TIN TỨC-SỰ KIỆN

BÁO CÁO SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG TÂY NGUYÊN

Ngày đăng: 05 | 09 | 2014

BÁO CÁO SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG TÂY NGUYÊN

 

I.                   Bối cảnh:

Phát triển nông nghiệp tại Tây Nguyên đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và giúp ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cùng với quá trình tự do hóa thương mại và sự gia tăng về giá của một số nông sản chính trên thế giới, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai và thuộc nhóm các nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp đã dẫn đến những hệ lụy lớn về môi trường. Các vấn nạn về xói mòn và ô nhiễm nguồn nước ngầm và chặt phá rừng cần được tiếp cận và xử lý theo vùng nhằm phát triển sản xuất hàng hóa lớn và bền vững trong tương lai cũng như duy trì sự phát triển kinh tế của cả vùng. Đây được xem là một thách thức lớn cần sự phối hợp giải quyết của Chính phủ, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đang phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH thiết kế Chương trình Tây Nguyên bền vững. Để xác định các giải pháp can thiệp hiệu quả, Viện cần thu thập và phân tích sơ bộ về hiện trạng khu vực Tây Nguyên hiện nay.

II.                Yêu cầu nhiệm vụ:

- Thu thập các số liệu về hiện trạng chung của khu vực Tây Nguyên; về hiện trạng các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và một số theo cấp huyện.

- Xử lý, chiết suất số liệu thành các biểu đồ minh họa cho thực trạng chung của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

- Mô tả, phân tích sơ bộ hiện trạng chung khu vực Tây Nguyên dựa trên các số liệu thu thập và chiết xuất số liệu.

III.             Các nội dung cần thu thập thông tin/số liệu, xử lý và chiết xuất:

- Đơn vị hành chính và thực trạng đất đai. Cụ thể bao gồm: Các đơn vị hành chính, đất đai         toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Hiện trạng sử dụng đất toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Dân số và lao động. Cụ thể bao gồm:Diễn biến và thực trạng dân số toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Diễn biến và lao động toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng công tác giáo dục toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng công tác y tế toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng dân tộc toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thu nhập bình quân đầu người toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Tình hình sử dụng điện toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng về nhà ở tại khu vực và các tỉnh Tây Nguyên…

- Các loại tài nguyên. Cụ thể bao gồm: Tài nguyên rừng toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên đất toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên khoáng sản toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Tài nguyên nước toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Thực trạng kinh tế. Cụ thể bao gồm: Giá trị sản xuất và tổng sản phẩm toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013; Sản xuất nông lâm nghiệp toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện; Thực trạng về đầu tư toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013; Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng nghèo và giảm nghèo toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện; Xuất nhập khẩu toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Thực trạng du lịch toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyêntừ năm 2008 - 2013, có thể phân chia tới cấp huyện…

- Hoạt động doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm: Số lượng, thống kê các doanh nghiệp tại khu vực và các tỉnh Tây Nguyên; Doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy điện, năng lượng toàn khu vực và các tỉnh Tây Nguyên, có thể phân chia tới cấp huyện…

IV.             Sản phẩm yêu cầu:

01    Báo cáo số liệu hiện trạng Tây Nguyên gồm các nội dung chính sau:

I.        Đơn vị hành chính, đất đai

II.     Dân số và lao động (Dân số, lao động, giáo dục, y tế, dân tộc, thất nghiệp và thiếu việc làm, thu nhập bình quân đầu người, sử dụng điện, nhà ở)

III.  Tài nguyên (rừng, đất, khoáng sản, nước)

IV.  Kinh tế (Giá trị sản xuất và tổng sản phẩm, nông lâm nghiệp, đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh, nghèo và giảm nghèo, xuất nhập khẩu, du lịch)

V.     Doanh nghiệp

V.                Thời gian: Từ 25/09 – 31/12/2014

Thời gian nhận báo giá: 05/09/2014 – 19/09/2014

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Cô Lê Thị Kim Chung

Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn

ĐC: Số 16- Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội

ĐT: 04.39725153         Fax: 04.39726949       Email: Le.lekimchung02@gmail.com

 

NỘI DUNG KHÁC

BÁO CÁO THU THẬP SỐ LIỆU TÂY NGUYÊN

5-9-2014

BÁO CÁO THU THẬP SỐ LIỆU TÂY NGUYÊN

Tái cơ cấu lúa gạo: An ninh lương thực vẫn hàng đầu

29-1-2015

Ngày 28/1, tại TP.HCM, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) cùng Cục Trồng trọt đã tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam”.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

23-1-2015

HỘI THẢO: GÓP Ý DỰ THẢO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU, NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM

Việt Nam phối hợp với WEF thực hiện đối tác công-tư nông nghiệp

21-1-2015

Đây là vấn đề được phía Việt Nam nêu ra và thu hút được nhiều sự quan tâm tại Hội nghị thường niên WEF lần thứ 44 tại Davos, Thụy Sĩ, diễn ra từ ngày 22/1 đến 25/1.

Diễn đàn Kinh tế thế giới khai mạc hôm nay

21-1-2015

Hơn 280 phiên họp xung quanh các chủ đề nóng của kinh tế thế giới sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 24/1 ở Davos (Thụy Sĩ).

Thư mời cung cấp dịch vụ: Bản đồ khu vực Tây Nguyên

11-9-2014

Thư mời cung cấp dịch vụ: Bản đồ khu vực Tây Nguyên

Làm sao khơi dậy sức dân?

16-1-2015

Nhiều kinh nghiệm quý, cách làm sáng tạo trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã được chia sẻ tại Hội nghị Mở ra cơ hội sinh kế của cư dân nông thôn Việt Nam do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức.

“Mở ra cơ hội cho sinh kế của cư dân nông thôn Việt Nam”

16-1-2015

Chiều 15/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị “Mở ra cơ hội cho sinh kế của cư dân nông thôn Việt Nam”.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ ĂN TRƯA

10-11-2014

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ ĂN TRƯA

Gần 1.000 tỷ đồng cho "Cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết giá trị lúa gạo”

27-12-2014

Gói cho vay trên nằm trong chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp với mức lãi suất cho vay tối đa là 6,5%/năm.

Tái cơ cấu toàn ngành nông nghiệp: Khi khoa học công nghệ thay thế chân tay

24-12-2014

Thực hiện Đề án tái cơ cấu, trong năm 2014 hầu hết các chỉ tiêu chính của ngành nông nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng khá so với năm 2013, trong đó GDP toàn ngành đạt 3,31% và giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,58% so với năm 2013.

Giống lúa, nhiều nhưng không "chất"

27-12-2014

Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp. Có rất nhiều việc phải làm để tạo ra diện mạo mới cho ngành lúa gạo như tổ chức lại sản xuất, dồn điền đổi thửa để tạo vùng chuyên canh lớn, nâng cao trình độ của người lao động, trong đó cơ cấu lại giống lúa cũng là một đòi hỏi bức thiết.