TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp: Giải bài toán nông nghiệp, ngân sách sẽ tăng

Ngày đăng: 17 | 11 | 2014

Một nền nông nghiệp của ta rất lợi thế nhưng những người trực tiếp làm ra sản phẩm vẫn cứ nghèo. Tại sao?

Băn khoăn đó được ông Trần Du Lịch – ĐBQH TP.HCM đặt ra khi chúng tôi nêu vấn đề hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp. Câu chuyện này cũng được rất nhiều ĐBQH quan tâm và say sưa chia sẻ...

ĐBQH Trần Du Lịch 

Phải tiết giảm chi phí đầu vào

ĐB Trần Du Lịch cho rằng, mục tiêu của tái cơ cấu là chuyển mô hình kinh tế tăng trưởng không hiệu quả sang mô hình hiệu quả, cạnh tranh cao. Tái cơ cấu là chính sách vĩ mô, một địa phương không tự làm được. Vậy thì phải xây dựng cho được các đề án cụ thể từng lĩnh vực, nhóm vấn đề từ trên để dưới làm.

Chúng ta xuất khẩu thì nhiều mà giá trị tạo ra GDP rất ít. Muốn có thu nhập cao, làm giàu cho người dân, cho đất nước chỉ có tạo ra giá trị GDP phong phú. Muốn vậy phải đưa nền SXNN nâng cao giá trị cạnh tranh với những sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường thế giới. Chứ không phải SX bán thô như hiện nay.

Đặt ra câu hỏi và tự trả lời, ĐB Trần Du Lịch băn khoăn: “Nông nghiệp nước ta tự hào có nhiều loại cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học thuộc vào loại cao nhất thế giới mà người làm ra nó cứ nghèo mãi? Bởi vì giá trị mới tạo ra quá ít mà chi phí SX thì quá cao.

SX của ta chủ yếu gia công, không được nội địa hóa nhiều. Chẳng hạn thức ăn chăn nuôi phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập, còn chịu thuế giá trị gia tăng nên người chăn nuôi lỗ triền miên. 70% chi phí chăn nuôi là thức ăn. Vậy muốn chăn nuôi có lãi trước hết phải tìm cách giảm chi phí đầu vào”.

ĐBQH Bùi Thị An

Ở một khía cạnh khác, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp với 70% dân số sống bằng nông nghiệp, nhưng nông sản Việt Nam chưa có chỗ đứng bền vững trên thị trường thế giới. Phải chăng chúng ta xếp chưa đúng vị trí và tiềm năng của nó trong cơ cấu nền kinh tế nói chung?

“Nông nghiệp nước ta rất đặc biệt, rất là lạ. Khi cả thế giới khủng hoảng kinh tế, trong nước vô cùng khó khăn, đúng lúc đó nông nghiệp lại là bệ đỡ và Việt Nam đã giải được bài toán an ninh lương thực. Nông nghiệp đóng góp khá nhiều cho xuất khẩu. Ví dụ, trong 10 tháng đầu năm nay đạt khoảng 26 tỷ đô la. Rất tiếc chúng ta đầu tư chưa đủ ngưỡng, năm 2014 lại ít và thấp hơn năm 2013. Tại sao lại như vậy?" – ĐB Bùi Thị An nêu vấn đề.

Bên cạnh thành tựu, ĐB An thẳng thắn chỉ ra bức tranh ảm đạm của nền nông nghiệp. Đó là, giá trị gia tăng rất thấp, đời sống của người nông dân khó khăn, làm ăn thua lỗ. Từ đó không ít người dân bỏ ruộng, vườn lang thang kiếm ăn nơi khác.

ĐB Bùi Thị An đề nghị Nhà nước cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp, cho KHCN phục vụ nông nghiệp như chọn giống, bảo quản, chế biến ... để nông nghiệp Việt Nam có thể bứt phá đi lên với mục tiêu là cơ bản tự chủ về giống, nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản. Tạo mọi điều kiện cần thiết để nông sản Việt Nam có chỗ đứng bền vững trên thị trường quốc tế với những thương hiệu mạnh.

Muốn vậy, Nhà nước phải tạo cơ chế thông thoáng, dành vốn để hỗ trợ, khuyến khích DN và các cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh bền vững cho nông nghiệp trong điều kiện hội nhập. Giải được bài toán nông nghiệp thì ngân sách sẽ tăng.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Hòa

Giảm thuế cho DN nông nghiệp

Đồng tình với quan điểm phải đầu tư mạnh cho nông nghiệp để có đột phá, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) đặt vấn đề: Lâu nay chúng ta có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp ở những địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn.

Nhìn trên giấy tờ thì chính sách đó rất tốt nhưng hiệu quả cho phát triển thì không thấy đâu cả. Kêu gọi nhiều nhưng cũng chẳng thu hút vào đầu tư được bao nhiêu.

Từ thực tế đó, ĐB Hòa đề xuất: “Muốn kích thích nông nghiệp phát triển, thu hút nhà đầu tư thì nhìn các vùng, địa bàn còn dư địa nông nghiệp. Chẳng hạn như ĐBSCL nơi đó là vựa lúa, thủy sản. Nhà nước cứ mạnh dạn có chính sách ưu đãi, thu hút vào những vùng trọng điểm đó đi.

Bởi nơi đó còn dư địa nông nghiệp, sản phẩm đủ sức cạnh tranh, tạo ra được kim ngạch xuất khẩu, chen chân vào được chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường thế giới”.

Cũng theo ĐB Nguyễn Ngọc Hòa thì phải hút được DN vào đầu tư cho nông nghiệp. Bởi hoạt động lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua nó đã đạt đến mức bão hòa theo chiều rộng rồi. Nếu bây giờ không có những đột phá, kích thích mạnh để làm cú hích cho nông nghiệp thì nền nông nghiệp chúng ta khó lòng thoát khỏi thực trạng như hiện nay.

Hiến kế cho Nhà nước, ĐB Hòa nêu vấn đề: Chính phủ có đề xuất đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Cụ thể, DN hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp thì mức thuế TNDN là 22%, còn DN đầu tư vào nông nghiệp, mức thuế này là 20%.

“Đề xuất này là chưa đủ sức cạnh tranh để tạo kích thích cho DN đầu tư vào nông nghiệp. Bởi thực tế lâu nay DN cũng chưa thực sự mặn nồng đầu tư vào nông nghiệp. Nếu chỉ kích thích bởi 2% liệu có khuyến khích người ta vào đầu tư không? Chúng ta biết rằng, không giống với những ngành nghề khác, đầu tư vào nông nghiệp chu kỳ của nó tương đối dài và không thể sinh lời ngay.

Thường chu kỳ đó là 3 – 5 năm, thậm chí như cao su phải 7 năm kiến thiết mới có khả năng đem lại thu nhập, lợi nhuận cho nhà đầu tư. Cho nên đặt vấn đề giảm 2% thuế TNDN cho DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì trong 3 – 5 năm đầu chúng ta cũng khó mà thu được 20% mức thuế này.

Và nếu thu thì càng làm khó khăn cho DN. Một khi mà không phát sinh ra lợi nhuận thì đặt ra vấn đề thu thuế cũng không có tác dụng” – ĐB Hòa nói.

Cho nên theo ĐB Hòa, muốn tác động vào nông nghiệp thì chúng ta nên mạnh dạn áp dụng lộ trình giảm thuế 5 năm đầu tiên để kích thích hút DN vào đầu tư. Đồng thời có chính sách ưu đãi nhiều hơn cho lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn DN ngoài nông nghiệp thì thu 22% thuế TNDN. Còn DN hoạt động trong nông nghiệp thì 5 năm đầu kiến thiết đầu tư chỉ thu 11% mức thuế này mà thôi (giảm 50%).

 

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng nông nghiệp là ngành tiên phong, ngay sau khi Chính phủ có đề án chung, Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án tổng quan và hoàn thiện 16 đề án con. Nông nghiệp đưa ra bao đề án thì dưới các địa phương, doanh nghiệp phải làm. Địa phương cũng phải xây dựng cho mình lợi thế của mình là gì và hạn chế của mình là gì để tăng lợi thế của mình lên và hạn chế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

Hiệu quả đầu tư còn dàn trải

“Qua giám sát chúng tôi nhận thấy việc đầu tư cho KHCN và bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các địa phương còn nhiều hạn chế.

Ví dụ tỷ lệ chi ngân sách dành cho KHCN không đạt được 2% như quy định và có xu hướng giảm dần. Năm 2013 ngân sách bố trí mới chỉ đạt 1,42% và đến năm 2014 chỉ còn 1,36%. Việc đầu tư cho KHCN chưa được phân tích rõ. 

Hiệu quả đầu tư còn dàn trải, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, từ năm 2009 đến nay, NSNN mới bố trí được 1.138 tỷ đồng, còn thiếu 633 tỷ đồng so với dự toán. 

Do đó nhiều nhiệm vụ, dự án phải kéo dài, không có khả năng hoàn thành khi chương trình kết thúc, từ đó dẫn đến không đạt các mục tiêu đề ra và có những chương trình dở dang không phát huy được hiệu quả”. 

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội)

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Giảm thuế VAT cho vật tư nông nghiệp: Nông dân hưởng lợi nhiều nhất

15-11-2014

“Việc giảm từ 5% thuế VAT về 0% sẽ tác động giảm cho giá đầu ra của sản xuất nông nghiệp”- ĐBQH Bùi Đức Thụ - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đã nhận định như trên khi trao đổi với PV NTNN.

Đưa cánh đồng mẫu lớn ra Bắc: Vẫn là bình mới rượu cũ

14-11-2014

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được xem là chìa khóa đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển bền vững theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng lúa; tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, việc thực hiện mô hình này đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong bối cảnh mối liên kết giữa các nhà còn rất lỏng lẻo.

Tăng thuế nhập khẩu và áp dụng nhập khẩu tự động với phân bón: Nhà nông khó được lợi

12-11-2014

Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?

Tín dụng tam nông: Tiền đi trước, chính sách chưa... theo sau

14-11-2014

Cơ chế hỗ trợ tín dụng tam nông gần như... “dọn cỗ” nhưng chính sách về định hướng danh mục đầu tư trong nông nghiệp, quy hoạch vùng, phát triển hệ thống sàn đấu giá, giao dịch bảo đảm tiền vay, bảo hiểm cho vay nông nghiệp vẫn chuyển động không đáng kể.

Ngộ ra với tín dụng nông nghiệp nông thôn…

15-10-2014

Ngày 30/12/2013, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), được điều chuyển và bổ nhiệm vào vị trí Phó ban Kinh tế Trung ương. Ở đây có một sự dang dở…

CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU NGÀNH GẠO QUỐC GIA, SỐ LIỆU THƯƠNG MẠI VÀ GIÁ

4-8-2014

Kế hoạch tái cơ cấu lúa gạo Việt Nam: Dự án viết đề xuất cho Bộ Nông nghiệp và PTNT về tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam

Tái cơ cấu kinh tế bắt đầu từ Luật

12-11-2014

Ngày 11/11, thảo luận về Luật Quản lý Đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh, nhiều ĐB Quốc hội đề nghị Luật phải thể hiện được những cải cách đột phá về thể chế và định hướng đầu tư.

Gần 2.000 tỷ đồng cho vay thí điểm nông nghiệp công nghệ cao

19-10-2014

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh sách ngân hàng thương và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ (đợt 3).

IPSARD chia tay cán bộ lãnh đạo

4-11-2014

Ngày 03/11/2014 tại hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với TS Dương Ngọc Thí – nguyên Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn.

Tập đoàn KRC - UBND tỉnh Đồng Tháp ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp

28-10-2014

Trong khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc, chiều 27/10, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) và UBND tỉnh Đồng Tháp.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

16-10-2014

Ngày 15/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp năm 2014. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT) tổ chức.

Khởi động chương trình phát triển Tây Nguyên bền vững

10-6-2014

Chiều 6-10, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) tổ chức hội thảo “Khởi động chương trình phát triển Tây Nguyên bền vững”, với sự tham gia của nhiều diễn giả trong nước và quốc tế.