TUYỂN DỤNG

Chuyên gia tư vấn luật

Ngày đăng: 06 | 12 | 2012

HOẠT ĐỘNG: “ĐỔI MỚI TỔ CHỨC NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM”
thuộc
“Chương trình Cà phê bền vững Việt Nam”
 
Cơ quan chủ quản: Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT
Cơ quan tổ chức nhóm điều phối, thực hiện hoạt động: Trung tâm Thông tin PTNNNT
 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
(Đề xuất RFF: VIE.RFF.04.2012.01 “Hỗ trợ thành lập Ban điều phối
 ngành hàng Cà phê Việt Nam - giai đoạn 1”)
 
Chức danh công việc: Chuyên gia tư vấn luật
 
1.      Đặt vấn đề:
Ngành Cà phê Việt Nam hiện nay có 2 tổ chức là: Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA) và Nhóm hợp tác công tư ngành Cà phê( WEF- T). VICOFA có nhiệm vụ đại diện cho các nhà sản xuất và kinh doanh ngành cà phê; thực hiện các hoạt động hơp tác trong sản xuất, thương mại, tập huấn và nghiên cứu khoa hoạc; hỗ trợ Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đề xuất chính sách chiến lược ngành cà phê. Tuy nhiên, các thành viên của VICOFA hầu hết là các công ty của Việt Nam (trong 142 thành viên, chỉ có 10 thành viên là các công ty nước ngoài). Do vậy, VICOFA không phải là đại diện của nông dân mà là đại diện của các công ty kinh doanh trong nước và một số ít các công ty kinh doanh nước ngoài. VICOFA hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn khi làm đại diện cho các thành viên thương lượng, thỏa hiệp với tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ và quảng bá sản phẩm của VICOFA như (hội trợ thương mại, cơ hội kinh doanh và thông tin, kết nối với các khách hàng quốc tế, thông tin về những thị trường mới nổi, khách hàng và cả những đối tác tiềm năng) vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Những thông tin VICOFA cung cấp còn khá nghèo nàn, đặc biệt là phần dự báo thị trường và phân tích thông tin. Sự  phối hợp giữa các thành viên và VICOFA chưa thường xuyên, do vậy các quyết định quan trọng, các đề xuất chính sách ngành ít nhận được ý kiến đóng góp toàn diện.
Nhóm hợp tác đối tác công tư ngành Cà phê (WEF –T) đươc thành lập nhằm hình thành cơ chế hợp tác công- tư sản xuất cà phê bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm WEF- T hiện nay chủ yếu là các công ty kinh doanh, rang xay và trung tâm Khuyến nông quốc gia (NAEC). Các tổ chức khác như: Cục trồng trọt, IPSARD, VICOFA, các nhà kinh doanh trong nước và các tổ chức nông dân chưa được thể hiện rõ trong WEF-T.
Ngoài VICOFA và nhóm PPP, hiện Việt Nam chưa có tổ chức nào đại diện cho các nhóm tác nhân trong ngành hàng để thống nhất chỉ đạo, triển khai các hoạt động chung nhằm tránh chồng chéo và gây lãng phí nguồn lực. Chính vì vậy, việc thành lập một tổ chức chính thức có đại diện là các tác nhân quan trọng ngành cà phê và thực hiện vai trò điều phối sản xuất cà phê bền vững là hết sức cần thiết.
Dự án “Hỗ trợ thành lập Ban điều phối ngành hàng Cà phê Việt Nam” với mục tiêu cụ thể là:
(i)          Xây dựng Ban Điều phối ngành hàng cà phê
(ii)          Thưc hiện thành công chương trình sản xuất cà phê bền vững thông qua hỗ trợ điều phối giữa các tác nhân trong Ban Điều phối Việt Nam; 
(iii)        Đẩy mạnh sự tham gia và tiếng nói của các tác nhân khác nhau trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách thông qua việc cử đại diện trong Ban điều phối cà phê;
 
Dự án gồm 8 hoạt động chính[1]:
(i)                Tổ chức nhóm chuẩn bị xây dựng đề xuất Ban điều phối ngành hàng Cà phê
(iii)        Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Các nguồn thông tin lấy từ website, tham vấn với các chuyên gia quốc tế những người có kinh nghiệm ở một loạt các quốc gia sản xuất cà phê như: Brazil, Columbia, India, Uganda…
(iv)        Nghiên cứu khung pháp lí của Việt Nam.
(v)          Chuẩn bị đề án thành lập và quy chế làm việc của ban điều phối gồm tính cấp thiết, tầm nhìn và nhiệm vụ, chức năng, nhân sự, cơ chế hoạt động,… Những tài liệu này sau đó phải được trình phê duyệt với Bộ NN.
(vi)               Thực hiện các hoạt động tham vấn nhằm thành lập ban điều phối
(vii)    Huy động sự tham gia rộng rãi của các nhà kinh doanh, rang xay và sản xuất trong và ngoài nước vào tổ chức này.
(viii)  Tăng cường chia sẻ các thông tin và cơ chế điều phối hiện nay: 
Để thực hiện dự án này, cần huy động một chuyên gia tư vấn luật hỗ trợ quá trình xây dựng đề án Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chi tiết của chuyên gia được mô tả dưới đây.
2.      Nhiệm vụ:
Chuyên gia tư vấn luật sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • Rà soát khung pháp lí của Việt Nam hiện nay về việc thành lập Ban Cà phê
  • Rà soát kinh nghiệm của các nước trong việc thành lâp Ban từ các quốc gia như Brazil, India, Indonesia, và các quốc gia khác
  • Viết báo cáo tổng hợp và đưa ra những đề xuất cho từng bước thành lập Ban
3.      Yêu cầu:
·    Có trình độ cử nhân kinh tế, luật,... trở lên.
·    Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan.
·    Có khả năng khai thác, phân tích, tổng hợp và biên tập thông tin.
·    Có khả năng đề xuất ý tưởng và đánh giá vấn đề.
·     Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
4.      Thời gian thực hiện:
·    Thời gian thực hiện nhiệm vụ này là 10 ngày.
·    Dự kiến nhiệm vụ sẽ thực hiện từ 1/1/20123-31/1/2013
5.      Sản phẩm giao nộp:
01    báo cáo tư vấn về việc thành lập Ban điều phối ngành cà phê Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
-          Rà soát khung pháp lí của Việt Nam hiện nay về việc thành lập Ban Cà phê
-          Rà soát kinh nghiệm của các nước trong việc thành lâp Ban từ các quốc gia như Brazil, India, Indonesia, và các quốc gia khác
-          Các đề xuất cho việc từng bước thành lập Ban
 
 
 


 

NỘI DUNG KHÁC

project coordinatorand project accountant

10-7-2013

The project “Support in the design of Public – Private agricultural risk management system in Vietnam” (Agro-insurance project) is sponsored by Spanish Agency for International Development Cooperation (AECID) with the purpose of strengthening capacities for risk management in agriculture through agricultural insurance, contributing to the development of public-private agricultural insurance in Vietnam.

CHUYÊN GIA THỰC HIỆN ĐIỀU TRA

2-5-2013

Thuỵ Điển và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đặc biệt từ nhiều thập kỉ nay. Việt Nam từ lâu coi Thuỵ Điển là một đối tác phát triển tin cậy, đồng thời chia sẻ những vấn đề chính sách khá nhạy cảm trong chương trình nghị sự phát triển hợp tác song phương.

Thông báo tuyển Điều phối viên cho hợp phần 1

19-12-2012

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật công tác điều phối và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

20-2-2013

Ban quản lý dự án “Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn ARD-SPS giai đoạn 2007- 2012” - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNT có nhu cầu thực hiện chương trình đưa tin về hội nghị “Triển vọng ngành hàng cà phê 2013: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng” diễn ra ngày 10/03/2013

Tuyển Điều phối viên địa phương -Hỗ trợ hoạt động xây dựng chi hội người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk/Lâm Đồng

6-12-2012

Tây Nguyên là cánh đồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, nơi đây có khoảng 580,000 hộ gia đình đang trồng cà phê với 2,6 triệu người. 90% trong số họ là những người sản xuất nhỏ lẻ (diện tích đất canh tác chưa đến 1 héc ta). Mặc dù là quốc gia có sản lượng cà phê lớn trên thế giới, nhưng tình hình tổ chức của ngành cà phê của Việt Nam còn chưa theo kịp trình độ phát triển của sản xuất, đặc biệt là ở cấp tổ chức nông dân.

Tuyển Chuyên gia tư vấn luật

6-12-2012

Ngành Cà phê Việt Nam hiện nay có 2 tổ chức là: Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA) và Nhóm hợp tác công tư ngành Cà phê( WEF- T). VICOFA có nhiệm vụ đại diện cho các nhà sản xuất và kinh doanh ngành cà phê; thực hiện các hoạt động hơp tác trong sản xuất, thương mại, tập huấn và nghiên cứu khoa hoạc; hỗ trợ Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đề xuất chính sách chiến lược ngành cà phê.

Tuyển chuyên gia chuẩn bị nội dung trang web

6-12-2012

Cà phê là ngành hàng nông sản chiến lược của Việt Nam, với lượng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, đóng góp 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho người dân Tây Nguyên.

IPSARD tuyển Chuyên gia tư vấn luật

6-12-2012

Tây Nguyên là cánh đồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, nơi đây có khoảng 580,000 hộ gia đình đang trồng cà phê với 2,6 triệu người. 90% trong số họ là những người sản xuất nhỏ lẻ (diện tích đất canh tác chưa đến 1 héc ta). Mặc dù là quốc gia có sản lượng cà phê lớn trên thế giới, nhưng tình hình tổ chức của ngành cà phê của Việt Nam còn chưa theo kịp trình độ phát triển của sản xuất, đặc biệt là ở cấp tổ chức nông dân.

Bộ môn Thể chế nông thôn tuyển dụng vị trí chuyên gia tư vấn

1-10-2012

Bộ môn Thể chế nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn thực hiện hoạt động “Rà soát chính sách và thu thập tài liệu thứ cấp liên quan đến khuyến khích đầu tư doanh nghiệp khu vực nông thôn”.

Thông tin tuyển dụng

15-8-2012

Bộ môn Thể chế Nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần tuyển hai chuyên gia làm việc cho đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại 5 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Nông và Đắk Lắk”

IPSARD tuyển dụng

14-8-2012

Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn Miền Nam - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 06 vị trí tư vấn cho hoạt động "Nghiên cứu chính sách về chương trình phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc".