ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cơ sở lý luận về sử dụng công cụ thuế trong khai thác khoáng sản

29-5-2024

Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một cách hiệu quả, nhiều công cụ, chính sách đã được xây dựng, trong đó có công cụ thuế. Nghiên cứu này sẽ làm rõ cơ sở lý luận của việc áp dụng công cụ thuế vào khai thác tài nguyên khoáng sản thông qua việc phân tích về lịch sử hình thành, vai trò và phân loại của công cụ trên kinh nghiệm quốc tế. Đồng thời, trình bày tổng quan về những loại thuế đối với khai thác khoáng sản ở Việt Nam để làm rõ đặc điểm, bản chất của từng loại. Để phát huy hiệu quả và vai trò của các công cụ thuế trong khai thác khoáng sản, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các công cụ thuế phù hợp, linh hoạt hơn và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các công cụ thuế với nhau, giữa công cụ thuế với các công cụ khác.

Giải pháp kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam đối với phát triển kinh tế - xã hội

21-5-2024

    Trong khuôn khổ đề tài “Biển Việt Nam phục vụ mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước”, bài viết tập trung nêu lên thực trạng môi trường biển Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả phân tích những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến kinh tế - xã hội ở các khía cạnh: tác động đến các ngành, lĩnh vực kinh tế biển (hàng hải, thủy sản và sản xuất nông nghiệp ven biển, du lịch biển, khai thác năng lượng biển, thu hút đầu tư tại các cơ sở công nghiệp ven biển); tác động đến các vấn đề xã hội vùng biển đảo (sức khỏe con người, sinh kế của cộng đồng dân cư, mâu thuẫn lợi ích và an ninh, trật tự vùng biển đảo). Để giảm thiểu những tác động của ô nhiễm đối với kinh tế - xã hội, bài viết đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức triển khai công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường; nhóm giải pháp về đầu tư nguồn lực.

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

21-5-2024

    Chuyển đổi xanh là một phương thức phát triển kinh tế quan tâm đến vấn đề môi trường và tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm các nước đã thành công về kinh tế xanh, đồng thời kết hợp linh hoạt các bài học này trong xây dựng chính sách phát triển cơ cấu ngành, nghề và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình chính trị, xã hội, vị trí địa lý và nền văn hóa của đất nước. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và suy thoái môi trường đã trở thành những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh thiên tai, biến đổi khí hậu thì tình hình dịch bệnh (cúm gia cầm, Covid-19…) đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, chỉ có chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh mới là lựa chọn đúng đắn và lâu dài. 

Phát triển năng lượng tái tạo: Thành công của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

21-5-2024

Trong bối cảnh cả thế giới phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt năng lượng trầm trọng, ô nhiễm môi trường do khai thác nguồn nhiên liệu hóa thạch quá mức, năng lượng tái tạo nổi lên như một biện pháp bền vững, đem lại tương lai mới cho con người và môi trường trên Trái đất.

Vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy chuyển dịch năng lượng toàn cầu

21-5-2024

Trung Quốc nổi lên là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đang “thống trị” nhiều thị trường sản xuất vật liệu phục vụ chuyển dịch năng lượng trên thế giới. Do đó, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch của thế giới, hướng tới hiện thực hoá mục tiêu phát thải ròng bằng “0” toàn cầu.

Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng địa chất môi trường đô thị ở Việt Nam

14-5-2024

 Địa chất môi trường (ĐCMT) đô thị ứng dụng ba vấn đề chính: i) Các thành phần của môi trường địa chất (thành phần vật chất, các quá trình địa chất, địa hình địa mạo); ii) Hệ thống của đô thị (vị trí, yếu tố đầu vào, đầu ra, hệ thống giao thông); iii) Mối tương tác của môi trường địa chất với hoạt động đô thị. Trên cơ sở này, ĐCMT đô thị phục vụ công tác xác định tính tương thích giữa các thành phần tham gia trong quá trình phát triển đô thị, hạn chế tối thiểu những xung đột, đưa ra cơ sở khoa học sử dụng hợp lý không gian địa chất. Trong bài viết, với mục tiêu đưa ra cơ sở khoa học các dữ liệu gốc về tính chất vật lý, hóa học, không gian của các thành phần trong không gian địa chất phục vụ thu thập, điều tra và phân cấp theo nhu cầu để xác lập giá trị (điểm số) cũng như chuẩn hóa trọng số theo ba vấn đề nêu trên. Từ đó lượng hóa nhằm đánh giá khả năng đáp ứng được các nhu cầu phát triển đô thị một cách khách quan và hợp lý theo từng khu vực nhất định ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải các-bon ở Việt Nam

14-5-2024

Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu đã gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích và làm rõ tác động của du lịch đến phát triển kinh tế, phát thải CO2 và chất lượng môi trường ở Việt Nam. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu và phân tích, đánh giá tài liệu để tiến hành phân tích tổng quan mối liên hệ, tác động qua lại giữa du lịch và phát triển kinh tế; du lịch và bền vững về môi trường; du lịch và phát thải các-bon, đồng thời đánh giá về phát thải các-bon trong phát triển du lịch ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động từ các bên liên quan trong phát triển du lịch; gợi ý chính sách hướng tới một nền du lịch thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ, đổi mới sinh thái, từ đó góp phần giảm tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường, nhằm đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Phát triển giao thông phi động cơ nhằm góp phần giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam

13-5-2024

Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ các phương tiện cơ giới đường bộ đang là ưu tiên của nhiều Chính phủ và đô thị lớn trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều các giải pháp được đưa ra, trong đó hiệu quả nhất là giải pháp phát triển loại hình giao thông phi động cơ tại các thành phố (TP) lớn, điển hình là sử dụng xe đạp nhằm kết nối với các phương tiện công cộng khác trong đô thị. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình này, Nhà nước cần ban hành chính sách, cơ chế… cũng như sự nâng cao nhận thức của người dân. Nghiên cứu phân tích thực trạng, kinh nghiệm giao thông phi động cơ trên thế giới và một số địa điểm dành cho xe đạp ở một số TP của Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp giao thông phi động cơ cho Việt Nam.

Nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro khan hiếm nước

13-5-2024

Đánh giá rủi ro khan hiếm nước cần dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau. Bài báo đã đưa ra một số phương pháp đánh giá rủi ro khan hiếm nước phổ biến được áp dụng trong các nghiên cứu trên thế giới, bao gồm theo khung đánh giá rủi ro của IPCC (rủi ro khan hiếm nước quốc gia) và dựa trên nước ảo (rủi ro khan hiếm nước khu vực). Rủi ro khan hiếm nước dựa trên khung đánh giá rủi ro của IPCC được cấu tạo từ ba thành phần chính: hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Rủi ro khan hiếm nước dựa trên nước ảo là khả năng tổn thất sản lượng kinh tế trong một ngành do khan hiếm nước bao gồm tổn thất sản lượng trực tiếp và tổn thất sản lượng gián tiếp thông qua thương mại. Bài viết góp phần làm rõ nội hàm và tác động của khan hiếm nước, đồng thời cung cấp thêm công cụ hỗ trợ tăng cường hiệu quả của các chiến lược quản lý tài nguyên nước, hướng tới phát triển bền vững.

Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

8-5-2024

Chất thải nhựa trên biển là một trong số chất ô nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn tới môi trường, hệ sinh thái và các ngành kinh tế biển. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện một số nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang chỉ ở những giai đoạn đầu tiên, mang tính đơn lẻ, thiếu tính định hướng và hệ thống. Dựa trên việc thu thập tài liệu, dữ liệu; thống kê, phân tích và xử lý số liệu; tổng hợp kết quả phân tích liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái quát một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam, bao gồm:về định hướng (tác giả xem việc sử dụng từ định hướng có phù hợp không) nghiên cứu chất thải nhựa trên biển với các nội dung bao gồm: Mật độ phân bố, nguồn gốc chất nhựa, tác động của chất thải nhựa đến hệ sinh thái, và con người... trên kích cỡ loại nhựa là nhựa cỡ lớn và vi nhựa tại khu vực bờ biển, trầm tích, và cột nước biển. Từ đó, đề xuất các hướng nghiên cứu chất thải nhựa tại Việt Nam trong những năm tiếp theo như: Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa; nghiên cứu về quan trắc, giám sát chất thải nhựa; nghiên cứu về phát triển công nghệ về chất thải nhựa...

Phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

7-5-2024

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong phát triển đô thị bền vững đã và đang được coi như một giải pháp hữu hiệu tại nhiều đô thị trên thế giới khi phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn về phát triển kinh tế, cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích kinh nghiệm ứng dụng KTTH thành công của một số đô thị như Thâm Quyến (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), cũng như đánh giá thực trạng, điều kiện thực tiễn tại các đô thị trong nước, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình KTTH trong phát triển các đô thị tại Việt Nam theo hướng bền vững.

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

6-5-2024

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tự nhiên tại Việt Nam đã được thể chế hóa tại Điều 138 Luật BVMT năm 2020. Theo đó “tổ chức, cá nhân sử dụng DVHST tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái (HST) tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển HST tự nhiên”.