HỘI THẢO

“Vương quốc” su su trên vùng cao Sa Pa – Lào Cai

Ngày đăng: 24 | 08 | 2010

AGROINFO - Từ vài thập kỷ qua, người ta biết nhiều đến Sa Pa là nơi nghỉ dưỡng, vùng du lịch núi cao lý tưởng. Nhưng mấy người biết Sa Pa còn là “vương quốc” của su su, món ăn đặc sản nổi tiếng của miền núi cao này.

 

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa chừng 8km ngược lên đèo Trạm Tôn, có một khu dân cư khá đông đúc, nơi ấy người dân quen gọi là Ô Quí Hồ. Theo giải thích của một số người ở đây, Ô Quí Hồ là tiếng hót của một loài chim núi. Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, một bộ phận dân cư của các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh…đã lên đây xây dựng kinh tế mới, họ lấy tiếng hót của một loài chim núi buồn da diết đặt tên cho mảnh đất mình đang sống.

Chưa có cuộc khảo sát nào về độ cao cư trú của các dân tộc, nhưng Ô Quí Hồ rất có thể là khu vực dân cư ở cao nhất nước, độ cao trung bình 1.600- 1.800m, nên quanh năm giá rét, mùa đông thường có băng giá, nhiều năm có mưa tuyết. Bà con nơi này trước đây chủ yếu trồng các loại hạt giống rau: Su hào, bắp cải cùng các cây dược liệu: Sâm, qui, xuyên khung, ba kích…Cuộc sống của họ ngày ấy tương đối khá giả, sau khi quan hệ hai nước Việt- Trung trở lại bình thường, hạt rau và dược liệu Trung Quốc tràn vào Việt Nam đánh bật hạt rau và dược liệu Sa Pa. Khu vực chuyên canh hạt rau và dược liệu Ô Quí Hồ trở nên điêu đứng.

Vì nằm trên vùng núi đá dựng đứng, quanh năm giá rét nên bà con chẳng thể trồng lúa dẫu chỉ một vụ. Bù lại, cây su su ở đây trồng khá dễ, dường như đó là quà tặng của thiên nhiên nếu không hàng ngàn con người ở đây chưa biết sống như thế nào. Anh Nguyễn Thành Vinh ở tổ 13 cho biết: Gia đình tôi trồng một mẫu su su, thời gian trồng vào độ tháng 2 âm lịch, khi đó trời đã ấm một số ngày có nắng. Cây su su để lưu gốc được 4- 5 năm, sau đó phải trồng lại thì cây mới khoẻ, quả sáng và đẹp hơn. Nếu để lưu gốc lâu, sức sống của cây yếu, dẫn tới ít quả và quả nhỏ. Trồng su su mất nhiều công nhất là bắc giàn, công bắc giàn phải hai, ba tháng. Là giống thân leo, nếu để su su bò lan trên mặt đất như bí thì ít quả, do đó phải bắc giàn.

Su su là loài cây chịu lạnh, phát triển trên vùng núi cao, khí hậu trong lành và tinh khiết. Cũng giống su su này mang về vùng xuôi hoặc gần KCN, nếu cây phát triển được nhưng chỉ ra độ 2 lứa quả rồi tàn, quả cứng chẳng khác gì đu đủ.

Anh Vinh cười với giọng rất tếu: Nếu so sánh su su Sa Pa với su su Tam Đảo thì su su Tam Đảo phải gọi su su Sa Pa là anh nếu không nói là cụ. Vì đây là “vương quốc” của su su. Bởi không nơi nào trên đất nước Việt Nam này lại trồng nhiều su su như ở đây, tôi đã ăn su su trồng khắp nơi, nhưng su su Sa Pa luôn đứng đầu bảng. Ngay ở Sa Pa này, su su trồng dưới Trung Chải cũng không ngon bằng su su ở đây. Mỗi năm gia đình tôi phải xuống tận Mê Linh (Vĩnh Phúc) mua 10 tấn phân gà được ủ kỹ trước khi trộn với 1 tấn đạm, 2 tấn lân, 500kg phân bón Đầu Trâu để bón cho su su. Chính vì thế su su ở đây quả không chỉ đẹp mà còn rất mềm và ngọt.

