HỘI THẢO

Hội thảo “Các công cụ đánh giá tác động của hội nhập đến đói nghèo, sinh kế và quản lý rừng”

Ngày đăng: 15 | 11 | 2006

Ngày 10/11/06, hội thảo “Các công cụ đánh giá tác động của hội nhập đến đói nghèo, sinh kế và quản lý rừng” đã được tổ chức tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng hoàn thiện đề cương nghiên cứu tác động của hội nhập đến sinh kế của người dân và công tác quản lý rừng ở các địa phương miền núi. Tham dự hội thảo có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này và các cán bộ của Viện.

TS. Đặng Kim Sơn đã mở đầu hội thảo bằng bài trình bày về “Các phương pháp Phân

tích Chính sách”. Theo ông, công tác phân tích chính sách hiện nay vẫn tồn tại nhiều sai lầm. Sai lầm đầu tiên giống như câu chuyện “Thầy bói xem voi”. “Cách phân tích như vậy sẽ đưa đến những kết luận phiến diện và những đề xuất nông cạn”. Từ kinh nghiệm của mình, TS Sơn nhận thấy: “những cán bộ nghiên cứu của Viện không có sự linh hoạt, uyển chuyển trong sử dụng các phương pháp phân tích. Điều này khiến các kết quả và đề xuất đưa ra không chính xác. Hơn nữa, nhiều cán bộ “lao vào đám chính sách cũ, hoặc đưa ra những mục tiêu bay bổng, không thiết thực, tạo ra hiện tượng đầu voi, đuôi chuột. Trong nhiều nghiên cứu, mục tiêu, nội dung và kết luận trái ngược nhau”. Để tránh những sai lầm trên, theo ông, cần phải xác định rõ các giả thuyết khoa học, xác lập rõ quan hệ nhân quả và lựa chọn đúng phương pháp nghiên cứu.

Tiếp theo, các đại biểu cùng thảo luận về các phương pháp đánh giá tác động với bài trình bày của ThS. Phùng Đức Tùng. Ông Tùng cho biết, các phương pháp đánh giá tác động được nghiên cứu và phát triển bởi Rubin (1974) và sau đó được các nhà nghiên cứu khác phát triển thêm (Heckman, Angist). Hầu hết các nghiên cứu tác động hiện nay đều kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính. Phân tích định lượng phù hợp với đánh giá nguyên nhân-kết quả, và có thể đưa ra được kết luận cho toàn bộ Chương trình. Bên cạnh đó, phương pháp định tính lại có thể mang lại các nhận định sâu về nhận thức của đối tượng hưởng lợi, các nguyên nhân đằng sau các kết quả rút ra từ phân tích định lượng.

Hội thảo kết thúc với bài trình bày của TS. Phạm Mạnh Cường, Viện Điều tra-Quy hoạch Rừng, Bộ NN&PT NNNT, về phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến quản lý rừng. Theo TS. Cường, việc thu thập các số liệu về tài nguyên rừng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức như: số lượng thông tin lớn, phạm vi rộng, và khó tiếp cận. Hiện nay nhiều nghiên cứu đã ứng dụng “Viễn thám” trong thu thập thông tin. “Viễn thám” được hiểu là công nghệ dùng để thu nhận thông tin/số liệu, đo đạc dữ liệu về các thuộc tính của hiện tượng, vật thể thông qua cá thiết bị ghi nhận mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quan sát. Hiệp hội Lâm nghiệp Hoa Kỳ cho rằng: “Ứng dụng ảnh vệ tinh và các công nghệ liên quan là một trong 10 sự tiến bộ hàng đầu của lĩnh vực lâm nghiệp trong vòng hơn 10 năm qua”.

Nguyễn Thu Trang

NỘI DUNG KHÁC

Thảo luận bàn tròn «Phát triển nông nghiệp»

6-11-2006

Ngày 2/11, tại Trung tâm Thông tin số 16 Thụy Khuê, các cán bộ của Trung tâm đã có cuộc trao đổi với PGS TS Vũ Trọng Khải, về phát triển nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Hội thảo "Giải pháp thực hiện Xã hội hoá Đầu tư Kết cấu Hạ tầng"

16-10-2006

Ngày 13/10 vừa qua, hội thảo khoa học "Giải pháp thực hiện Xã hội hoá Đầu tư Kết cấu Hạ tầng" đã được tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 2 Hoàng Văn Thụ, Hà nội. Hội thảo nhằm đánh giá tình hình thực hiện XHH đầu tư Kết cấu Hạ tầng (KCHT) trong một số ngành kinh tế và địa phương.

Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia nhập của Việt Nam”

31-3-2006

Trong khuôn khổ dự án của DANIDA, tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 30 tháng 3 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia  nhập của Việt Nam”. Các nội dung về tiến trình WTO, đánh giá vai trò của sự gia nhập WTO với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia nhập của Việt Nam”

31-3-2006

Trong khuôn khổ dự án của DANIDA, tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 30 tháng 3 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Chương trình Phát triển Doha của WTO. Bài học cho sự gia  nhập của Việt Nam”. Các nội dung về tiến trình WTO, đánh giá vai trò của sự gia nhập WTO với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Hội thảo Thuế giá trị đất - Lý luận và cơ sở áp dụng ở Việt Nam

16-3-2006

Ngày 10 tháng 3 năm 2006, tại Hà Nội trong khuôn khổ dự án MISPA, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn tổ chức Hội thảo Thuế giá trị đất- Lý luận và cơ sở áp dụng ở Việt Nam.

Hội thảo Quốc gia về thông tin an ninh lương thực

9-12-2005

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2005 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra Hội thảo Quốc gia về thông tin an ninh lương thực, trong khuôn khổ dự án Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN (AFSIS).   Trong những năm qua, Việt nam liên tục đạt được những thành tích lớn về đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh thể giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần cải thiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng như giảm tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân tăng.

Hội thảo trong khuôn khổ dự án “Phát Triển Bảo Hiểm Nông Nghiệp” do ADB tài trợ

11-11-2005

Ngày 24-10 và 7-11 năm 2005, tại Vụ Bảo Hiểm - Bộ Tài Chính đã diễn hai hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ dự án “Phát Triển Bảo Hiểm Nông Nghiệp” do ADB tài trợ.

Hội thảo về hội nhập kinh tế quốc tế

23-9-2005

Trong bốn ngày từ 20 đến 23 tháng 9 năm 2005, tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, dự án MISPA tổ chức khoá tập huấn về “Hội nhập Kinh tế trong khuôn khổ WTO”. Giảng viên người Pháp, Bà Benedicte Hermelie đã cung cấp kiến thức tổng quan về Tổ chức thương mại Thế giới, tổng kết về quá trình và bài học kinh nghiệm hội nhập WTO của Trung quốc.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn