tác nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa trên từng khoản tài trợ so với việc hành động đơn lẻ, độc lập.
- Sáng kiến sức khỏe SIDS (SIDS Health Initiative) thành lập bởi Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), thư ký LHQ về biến đổi khí hậu và Chủ tịch điều hành COP 23 người Fiji, nhằm đảm bảo các quốc đảo nhỏ có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt để nâng cao khả năng tự phục hồi trong bối cảnh biến đổi khí hậu tới năm 2030.
- Cam kết của Hoa Kỳ (America’s Pledge) liên kết những người đứng đầu khối tư nhân và nhà nước giúp đảm bảo Hoa Kỳ tiếp tục đi đầu trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện các cam kết quốc gia trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về BĐKH.
- Liên minh năng lượng từ than (Powering Past Coal Alliance) giúp kết nối 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm giảm nhẹ quá trình tiêu thụ than và hỗ trợ những cộng đồng và người lao động chịu ảnh hưởng từ than để dần chuyển đổi mô hình sản xuất năng lượng.
- Chủ tịch C40 (mạng lưới 40 thành phố chống chịu với BĐKH) của 25 thành phố tiên phong, đại diện cho 150 triệu dân, cam kết phát triển và bắt đầu thực hiện những kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng trước khi đến mốc năm 2020 nhằm thực hiện kịch bản phát thải trung bình và xây dựng thành phố tự phục hồi trước BĐKH khí hậu tới năm 2050.
- Liên minh toàn cầu cho các tòa nhà và công trình (Global Alliance for Buildings and Construction) - ký kết thỏa thuận nhằm đẩy mạnh và nhân rộng các hoạt động hợp tác.
- Dưới 50 (Below 50) – Hội đồng kinh doanh thế giới về sáng kiến phát triển bền vững nhằm phát triển thị thường toàn cầu cho nguồn nhiên liệu bền vững nhất.
- Liên minh giao thông thân thiện với môi trường (EcoMobility Alliance) – Các thành phố triển vọng đã cam kết thúc đẩy giao thông bền vững.
- Sáng kiến chuyển đổi giao thông đô thị (Transforming Urban Mobility Initiative) - Tăng tốc quá trình thực hiện giao thông đô thị bền vững và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Đối tác xuyên đại dương (The Ocean Pathway Partnership) hướng tới mục tiêu tới năm 2020 sẽ tăng cường các hoạt động và hỗ trợ tài chính cho những hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ gìn đại dương và sinh kế bao gồm các hoạt động của tổ chức Biến đổi khí hậu Liên hợp quốc (UN Climate Change) và thông qua các kế hoạch hành động quốc gia.
- Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme-UNDP) phát động Diễn đàn toàn cầu cho cam kết của New York về rừng nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu về bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng.
Thứ tư, cắt giảm phát thải chung. Tại COP 23, một số quốc gia đã chính thức tham gia một số Thỏa thuận, Công ước toàn cầu liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, ví dụ: Syria ký kết Thỏa thuận Paris - nâng tổng số quốc gia tham gia Thoả thuận Paris lên 170; 6 quốc gia gồm Bỉ, Phần Lan, Đức, Slovakia, Tây Ban Nha và Thụy Điển đã ký kết cam kết Doha sửa đổi, nâng số quốc gia tham gia lên con số 90; Tám quốc gia ký kết điều khoản Kigali bổ sung trong Nghị định thư Montreal về loại bỏ các chất CFCs (gồm các quốc gia Comoros, Phần Lan, Đức, Cộng hòa Dân chủ Lào, Luxembourg, Maldives, Slovakia và Vương quốc Anh) – nâng tổng số có 19 quốc gia đã ký kết. Ngoài cam kết của các chính phủ về cắt giảm phát thải khí nhà kính (thông qua cam kết do quốc gia tự quyết- NDC), các doanh nghiệp lớn cũng có những cam kết cắt giảm cụ thể, ví dụ: Công ty Mars cam kết cắt giảm 27% dấu chân các-bon tới năm 2025 và cắt giảm 67% tới năm 2050; Tập đoàn Microsoft cắt giảm tới 75% phát thải các-bon vào năm 2030; EV100– Nhiều công ty lớn tham gia quá trình chuyển đổi sang hình thức giao thông chạy bằng năng lượng điện; Công ty Walmart cam kết quảng bá sản phẩm giúp giảm thiểu chặt phá rừng.
Kết quả cập nhất từ COP 23 cho thấy, ngoài nỗ lực của các chính phủ, các định chế tài chính, tập đoàn quốc gia và đa quốc gia đã tham gia và có các cam kết cụ thể về hỗ trợ tài chính cho hành động ứng phó với BĐKH cũng như cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính. Nội dung chính của COP 23 chủ yếu tập trung vào việc cụ thể hóa việc thực hiện những nội dung đã được thống nhất trong Thỏa thuận Paris về BĐKH đã được thông tại COP 21. Lần họp thứ 24 của các bên tham gia công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC)- COP 24 sẽ được tổ chực tại Ba Lan từ ngày 3-14 tháng 12 năm 2018.


TS. Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23)
Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu (Tổng hơp)