Mùa thu hoạch su su bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 ÂL, giá đầu vụ có năm được 1.500-2.000đ/kg, có năm chỉ được 800đ/kg, tới giữa vụ có khi chỉ có 500đ/kg. Mấy năm nay su su được giá, đầu vụ bán 2.000đ/kg, đến nay vào chính vụ giá bán 3.000đ/kg. Nguyễn Thành Vinh cười bảo: Mỗi năm gia đình tôi thu chừng 35- 40 tấn quả, năm ngoái được khoảng 80 triệu, trừ hết chi phí còn được 40 triệu, đấy là chưa kể bán 3-4 tấn quả giống, vài tạ ngọn. Giá thực phẩm dù có xuống thì những người trồng su su chúng tôi vẫn sống khoẻ.

Chị Tâm đang xếp su su vào thùng sợ chồng “bốc phét” vội bảo: Đấy là hai ba năm nay mới có giá ấy, chứ mấy năm trước thì su su có giá gì đâu. Chán chả buồn hái, nhưng không hái bán thì sống bằng gì. Mấy năm nay khách Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM lên tận đây mua, người trồng su su mới mở mày mở mặt, cứ kể như trước đây thì mếu. Tôi chỉ căn nhà xây hai tầng to tướng của gia đình anh Vinh: Ngôi nhà xây bằng su su đấy chứ? Anh Vinh gật đầu: Vâng đúng thế, tôi mới xây nên chưa vôi ve gì, sau vụ su su này mới tính.

Khu vực Ô Quí Hồ có 150 hộ, thì có tới 120 hộ trồng su su, thị trấn Sa Pa có khoảng gần 400 hộ trồng su su, một vùng su su lớn nhất nước. Su su là một loại rau sạch, có thể nói là rất sạch. Bởi cây su su không có loại sâu bệnh gì nên chả phải dùng thuốc… 

Những “đại gia” su su khu vực Ô Qui Hồ phải kể đến Phạm Văn Trung, Nguyễn Văn Chính, mỗi hộ trồng khoảng 1 ha, hàng năm thu trên 100 tấn quả. Vào mùa thu hoạch cứ hai ngày một xe ôtô 10 tấn lên nhập hàng. Được biết anh Chính năm nay mới ngoài 30 tuổi quê Đan Phượng (Hà Nội) lên Sa Pa mua đất trồng su su cách nay hơn mười năm, cặm cụi với cây su su nhờ cây su su mà anh trở thành “đại gia” lúc nào không biết. Anh Nguyễn Thành Vinh cười chỉ phía đỉnh đèo: Mấy nhà mái Thái đẹp như các biệt thự dưới trung tâm thị trấn Sa Pa là của mấy “đại gia” su su đấy.

Thống kê chưa đầy đủ, tổng sản lượng su su của Sa Pa chừng 150.000 tấn. Mỗi ngày tại đây có 3- 5 ôtô từ các tỉnh lên nhập su su. Anh Trần Xuân Biên, người Gia Lâm chuyên mua su su ở Sa Pa cung cấp cho các siêu thị ở Hà Nội và các chợ đầu mối, mỗi tuần hai chuyến, anh bảo: Su su ở Sa Pa chỉ nhìn màu quả là biết ngay, màu xanh nhạt và bóng mỡ màng chứ không xanh đậm gai cứng như su su trồng ở các nơi khác. Người tiêu dùng bây giờ họ sợ những loại rau sử dụng phân bón hoá học, nay họ dùng những loại rau sạch như su su. Ngọn su su cũng là một món ăn độc đáo, giá mỗi cân là 15.000 đồng, phải dặn người ta mới hái cho mình, su su hiện đang được giá, nên chẳng mấy ai ngắt ngọn bán. Thành ra, ngọn su su trở thành của hiếm…
Phạm Khánh (Theo báo Nông nghiệp VN)

NỘI DUNG KHÁC

Hòa Bình: 52 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010 - 2012

19-8-2010

AGROINFO - Đó là kế hoạch vốn đã được UBND tỉnh thông qua nhằm đảm bảo triển khai tốt chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

Thái Nguyên: 60 học viên được cấp chứng chỉ nghề chế biến chè

19-8-2010

AGROINFO - Ngày 18/8, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên phối hợp với huyện Đại Từ đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề chế biến chè cho lao động chưa có nghề của HTX chè La Bằng, xã La Bằng.

Triển vọng giống ngô mới trên đất Lào Cai

19-8-2010

AGROINFO - Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới, năng suất, chất lượng cao vào canh tác, những năm qua, Lào Cai đã tích cực triển khai các mô hình khảo nghiệm, trong đó có trồng thử nghiệm giống ngô lai Syngenta của Thuỵ Sỹ, bước đầu thành công và đem lại hiệu quả tốt

Lâm Đồng: Sâu bệnh gây hại gần 4.000ha lúa hè thu

19-8-2010

AGROINFO - Tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết hiện cả tỉnh có gần 4.000ha lúa hè thu mùa mới xuống giống bị các loại sâu bệnh gây hại.

Sóc Trăng: Tôm hùm đỏ - mối lo mới của người nuôi trồng thủy sản

16-8-2010

AGROINFO - Sau ốc bươu vàng và rùa tai đỏ, mấy ngày nay, giới nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng lại đang lo lắng với một loại giống tôm mới vừa nhập khẩu từ Mỹ về - tôm hùm đỏ.

Hải Phòng: Sâu cuốn lá gây hại trên 9200 ha lúa mùa

16-8-2010

AGROINFO - Hiện sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đang gây hại trên 9200 ha lúa mùa với mật độ trưởng thành trung bình 2- 3 con/ m2, nơi cao 8-10 con/ m2, cá biệt tại xã Ngũ Đoan (Kiến Thụy), Phục Lễ, Minh Tân (Thủy Nguyên) mật độ lên tới 15-20 con/m2.

Thái Nguyên: Tìm nông dân… để dạy nghề

16-8-2010

AGROINFO - Bỏ cả việc nhà, những “học sinh nông dân” đủ lứa tuổi, trình độ văn hoá cao, thấp khác nhau nhưng lại rất chăm chú nghe thầy giáo hướng dẫn cách sửa chữa máy phục vụ sản xuất nông nghiệp hay kỹ thuật nuôi, trồng trọt. Đó là những điều mà chúng tôi được tận mắt thấy ở một số lớp học nghề do Trung tâm Dạy nghề Thái Nguyên tổ chức tại các xóm, bản ở Võ Nhai, Định Hoá…

Lào Cai: Năng suất bình quân vụ lúa xuân 2010 đạt 54,29 tạ/ha

16-8-2010

AGROINFO - Đến cuối tháng 7/2010, trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai đã thu hoạch xong 9.112 ha lúa xuân, năng suất bình quân đạt 54,29 tạ /ha.

Quảng Ninh: Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông thôn

13-8-2010

AGROINFO - Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế công nghiệp nhất là đối với nền sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn.

Quảng Nình: Công nghiệp nông thôn tăng giá trị sản xuất, tạo cơ hội việc làm

13-8-2010

AGROINFO - Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) tại khu vực nông thôn đã và đang được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm, nhằm xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động ở khu vực này.

Hải Phòng: Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp - Nông dân... ngại

13-8-2010

AGROINFO - Những lớp tập huấn lèo tèo, học viên không ghi chép, ngồi ngáp vặt, đến cuối giờ “ngót người”, ra khỏi lớp tập huấn là kiến thức bay hết. Đây không còn là hình ảnh cá biệt ở một vài địa phương mà ngày càng phổ biến…

Ninh Bình: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

12-8-2010

AGROINFO - Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tỉnh Ninh Bình nhanh chóng xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát thực với tình hình địa phương, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở.