TUYỂN DỤNG

Làm sao đểnghề giúp việc gia đình được xã hội công nhận là một nghề?

Ngày đăng: 22 | 07 | 2011

Người giúp việc trong các hộ gia đình là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức.Theo số liệu của tổng cục thống kê 2004,lao động làm việc ở các khu vực phi chính thức đóng góp 20% vào GDP (Trần Thị Thanh Hằng, 2009). Lao động này tập trung chủ yếu ở các đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động tại các thành phố này.[1]

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO),khái niệm khu vực phi chính thức là “một đơn vị bao gồm các đơn vị sản xuất không có tư cách pháp nhân, không chịu điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và không có giấy phép kinh doanh”. Như vậy lao động làm nghề giúp việc gia đình là những người làm việc trong các khu vực phi chính thức và không có tư cách pháp nhân, đồng thời không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Vì thế lao động làm việc trong khu vực phi chính thức không có hợp đồng lao động nên thường có ý thức tổ chức kỷ luật kém, theo Trần Thị Hồng (Viện gia đình và giới) thì “việc không ký hợp đồng đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động có thể tự ý nghỉ việc, tự ý đòi tăng lương cũng như tình trạng chủ sử dụng lao động có thể cho lao động giúp việc gia đình nghỉ bất cứ lúc nào khi không hài lòng…”
Hiện nay, do quan niệm của xã hội, nghề lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được công nhận là “một nghề”.Chính quan niệm này của xã hội đã đẩy nghề giúp việc trôi nổi khó kiểm soát cả về cung lẫn cầu.Do đó, n việc đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc chưa được quan tâm. Mặt khác, các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ làm công việc đơn thuần là cầu nối giữa người làm nghề giúp việc với người có nhu cầu thuê người giúp việc, ít khi họ đứng ra đào tạo kỹ năng cho người giúp việc. Theo một nghiên cứu của Vụ Gia đình, Bộ VHTT & DL tại Hà Nội thì tỷ lệ người lao động biết sử dụng các thiết bị thông dụng trong gia đình ở đô thị không cao, chỉ 19,3% người lao động biết sử dụng máy giặt; 6,7% người biết sử dụng lò vi sóng. Tỷ lệ lao động biết sử dụng tủ lạnh là 32%, biết sử dụng bếp ga là 40%, nồi cơm điện là 61%. Thường thì chủ sử dụng phải tự đào tạo lao động nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo ngay, rất dễ làm hư hỏng các thiết bị, đồ gia dụng của chủ nhà[2]...
Theo nghiên cứu khảo sảo thị trường lao động của Viện Chiến lược và Phát triển NNNT (IPSARD,2010), hiệncó hơn 70% số lao động làm nghề giúp việc gia đình không được qua một khóa đào tạo nào, phần lớn làm việc do kinh nghiệm sẵn có hoặc do chủ thuê lao động tự đào tạo. Bên cạnh đó, có quá nhiều các trung tâm môi giới giúp việc gia đình ngầm được thành lập mà không có đăng ký kinh doanh. Mục đích của các trung tâm nay là môi giới giữa người lao động và người có nhu cầu thuê, nhưng một thực tế là các lao độngdocác trung tâm cung cấp thường không mang đến sự yên tâm cho các hộ gia đình vì nguồn gốc của lao động thường không đảm bảo.
Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về quản lý người giúp việc gia đình, để làm cơ sở pháp lý cho nghề này phát triển bền vững. Trong tương lai nên đưa nghề lao động giúp việc gia đình vào đào tạo trong các trường dạy nghề.Cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các trung tâm mở các lớp đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp, trung tâm tham gia chuyển đổi nghề cho lao động ở những vùng nông thôn, những vùng bị mất đất sản xuất do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp. Cần ban hành quy định để quản lý chặt đối với các công ty, trung tâm môi giới việc làm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.


[1] Thực trạng lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và đề xuất giải pháp – Trần Thị Thanh Hằng, 2009
 
Văn Thịnh

NỘI DUNG KHÁC

TOR CHUYÊN GIA XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

13-7-2011

Nhằm khắc phục tình trạng đó và tổ chức lại hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo quy mô lớn, bắt đầu từ vụ đông xuân 2006-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai kế hoạch sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao ở 7 tỉnh ĐBSCL.

TOR CHUYÊN GIA THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐIỀU TRA, LỰA CHỌN MẪU, CHỈNH SỬA BỘ CÔNG CỤ

13-7-2011

Để triển khai đề tài nghiên cứu trên, Ban quản lý dự án cần có sự hỗ trợ của 01 chuyên gia thiết kế bộ công cụ điều tra, lựa chọn mẫu, chỉnh sửa bộ công cụ. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Ban quản lý Dự án xây dựng điều khoản tham chiếu cho các hoạt động để tham chiếu và quản lý sau này.

TOR CHUYÊN GIA VIẾT BÁO CÁO

13-7-2011

Việc đánh giá các mô hình liên kết trong các “Cánh đồng mẫu lớn”có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương và trung ương có được các luận giải khoa học cho việc xây dựng các chính sách cho chương trình phát triển mới của Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm Thông tin PTNNNT xây dựng đề xuất “Nghiên cứu mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp tại cánh đồng mẫu lớn Đồng bằng sông Cửu Long”.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢNG CÁO BANNER TRÊN TRANG WEB

18-7-2011

Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNT có nhu cầu thuê 1-2 tờ báo điện tử cung cấp dịch vụ quảng cáo banner trên trang web thuộc đề xuất hoạt động “Thử nghiệm mô hình hỗ trợ cho Công ty Ecolife sử dụng người dân sau đào tạo vào hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái ở khu bảo tồn Rạn Trào”.

TOR Tuyển Chuyên gia

20-7-2011

Để đảm bảo sự thành công cho các hoạt động nêu trên của dự án, Ban quản lý dự án cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia (i) 09 chuyên gia thực hiện điều tra, (ii) 03 Chuyên gia giám sát thực hiện điều tra, (iii) 02 chuyên gia nhập tin và làm sạch số liệu, (iv) 02 chuyên gia phân tích số liệu, (v) 01 chuyên gia vẽ bản đồ cấp tỉnh và huyện, (vi) 03 chuyên gia viết báo cáo. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Ban quản lý Dự án xây dựng điều khoản tham chiếu cho các hoạt động để tham chiếu và quản lý sau này.

THƯ MỜI CHÀO HÀNG

20-9-2011

Công ty CP Tư vấn và Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn AgroVietLink được thành lập và đi vào hoạt động với sự hỗ trợ từ Dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2&3” do cơ quan Hợp tác phát triển Tây Ban Nha tài trợ thông qua Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), với mục tiêu kết nối người nông dân, trang trại, nhà chế biến, và người kinh doanh trong một tổ chức gắn kết với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ dưới dạng một mô hình doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp.

TOR CHUYÊN GIA TƯ VẤN KẾT NỐI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH KHÁC VỚI KHU RẠN TRÀO

22-8-2011

Chuyên gia sẽ tư vấn quảng bá kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng được thuê nhằm hỗ trợ Công ty TNHH dịch vụ sinh thái Ecolife kết nối, quảng bá và xúc tiến hoạt động du lịch của các công ty du lịch khác với Khu du lịch hệ sinh thái biển Rạn Trào. Công việc cụ thể của chuyên gia bao gồm các nội dung chính sau:

TOR CHUYÊN GIA TƯ VẤN QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH CỦA CÔNG TY ECOLIFE

22-8-2011

Với mục tiêu xây dựng mô hình điểm Sử dụng người dân sau đào tạo vào hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái ở khu bảo tồn Rạn Trào nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của công ty Ecolife, gắn kết người dân vào chuỗi hoạt động của khu bảo tồn Rạn Trào nhằm tăng thu nhập và giúp người dân ý thức được giá trị tài sản môi trường sinh thái mà họ đang sống từ đó họ sẽ tự nhận thức và cần phải bảo vệ nó.

TOR CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHU RẠN TRÀO

22-8-2011

Để thực hiện hoạt động “Thử nghiệm mô hình hỗ trợ cho Công ty Ecolife sử dụng người dân sau đào tạo vào hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái ở khu bảo tồn Rạn Trào”trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp” – giai đoạn 2 & 3 do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ, Trung tâm Thông tin đã triển khai việc thuê chuyên gia tư vấn chiến lược phát triển hoạt động du lịch của khu Rạn Trào.

Thông báo tuyển chuyên gia ngắn hạn

8-3-2011

Để triển khai có hiệu quả hơn nữa hoạt động của Dự án hỗ trợ tăng cường năng lực thông tin cho Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, trong phạm vi trách nhiệm của mình, BQLDA xây dựng điều khoản tham chiếu cho hoạt động chuyên gia tư vấn thông tin thị trường để tham chiếu và quản lý sau này.

THƯ MỜI CHÀO HÀNG

20-9-2011

Công ty CP Tư vấn và Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn AgroVietLink được thành lập và đi vào hoạt động với sự hỗ trợ từ Dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2&3” do cơ quan Hợp tác phát triển Tây Ban Nha tài trợ thông qua Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), với mục tiêu kết nối người nông dân, trang trại, nhà chế biến, và người kinh doanh trong một tổ chức gắn kết với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ dưới dạng một mô hình doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp.

THƯ MỜI CHÀO HÀNG

5-10-2011

Công ty CP Tư vấn và Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn AgroVietLink được thành lập và đi vào hoạt động với sự hỗ trợ từ Dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp – giai đoạn 2&3” do cơ quan Hợp tác phát triển Tây Ban Nha tài trợ thông qua Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), với mục tiêu kết nối người nông dân, trang trại, nhà chế biến, và người kinh doanh trong một tổ chức gắn kết với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ dưới dạng một mô hình doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp.