TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân và độc quyền xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 12 | 07 | 2010

AGROINFO - Nông dân đồng bằng sông Cửu Long lo gạo rớt giá. Thủ tướng yêu cầu đảm bảo cho bà con trồng lúa có lãi ít nhất 30%. Hàng ngàn tỷ đồng tín dụng ưu đãi được nhà nước rót cho việc mua gạo trong mỗi vụ, vụ năm nay chắc cũng thế. Liệu bà con trồng lúa có được ít nhất 30% lãi? Liệu nhiều ngàn tỷ đồng tín dụng ưu đãi có làm cho cuộc sống của nông dân đỡ chật vật?

Khó trả lời. Nhưng có một điều chắc chắn, nếu điều hành xuất khẩu gạo tốt hơn, nếu không để cho vài công ty khuynh đảo thì chắc chắn tình hình của bà con trồng lúa được cải thiện hơn đáng kể. Rất đáng tiếc vài công ty khuynh đảo đó lại là các doanh nghiệp nhà nước và được giao giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực lúa gạo.

Đấy là hai Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và miền Nam (Vinafood 2), chiếm trên 80% thị phần gạo xuất khẩu. Hai công ty này cũng khống chế Hiệp hội Lương thực, được Chính phủ trao cho quá nhiều "quyền quản lý nhà nước" đối với lúa gạo.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Vừa rồi trong cuộc họp họ đã ra dấu hiệu để cho việc buôn bán của họ dễ dàng hơn, và đẩy khó cho chính phủ hay nông dân. Họ bảo "Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu đều lúng túng bởi, đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân 2009-2010, trong khi vụ hè thu đã bước vào mùa thu hoạch".

Theo nhận định của họ "dù giá gạo tăng nhẹ nhưng thị trường xuất khẩu đang sụt giảm. Bên cạnh đó, chất lượng gạo vụ hè thu thấp, trong khi lượng gạo tồn kho vụ đông xuân còn nhiều nên việc tiêu thụ và giá lúa sẽ bất lợi cho nông dân". Khó thế đấy nên chúng tôi có mua rẻ thì bà con hãy thông cảm, chính phủ hãy giúp nông dân bằng cách đưa tiền cho chúng tôi mua gạo giúp bà con nông dân.

Họ thật là khôn và khéo. Dẫu là doanh nghiệp nhà nước, họ vẫn đặt lợi ích của họ lên trên hết, và điều đó chẳng sai. Cái sai là các quan chức nhà nước cứ nghĩ họ phải có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị nên ưu ái hết mức và dùng như công cụ để dễ bề can thiệp.

Chuyên gia hàng đầu về lúa gạo, GS. Võ Tòng Xuân, đã phải thốt lên, "độc quyền, giá gạo sẽ còn rớt thê thảm" (Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, PLTP, 10-7-2010). Một cựu quan chức nông nghiệp, chuyên gia lão luyện về lúa gạo, ông Trần Đức Tụng (PLTP, 3-7-2010) cũng cực lực phê phán sự độc quyền của hai tổng công ty nhà nước và cho rằng nhà nước còn phải "bù lỗ dài dài vì độc quyền xuất khẩu gạo".

Tiếng nói của hàng triệu nông dân, những góp ý của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, liệu có đến tai những người có quyền quyết định? Quyết định của họ có thực sự vì dân hay vì một nhóm lợi ích quá ít ỏi về số lượng nhưng lại quá nhiều tiền và nhiều quyền?

Hai ông độc quyền này có "vai trò chủ đạo" hay không trong lĩnh vực này? Họ có phải là công cụ "nuôi ba năm dùng một giờ" như một Phó Thủ tướng tự hào nói về vai trò của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khi nó được dùng để đối phó với những bất ổn kinh tế như lạm phát bùng nổ, khủng hoảng hay khan hiếm lương thực?

Phải lấy nông dân làm gốc

Chắc mọi người còn nhớ, vài năm trước, lúc giá gạo thế giới tăng vùn vụt, các nhóm lợi ích này đã khuyên chính phủ ra lệnh dừng xuất khẩu gạo với lý do "an ninh lương thực", nhưng thực ra là vì động cơ lợi nhuận của chính họ. Ngay khi đó GS. Võ Tòng Xuân đã lên tiếng không có vấn đề "an ninh lương thực" và khuyên hãy tiếp tục xuất để bà con nông dân được lợi. Họ đã chẳng thèm nghe.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tin tạm dừng xuất khẩu càng dễ làm cho giá gạo thế giới tăng nữa, càng gây khó khăn cho thị trường thế giới. Giá gạo càng tăng trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng ngược trở lại thị trường nội địa của chúng ta.

Hẳn còn nhớ mấy ngày căng thẳng mà bà con ở TP Hồ Chí Minh đổ xô đi "tích trữ gạo" giữa thủ đô của lúa gạo. Chính quyền thành phố phải dùng biện pháp hành chính (hoàn toàn đúng trong lúc khủng hoảng như vậy) để lệnh cho các đại gia quốc doanh phải mở kho. Rồi họ làm gì? Họ mang gạo hẩm ra thị trường, đến nỗi chính quyền thành phố lại phải can thiệp, không nhận gạo của họ.

Đấy là ứng xử có thể hiểu được của các trùm tư bản thời chủ nghĩa tư bản hoang dã (không thể là hành xử của các ông doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong một đất nước nơi nhà nước là “của dân, do dân và vì dân” ở đầu thế kỷ hai mươi mốt).

Hãy nhìn vào những việc có thực đó, mổ xẻ, tìm nguyên nhân và tìm cách cải thiện. Hai ông độc quyền này không phải là giải pháp của ngành lúa gạo. Đã đến lúc nhà nước phải xem lại cách quản lý của mình về lúa gạo trên cơ sở lấy nông dân làm gốc, chứ không phải đi ưu ái cho vài ông quốc doanh độc quyền "giữ vai trò chủ đạo".

Phạm Khánh (Theo Báo Tiền Phong)

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

11-7-2010

AGROINFO – Hội thảo “Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã được tổ chức sáng ngày 9-7-2010 tại Hà Nội…

Hội chợ nông sản – sản phẩm làng nghề phía nam

7-7-2010

Hội chợ nông sản – sản phẩm làng nghề phía nam sẽ diễn ra tại Đồng Tháp từ ngày 8 – 11.7, dự kiến có khoảng 150 đơn vị tham gia với trên 300 gian hàng.

CPH DN nông nghiệp: Nhận diện thách thức

7-7-2010

Mục tiêu quan trọng của việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng cho Nhà nước. Song đến nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang cổ phần hóa (CPH) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do thiếu vốn, công nghệ lạc hậu và những bất cập từ cơ chế.

Tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Định Hòa (Phần 2)

7-7-2010

Định Hòa là một xã vùng sâu của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer cư trú với đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, kể từ khi được chọn thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới, đời sống của người dân nơi đây đang dần được cải thiện.

Biến đổi khí hậu - 90% do con người gây ra

7-7-2010

AGROINFO - Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu: 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Hiện tượng này kéo theo nhiều hệ lụy.

Thanh long Bình Thuận điêu đứng vì bằng FC

7-7-2010

AGROINFO - Theo các nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận, kể từ ngày 1.7, khi quy định tất cả lái xe container đầu kéo phải có bằng FC có hiệu lực, sản lượng thanh long vận chuyển ra thị trường các tỉnh phía Bắc và xuất sang Trung Quốc đã giảm 30% - 40%.

Trái cây nội – cần chú trọng hơn về hình thức

7-7-2010

AGROINFO - Theo số liệu từ sở Công thương TP.HCM, lượng trái cây về ba chợ đầu mối Tam Bình, Bình Điền, Hóc Môn 6 tháng đầu năm nay là 418.772 tấn (1.326 tấn/ngày). Trong số này, lượng trái cây ngoại, hầu hết xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm chừng 30%.

Hà Nội đầu tư 3,3 tỷ đồng cho chương trình chăn nuôi bò sữa

7-7-2010

AGROINFO - Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự toán hơn 3,3 tỷ đồng cho chương trình chăn nuôi bò sữa, bò thịt; hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn.

Đồng Nai - 100 tấn cá bè chết trên sông Cái

7-7-2010

AGROINFO – Sáng 6-7, tình trạng cá chết hàng loạt lại xảy ra tại làng cá bè trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai) thuộc các phường, xã: Tân Mai, Thống Nhất, An Bình và Hiệp Hòa, TP Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai.

Chuẩn bị triển khai mua tạm trữ lúa

7-7-2010

AGROINFO – Còn hơn 1 tuần nữa mới đến thời điểm triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu năm 2010 nhưng hiện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chuẩn bị mọi phương án thu mua theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Giá muối bắt đầu tăng

7-7-2010

AGROINFO – Hiện tại giá muối tại Khánh Hòa đã tăng từ 20 – 30%. Đây là niềm vui lớn đối với diêm dân.

Quảng Ninh – gần 1.000 container đông lạnh bị tắc

7-7-2010

AGROINFO - Ban Quản lý cửa khẩu Ka Long và Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết hiện ở đây đang tồn đọng khoảng 1.000 container hàng hóa các loại xuất sang Trung Quốc, trong đó có khoảng 90% hàng đông lạnh, thịt và các sản phẩm phụ của thịt đông lạnh tạm nhập tái xuất.