TUYỂN DỤNG

Tuyển chuyên gia tư vấn cá nhân

Ngày đăng: 02 | 06 | 2022

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT

 TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

 

Thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021-2022 và đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP)”, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn mời chuyên gia tư vấn cá nhân thực hiện các công việc dưới đây:

Gói thầu số 1: Chuyên gia Rà soát các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu nông sản Việt Nam (ES) giai đoạn 2021-2022 và Xây dựng báo cáo đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS), trợ cấp xuất khẩu (ES) giai đoạn 2021 2022 (Viết tắt: Chuyên gia rà soát chính sách DS, ES và xây dựng báo cáo tổng hợp chính sách, giải pháp về DS và ES) - 1 người (Phụ lục 1 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 2: Chuyên gia thu thập, tổng hợp và xây dựng tập biểu hỗ trợ nông nghiệp trong nước DS và trợ cấp xuất khẩu ES của Việt Nam năm 2021 và sơ bộ năm 2022 tại các bộ/ngành và 63 tỉnh/thành phố (Viết tắt: Chuyên gia xây dựng tập biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản) - 3 người (Phụ lục 2 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 3: Chuyên gia xây dựng Báo cáo Đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới – 1 người (Phụ lục 3 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch khoa học đến Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội hoặc email: hang.an@agro.gov.vn trước 16h ngày 14/6/2022.

                                                              Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2022

 

          GIÁM ĐỐC

 

                (đã ký)

 

        Nguyễn Anh Phong

 

 

Nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021-2022 và đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP)

 

PHỤ LỤC 1. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Gói thầu số 1: Chuyên gia rà soát chính sách DS, ES và xây dựng báo cáo tổng hợp chính sách, giải pháp về DS và ES – 01 người

Giới thiệu

Năm 2021, đại dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát 2 lần ở mức độ nghiêm trọng và quy mô lớn, đã tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, xuất khẩu NLTS vẫn đột phá với tổng giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 48,65 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 15,97 tỷ USD, tăng 20,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,88 tỷ USD, tăng 40,5%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 3 triệu USD, tăng 3,4%.

Hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp nói riêng, các hiệp định tự do thương mại (FTAs), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP có hiệu lực ngày càng đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ hơn nữa những luật chơi quốc tế đồng thời chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng. Bên cạnh những cơ hội mới được mở ra thì nhiều ngành phải đối đầu với những thách thức nhất định nhất là trong cạnh tranh đối với các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển hơn.

Là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã phải cam kết điều chỉnh khuôn khổ chính sách trong nước và thực hiện các qui định đã ký kết. Theo quy định các nước thành viên WTO định kỳ phải báo cáo với Ủy ban nông nghiệp của WTO về các giải pháp và ngân sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản theo mẫu quy định (gọi là biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản (DS-ES), tiếp theo các kỳ báo cáo giai đoạn 2007-2008, giai đoạn 2009-2013, giai đoạn 2014-2017, giai đoạn 2018-2019 và năm 2020 chuẩn bị đ.ệ trình WTO để hoàn thành nghĩa vụ. Để chuẩn bị cho việc thu thập số liệu chính thức của năm 2021 và sơ bộ năm 2022 làm cơ sở để Bộ xây dựng biểu chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gửi WTO.

Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đề xuất thực hiện nhiệm vụ Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021-2022 và đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP). Thực hiện nhiệm vụ này sẽ kết hợp giải quyết được mục tiêu là tiếp tục (1) Rà soát, đánh giá chính sách và xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2021– sơ bộ năm 2022; (2) Đồng thời, đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP) để đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn/Trung tâm Thông tin PTNNNT cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện hoạt động “Chuyên gia rà soát chính sách DS, ES và xây dựng báo cáo tổng hợp chính sách, giải pháp về DS và ES”.

Nội dung công việc:

Nội dung 1: Rà soát các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2020-2021.

  • Thu thập các chính sách, giải pháp về hỗ trợ nông nghiệp trong nước bao gồm các chính sách được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2022
  • Thu thập các chính sách, giải pháp liên quan đến trợ cấp và có ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản giai đoạn 2022-2022
  • Đánh giá những kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu
  • Phân tích những thuận lợi, khó khăn của các chính sách khi triển khai trong giai đoạn 2021-2022, đánh giá những tồn tại và hạn chế của các chính sách này và từ đó định hướng cho giai đoạn tiếp theo đáp ứng được các yêu cầu đã cam kết với WTO.

Nội dung 3: Xây dựng báo cáo đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS), trợ cấp xuất khẩu (ES) giai đoạn 2021-2022

  • Phân tích thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu (về mức hỗ trợ, so sánh với cam kết của WTO).
  • Phân tích những tồn tại, hạn chế trong triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu nông sản (ES) giai đoạn 2021– 2022.
  • Đề xuất những thay đổi về chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu trong giai đoạn tới;
  • Đề xuất phương án trình Chính phủ quyết định về phương án thông báo với WTO về tập biểu DS và ES 2021 – 2022.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 đĩa CD gồm các tài liệu báo cáo, văn bản chính sách liên quan sắp xếp theo các thư mục;
  • 01 Biểu tổng hợp rà soát các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS), trợ cấp xuất khẩu nông sản (ES) giai đoạn 2021-2022;
  • 01 Báo cáo tổng hợp đối với chính sách, giải pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu nông sản (ES) giai đoạn 2021-2022;

Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 4 tháng, kể từ tháng 6 đến tháng 12/2022.

Kinh phí: (1,5 tháng * 30.000.000 đồng/tháng) + ( 2,5 tháng * 30.000.000 đồng/tháng) = 120.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có 10-15 năm kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế;
  • Có kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo và trình bày tốt.

Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

7

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

15

 

IV

Kinh nghiệm

35

23

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 10-15 năm trở lên)

15

 

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn.

10

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

10

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo

10

 

 

Trình độ ti

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Gói thầu số 2: Chuyên gia xây dựng tập biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản – 03 người

Giới thiệu

Năm 2021, đại dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát 2 lần ở mức độ nghiêm trọng và quy mô lớn, đã tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, xuất khẩu NLTS vẫn đột phá với tổng giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 48,65 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 15,97 tỷ USD, tăng 20,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,88 tỷ USD, tăng 40,5%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 3 triệu USD, tăng 3,4%.

Hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp nói riêng, các hiệp định tự do thương mại (FTAs), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP có hiệu lực ngày càng đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ hơn nữa những luật chơi quốc tế đồng thời chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng. Bên cạnh những cơ hội mới được mở ra thì nhiều ngành phải đối đầu với những thách thức nhất định nhất là trong cạnh tranh đối với các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển hơn.

Là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã phải cam kết điều chỉnh khuôn khổ chính sách trong nước và thực hiện các qui định đã ký kết. Theo quy định các nước thành viên WTO định kỳ phải báo cáo với Ủy ban nông nghiệp của WTO về các giải pháp và ngân sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản theo mẫu quy định (gọi là biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản (DS-ES), tiếp theo các kỳ báo cáo giai đoạn 2007-2008, giai đoạn 2009-2013, giai đoạn 2014-2017, giai đoạn 2018-2019 và năm 2020 chuẩn bị đ.ệ trình WTO để hoàn thành nghĩa vụ. Để chuẩn bị cho việc thu thập số liệu chính thức của năm 2021 và sơ bộ năm 2022 làm cơ sở để Bộ xây dựng biểu chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gửi WTO.

Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đề xuất thực hiện nhiệm vụ Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021-2022 và đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP). Thực hiện nhiệm vụ này sẽ kết hợp giải quyết được mục tiêu là tiếp tục (1) Rà soát, đánh giá chính sách và xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2021– sơ bộ năm 2022; (2) Đồng thời, đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP) để đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn/Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 01 nhóm chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện hoạt động “Thu thập, tổng hợp và xây dựng tập biểu hỗ trợ nông nghiệp trong nước DS và trợ cấp xuất khẩu ES của Việt Nam năm 2021 và sơ bộ năm 2022 tại các bộ ngành và 63 tỉnh thành phố”.

 

Chuyên gia 1:

Nội dung công việc:

  • Cập nhật và hoàn chỉnh bộ tài liệu hướng dẫn thu thập thông tin xây dựng bảng DS, ES năm 2021 và sơ bộ năm 2022;
  • Trực tiếp liên hệ với cán bộ đầu mối các Bộ Ngành TW để hướng dẫn và thu thập thông tin, dữ liệu theo các biểu mẫu;
  • Tổng hợp, tính toán các thông tin của biểu ES, DS trong năm 2021 và sơ bộ năm 2022 thu thập từ cán bộ đầu mối của các Bộ Ngành TW.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 Bộ tài liệu hướng dẫn thu thập thông tin xây dựng bảng DS, ES năm 2021 và sơ bộ năm 2022 bao gồm các bảng biểu thu thập thông tin của các Bộ ngành trung ương và các địa phương và hướng dẫn chi tiết);
  • 01 đĩa CD các số liệu, bảng biểu thu thập từ các Bộ Ngành TW;
  • Tập biểu số liệu theo các bảng DS, ES được nhập liệu, làm sạch và tính toán.

Thời gian thực hiện:

  • Tổng thời gian thực hiện 03 tháng từ tháng 6/2022 đến  tháng 12/2022

Kinh phí: 03 tháng * 30.000.000 đồng/ tháng = 90.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kế toán, tài chính, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê (excel, stata...);
  • Có kinh nghiệm về thống kê;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế.

Chuyên gia 2:

Nội dung công việc:

  • Trực tiếp liên hệ với cán bộ đầu mối tại 30 tỉnh/thành của các khu vực Đông Bắc; Tây Bắc; Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ để hướng dẫn và thu thập thông tin, dữ liệu theo các biểu mẫu;
  • Tổng hợp, tính toán các thông tin của biểu ES, DS trong năm 2021 và sơ bộ năm 2022 thu thập từ các cán bộ đầu mối của 30 tỉnh/thành nói trên. Chỉnh sửa và hoàn thiện các bảng biểu của các tỉnh/thành phụ trách khi có ý kiến góp ý.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 đĩa CD gồm các số liệu, tài liệu thu thập của 30 tỉnh/thành của các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ;
  • 30 tập biểu DS, ES năm 2021 và sơ bộ năm 2022 của 30 tỉnh/thành nói trên đã được làm sạch, tổng hợp và điền đầy đủ thông tin.

Thời gian thực hiện:

  • Tổng thời gian thực hiện 03 tháng từ tháng 6/2022 đến  tháng 12/2022
  • Kinh phí: 3 tháng * 30.000.000 đồng/ tháng = 90.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kế toán, tài chính, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê (excel, stata...);
  • Có kinh nghiệm về thống kê;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế.

Chuyên gia 3:

Nội dung công việc:

  • Trực tiếp liên hệ với cán bộ đầu mối tại 33 tỉnh/thành của các khu vực Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long để hướng dẫn và thu thập thông tin, dữ liệu theo các biểu mẫu;
  • Tổng hợp, tính toán các thông tin của biểu ES, DS trong năm 2021 và sơ bộ năm 2022 thu thập từ các cán bộ đầu mối của 33 tỉnh/thành nói trên. Chỉnh sửa và hoàn thiện các bảng biểu của các tỉnh/thành phụ trách khi có ý kiến góp ý.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 đĩa CD gồm các số liệu, tài liệu thu thập của 33 tỉnh/thành của các khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
  • 33 tập biểu DS, ES năm 2020 và sơ bộ năm 2021 của 30 tỉnh/thành nói trên đã được làm sạch, tổng hợp và điền đầy đủ thông tin.

Thời gian thực hiện

Tổng thời gian thực hiện 03 tháng từ tháng 6/2022 đến  tháng 12/2022

Kinh phí: 3 tháng * 30.000.000 đồng/ tháng = 90.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kế toán, tài chính, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp …Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê (excel, stata...);
  • Có kinh nghiệm về thống kê;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế.

Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

7

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kế toán, tài chính, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

15

 

IV

Kinh nghiệm

35

23

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên)

15

 

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu.

5

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

5

 

 

Kinh nghiệm về thống kê

10

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu , thành thạo các phần mềm phân tích thống kê

10

 

 

Kỹ năng làm việc nhóm

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Gói thầu số 3: Chuyên gia xây dựng Báo cáo Đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới – 01 người

 

Giới thiệu

Năm 2021, đại dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát 2 lần ở mức độ nghiêm trọng và quy mô lớn, đã tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, xuất khẩu NLTS vẫn đột phá với tổng giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 48,65 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 15,97 tỷ USD, tăng 20,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,88 tỷ USD, tăng 40,5%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 3 triệu USD, tăng 3,4%.

Hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp nói riêng, các hiệp định tự do thương mại (FTAs), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP có hiệu lực ngày càng đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ hơn nữa những luật chơi quốc tế đồng thời chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng. Bên cạnh những cơ hội mới được mở ra thì nhiều ngành phải đối đầu với những thách thức nhất định nhất là trong cạnh tranh đối với các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển hơn.

Là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã phải cam kết điều chỉnh khuôn khổ chính sách trong nước và thực hiện các qui định đã ký kết. Theo quy định các nước thành viên WTO định kỳ phải báo cáo với Ủy ban nông nghiệp của WTO về các giải pháp và ngân sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản theo mẫu quy định (gọi là biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản (DS-ES), tiếp theo các kỳ báo cáo giai đoạn 2007-2008, giai đoạn 2009-2013, giai đoạn 2014-2017, giai đoạn 2018-2019 và năm 2020 chuẩn bị đ.ệ trình WTO để hoàn thành nghĩa vụ. Để chuẩn bị cho việc thu thập số liệu chính thức của năm 2021 và sơ bộ năm 2022 làm cơ sở để Bộ xây dựng biểu chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gửi WTO.

Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đề xuất thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021-2022 và đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP). Thực hiện nhiệm vụ này sẽ kết hợp giải quyết được mục tiêu là tiếp tục (1) Rà soát, đánh giá chính sách và xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2021– sơ bộ năm 2022; (2) Đồng thời, đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP) để đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện hoạt động viết“ Báo cáo đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới”.

Nội dung công việc:

Nội dung 4: Đánh giá thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới 

  • Tổng quan về các thách thức của thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP)
  • Các biện pháp thương mại phi thuế
  • Các biện pháp SPS, TBT
  • Các chính sách thương mại mới của các nước
  • Quy định về sở hữu trí tuệ, trợ cấp, xuất xứ hàng hóa, kiểm soát biên giới....
  • Đề xuất giải pháp thúc ứng phó với các thách thức từ các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP) để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 đĩa CD gồm các số liệu, tài liệu thu thập về các hiệp định thương mại nông sản; khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay.
  • 01 Báo cáo Đánh giá thách thức trong thương mại nông sản trong bối cảnh các hiệp định thương mại thế hệ mới (EVFTA, CPTTP, RCEP)

Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 2,5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12/2022

Kinh phí: 2,5 tháng x 40.000.000 đồng/ tháng =100.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm về hội nhập kinh tế quốc tế;
  • Có kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo và trình bày tốt.

 

Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

7

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

15

 

IV

Kinh nghiệm

35

23

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 15 năm trở lên)

15

 

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn.

5

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

5

 

 

Kinh nghiệm về hội nhập kinh tế quốc tế

10

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo

10

 

 

Trình độ tiếng anh

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tuyển cán bộ nghiên cứu

23-3-2023

Tuyển cán bộ nghiên cứu các lĩnh vực: nghiên cứu, phân tích thị trường ngành hàng; phân tích và dự báo tác động chính sách; nghiên cứu, phân tích các vấn đề về xã hội và thể chế nông thôn