TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tuyên bố Quốc tế: Hãy ngừng ngay việc mở rộng các khu trồng cây độc canh

Ngày đăng: 14 | 10 | 2010

Trên khắp thế giới, hàng triệu ha đất sản xuất đang nhanh chóng bị chuyển thành sa mạc xanh ẩn dưới lớp vỏ bọc gọi là “các khu rừng”....

Đất sinh sống của dân địa phương bị chuyển thành những dải đất trồng của cùng một loại cây nào đó, một trong số các loại cây chính bao gồm bạch đàn, thông, dầu cọ, cao su, dầu mè và một số loại cây khác – những loại cây này đã thay thế hầu hết các hình thái sống trong vùng. Đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng sống còn đối với chủ quyền đảm bảo nguồn lương thực của họ - đã bị chuyển đổi thành các đồn điền trồng cây độc canh phục vụ sản xuất nguyên liệu thô cho xuất khẩu. Các đồn điền này làm tài nguyên nước cạn kiệt và ô nhiễm, đất đai bạc màu. Hành vi vi phạm quyền con người đang lan tràn từ mất kế sinh nhai, mất nơi sinh sống cho đến bị đàn áp, thậm chí bị tra tấn và chết chóc. Các cộng đồng phải hứng chịu mọi hậu họa, các đồn điền độc canh thì gây ra các tác động phân biệt đối xử về giới – nơi mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là phụ nữ.

 
 Độc canh dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất và biến đổi môi trường sống.

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng liên quan tới các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của các hoạt động canh tác độc canh tại nhiều nước như Brazil, Nam Phi, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Colombia và Tây Ban Nha, nhưng chúng vẫn tiếp tục được khuyến khích bởi liên minh của nhiều các tổ chức, từ FAO cho đến các tổ chức song phương, từ các diễn đàn của Liên Hợp Quốc về rừng cho đến Chính phủ một số nước, các công ty tư vấn cho các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng phát triển.

Rất dễ  nhận thấy các động lực thực sự đằng sau những hành động này là sự chiếm đoạt đất đai của dân phụ vụ cho các tập đoàn sản xuất bột giấy, giấy, gỗ, cao su, dầu cọ và gần đây là cho các doanh nghiệp dạng biachar (than củi –có thể được chôn trong đất như phân bón hoặc giống như khư lưu trữ carbon), để có thể tiếp cận với nhiều nguồn nguyên liệu hơn, rẻ hơn, nhằm tăng thêm lợi nhuận và thêm đầy đủ túi tiền của họ. Việc tiêu dùng quá mức và lãng phí các sản phẩm từ các đồn điền này ở các quốc gia giàu có thuộc bắc bán cầu đóng một vai trò rất lớn gây ra sự gia tăng và lan rộng của chúng khắp nơi nơi.

Đáp lại sự phản đối công khai liên quan đến các tác động của các đồn điền, các tập đoàn phải sử dụng đến cả các mưu đồ dùng chứng chỉ chứng nhận “xanh” lòe bịp như là những giấy ủy nhiệm tin cậy để giúp họ tiếp tục sản xuất, kinh doanh bình thường như trước đây.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của các thành phần mới nhằm thu lợi nhuận từ vấn nạn Biến đổi khí hậy toàn cầu bằng cách thúc đẩy các giải pháp dối trá rất tinh vi thông qua việc thành lập cái gọi là đồn điền “giảm carbon”, quảng cáo về các khí nhiên liệu hóa thạch nông nghiệp (gồm diesel nông nghiệp và ethanol từ gỗ) và còn giới thiệu, quản bá cả về các loại cây biến đổi gen.

Tuy nhiên, các kế hoạch hợp tác này đã vấp phải sự vạch mặt và phản đối ngày càng gia tăng. Từ nước này sang nước khác, người dân lên tiếng phản đối các đồn điền độc canh này và một phong trào trên toàn thế giới xuất hiện và phát triển nhanh trong những năm qua, liên kết các cuộc đấu tranh ở rất nhiều vùng, miền, địa phương khác nhau và giúp tiếng nói, kêu gọi các nạn nhân này được biết đến nhiều hơn.

Trong ngày quốc tế phản đối cây độc canh năm 2009, Thông điệp này được đưa ra rõ ràng và lạch lạc: các đồn điền không phải là những khu rừng, hãy ngừng ngay việc mở rộng các đồn điền độc canh.

NỘI DUNG KHÁC

Thông tin mời thầu

14-10-2010

Ban quản lý dự án “Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội” – Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT mời thầu….

Để ngành cà-phê Việt Nam phát triển bền vững

13-10-2010

AGROINFO - Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Cộng sản Tháng 8/2010…

Tin tức báo chí

13-10-2010

AGROINFO - Những thông tin báo chí quan trọng được tập hợp theo chủ đề, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh....

Tổng quan hợp tác kinh tế quốc tế về nông nghiệp và các ưu tiên nghiên cứu

13-10-2010

AGROINFO – Buổi tọa đàm “Tổng quan về hợp tác kính tế quốc tế về nông nghiệp và các ưu tiên nghiên cứu” đã được Agroinfo tổ chức thành công.

Mưa lớn, ĐBSCL thiệt hại nặng

13-10-2010

Tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Phú Quốc - Kiên Giang cho biết do ảnh hưởng dông lốc, 2 ngày qua, huyện đảo này có 17 tàu cá bị nhấn chìm làm 4 người mất tích; trên 30 lồng bè nuôi thủy sản bị hư hỏng, 7 nhà dân bị sập và tốc mái

Lợi nhuận trồng lúa giữa các vùng chênh xa nhau

13-10-2010

Báo cáo sơ kết sản xuất lúa năm 2010 của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy giá thành sản xuất lúa bình quân cả ba vụ (gồm đông xuân, thu đông, vụ mùa) trong năm 2010 của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 3.128 đồng/kg, Đông Nam Bộ là 3.460 đồng/kg.

Kiến nghị mua tối thiểu 300.000 tấn cà phê dự trữ

12-10-2010

Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đề nghị Chính phủ được mua cà phê ngay từ đầu vụ, như vậy giá trong thời gian tới ít nhiều sẽ cao hơn so với mức giá bình quân của niên vụ 2009-2010.

danh ba dien thoại

4-10-2010

danh ba dien thoại

Thêm đất canh tác trên cồn cát hoang vu

4-10-2010

AGROINFO – Bài viết của GS. TS Nguyễn Vy gửi cho IPSARD…

Mù mờ thực phẩm biến đổi gien

4-10-2010

Giới chuyên môn đang tranh cãi về việc dùng thực phẩm biến đổi gien (Gmo) hại hay vô hại, trong khi người tiêu dùng khó thể phân biệt đâu là thực phẩm GMO

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Nông nghiệp phát triển ổn định

1-10-2010

Chiều nay (30/9), Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 9/2010. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp báo.

Khai thác mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

1-10-2010

Tính đến nay, cả nước có hơn 900 xã đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh không ít vướng mắc, khó khăn, trong đó trở ngại lớn nhất là làm thế nào để huy động được các nguồn vốn, tránh ỷ lại Nhà nước.