TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ứng dụng tiến bộ khoa học trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm - Cứu cánh của ngành nông nghiệp

Ngày đăng: 01 | 07 | 2014

Khoa học và công nghệ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với từng gia đình. Nông dân, ngư dân, những người vốn không quen với các phương tiện hiện đại cũng ngày càng cảm nhận rõ sức ép của việc thiếu kiến thức khoa học, công nghệ và việc chưa tiếp cận được các quy trình chế biến, bảo quản tiên tiến dẫn đến chất lượng, giá trị nông sản thấp và họ thường xuyên phải lo lắng về đầu ra cho các sản phẩm của mình mỗi khi đến mùa thu hoạch.

Những ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương hiện vẫn băn khoăn, trăn trở bởi cá ngừ đại dương khi họ đánh bắt lên rất tươi ngon nhưng khi bán giá chỉ bằng 1/3 đến 1/4 so với giá cá ngừ cùng loại của Nhật Bản. Nguyên nhân là do chưa có công nghệ, cách bảo quản thích hợp. Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, điều này xuất phát từ một thực tế là các cơ sở sản xuất kinh doanh, thậm chí các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có các tàu dịch vụ để giúp ngư dân bảo quản sơ bộ cá ngừ ngay sau khi đánh bắt, trong khi thời gian đi từ đại dương về tới đất liền mất rất nhiều ngày. Nếu bảo quản bằng những phương pháp cổ điển thì khi về đến bờ, con cá đã bị giảm chất lượng nhiều.
Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định: Bộ Khoa học và Công nghệ đã quan tâm đến vấn đề này từ lâu. Cách đây hai năm, Bộ đã tiếp nhận một công nghệ do Đại sứ quán Việt Nam và đại diện của Bộ tại Nhật Bản làm đầu mối chuyển giao. Đó là công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương cũng như các loại thủy hải sản khác trong thời gian lâu dài mà vẫn giữ nguyên được chất lượng như khi mới đánh bắt. Hiện công nghệ này đã thí nghiệm thành công với cá ngừ, tôm sú và một vài loại nông sản khác, nhưng để áp dụng được thì còn phải tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản. Trước mắt, Bộ hợp tác với tỉnh Phú Yên, sẽ xây dựng một nhà máy bảo quản cá ngừ cho ngư dân ở Phú Yên và Bình Định. Tuy nhiên, để thực hiện được công nghệ này, bà con phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ trong việc bảo quản sơ bộ để quá trình từ khi đánh bắt xong cho đến khi đưa về nhà máy chế biến rút ngắn hơn, nếu không khi về đến nhà máy, tiếp cận được công nghệ chế biến hiện đại thì sản phẩm đã bị hỏng.
Liên quan đến công nghệ chế biến tỏi trắng thành tỏi đen, Bộ trưởng cho biết: Việc chế biến tỏi trắng thành tỏi đen có thể làm gia tăng giá trị sản phẩm lên gấp 100 lần. Tỏi đen được dùng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn. Ngay từ khi trồng, người nông dân phải tuân theo một quy trình khoa học để bảo đảm chất lượng; sử dụng giống, thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Hiện nay, Học viện Quân y đã làm chủ công nghệ chế biến này và sẵn sàng chuyển giao nếu bà con có nhu cầu.
Cùng chung những băn khoăn về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch hiện nay, nông dân các vùng trồng vải cho rằng, trên thị trường Nhật Bản 5 quả vải có giá bán tới vài trăm nghìn đồng trong khi tại các vườn vải, bà con đang bán với giá từ 7 đến 8 nghìn đồng/kg, nhưng nếu không bán như vậy thì không có cách nào bảo quản quả vải. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Cách đây 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cụm vải thiều Lục Ngạn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây vải và nhờ vậy giá bán của vải thiều Lục Ngạn đã cao hơn nhiều so với trước đây. Nông dân đã bớt phải bán đổ bán tháo khi vào mùa chín rộ. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Về lâu dài, vẫn mong muốn có công nghệ bảo quản, chế biến. Năm 2013, Bộ đã có chương trình hợp tác với Nhật Bản về bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, trị giá gần 1 triệu USD. Đó là công nghệ CAS (Hệ thống tế bào còn sống) của Nhật Bản để sử dụng trong bảo quản những sản phẩm hải sản, nông sản hàng hóa xuất khẩu.
Hiện, trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản, CAS là công nghệ hiện đại nhất, với nguyên lý kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh. Hải sản và trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS sẽ giữ được chất lượng, độ thơm ngon như vừa mới thu hoạch, mặc dù thời gian lưu trữ có thể một hay nhiều năm, tùy đối tượng. Đây là công nghệ đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư, giai đoạn 1 là nhập khẩu công nghệ, làm chủ công nghệ và thí nghiệm thành công với quả vải, tôm sú và cá ngừ.
Đối với quả vải, chúng ta đang đàm phán với phía Nhật Bản để thâm nhập vào thị trường này. Nếu một loại quả muốn vào được thị trường các nước phát triển thì phải qua rất nhiều công đoạn. “Theo quy trình hiện nay, chúng ta phải thí điểm đưa cho họ một sản phẩm mẫu. Sau khi họ chấp nhận, họ thấy rằng có khả năng tiêu thụ, lúc đó chúng ta mới ký được hợp đồng. Nhưng ngay cả khi họ đã chấp nhận thì việc đưa một sản phẩm vào một quốc gia có những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe như Nhật Bản và các nước Châu Âu cũng là vấn đề không dễ dàng. Chắc chắn người nông dân khu vực trồng vải của chúng ta phải tổ chức sản xuất lại, phải gieo trồng, chăm bón, thu hoạch theo quy trình trước mắt là Viet Gap, còn về lâu dài là những tiêu chuẩn quốc tế (Global Gap). Khi đó, quả vải mới có được chất lượng đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”- Bộ trưởng cho hay. Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ hy vọng năm tới sẽ xuất khẩu được mặt hàng vải quả sang Nhật Bản. Tuần tới, công-ten-nơ đầu tiên với 10 tấn quả vải từ Lục Ngạn sẽ lên đường sang Nhật Bản, nếu được thị trường này chấp nhận thì sẽ giúp nông dân tiêu thụ quả vải tốt hơn.
Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN

26-8-2013

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT/Ban quản lý dự án “Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn ARD-SPS giai đoạn 2007-2012” dự kiến tổ chức Hội thảo “Ra mắt ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam” vào ngày 06/09/2013 tại Hồ Chí Minh.

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu 2

15-5-2014

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu: Gói dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Quảng Ninh” cho sản phẩm nhựa thông của tỉnh Quảng Ninh tại 2 quốc gia là Mỹ và Hàn Quốc.

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu 1

15-5-2014

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu: Gói dịch vụ phân tích chất lượng nhựa thông nguyên liệu cho sản phẩm nhựa thông của tỉnh Quảng Ninh” .

Thông báo tuyển dụng

21-5-2014

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt nam” (Dự án Bảo hiểm nông nghiệp) được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) với mục đích tăng cường năng lực về quản lý rủi ro trong nông nghiệp thông qua bảo hiểm nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp có sự liên kết công – tư tại Việt Nam.

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu

11-4-2014

Trung tâm Phát triển nông thôn tổ chức mời thầu

Xuất khẩu thủy sản đứng vững và phát triển trong thời kỳ khủng hoảng

19-2-2014

Năm 2012 – năm 2013 bức tranh kinh tế của Việt nam vẫn còn giao động chưa trở về trạng thái bình thường nhưng một số chỉ tiêu ngành vẫn phát triển tốt. Trong đó Thủy sản là một trong những mũi nhọn chủ lực của bức tranh kinh tế Việt Nam, Phấn đấu xuất khẩu thủy sản mục tiêu 6,5 tỷ USD. Sự cố gắng của ngành chỉ đạt 6,093 tỷ USD của năm 2012. Nhưng sự vượt trội của năm 2013 sẽ đem đến nhiều vấn đề tích cực cho bức tranh kinh tế Việt Nam

Ipsard đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

21-1-2014

Hôm nay (21/01), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Hãy mở đường cho tích tụ ruộng đất

23-12-2013

Giải quyết vấn đề nông dân trả ruộng, bỏ ruộng cách nào? Các chính sách cần phải thay đổi để có thể phát huy được thế mạnh của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh hiện nay?

Đăng tuyển Chuyên gia xây dựng và duy trì diễn đàn về cà phê và cacao 2

12-4-2013

Chuyên gia xây dựng và duy trì diễn đàn về cà phê và cacao 2: Xây dựng, cập nhật và duy trì nội dung trang web/diễn đàn

Đăng tuyển Chuyên gia xây dựng và duy trì diễn đàn về cà phê và cacao 1

12-4-2013

Chuyên gia xây dựng và duy trì diễn đàn về cà phê và cacao 1: Xây dựng, cập nhật và duy trì nội dung trang web/diễn đàn.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TIỆC

19-11-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo: “Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” thuộc dòng hoạt động 5.1.4: Phổ biến kết quả điều tra nông hộ. Dự kiến hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 05/12/2013 tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 01 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội.

Thư mời cung cấp dịch vụ Hội thảo

21-10-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo: “Cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình ( VARHS)- Kết quả nghiên cứu, Đề xuất chính sách và các Hỗ trợ tiếp theo” thuộc dòng hoạt động 5.1.4: Phổ biến kết quả điều tra nông hộ. Dự kiến hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 27/11/2013 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.