TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nỗi lo giá gạo xuất khẩu giảm

Ngày đăng: 05 | 07 | 2010

AGROINFO - Giới kinh doanh lúa gạo dự báo, giá gạo còn tiếp tục giảm trong vài tháng tới do cung- cầu thế giới và gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với gạo Pakistan, Myanmar, Thái Lan.

Nguồn cung gạo thế giới đang dồi dào, nông dân ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa hè thu 2010. Trong khi đó, giao dịch trầm lắng, giới kinh doanh lúa gạo dự báo, giá gạo còn tiếp tục giảm trong vài tháng tới do cung- cầu thế giới và gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với gạo Pakistan, Myanmar, Thái Lan. Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT hướng dẫn DN mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn gạo vụ hè thu, nhưng giá lúa đang ở mức thấp, trong khi chi phí tăng cao. Đảm bảo lợi nhuận 30% cho người trồng lúa là bài toán khó khi thị trường xuất khẩu gạo trì trệ…

 
 Chi phí tăng cao, giá thu mua thấp nhưng nông dân ĐBSCL vẫn khó bán được lúa hè thu. Hiện nay, chưa có gì có thể khẳng định, giá lúa sẽ tăng trong thời gian tới...

Thị trường trì trệ: nông dân lo sốt vó!

Trước đây, Philippines nhập khẩu trung bình trên dưới 2 triệu tấn gạo mỗi năm và Việt Nam thường thắng thầu do lợi thế về giá so với gạo Thái Lan. Trong 3 năm trở lại đây, gạo 25% tấm của Việt Nam vượt qua Thái Lan để chiếm ưu thế ở những thị trường tập trung lớn như Philippines và châu Phi, nhưng nhiều chuyên gia về mặt hàng gạo thế giới cũng nêu cảnh báo: Nếu Việt Nam không chú trọng chất lượng và xây dựng thương hiệu vững chắc ở những thị trường này thì đến một lúc nào đó sẽ mất bạn hàng! Bởi gạo Việt Nam tuy có lợi thế về giá so với Thái Lan, nhưng bao bì, nhãn mác lại thua kém rất xa. Thêm vào đó, Pakistan, Myanmar đang là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam ở mặt hàng gạo cấp thấp ở thị trường châu Phi.

Theo giới kinh doanh lúa gạo, thị trường gạo từ đầu năm đến nay giao dịch trầm lắng, dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã nới lỏng cơ chế điều hành, nhưng các hợp đồng thương mại xuất khẩu gạo không nhiều mà chủ yếu là những hợp đồng tập trung, theo phân bổ của VFA. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết: “Hiện nay, gạo của Pakistan thấp hơn gạo Việt Nam 10-25 USD/tấn. Đây là đối thủ cạnh tranh với ta ở thị trường châu Phi với lợi thế giá rẻ. Trong 3 tháng qua, thị trường gạo khá trầm lắng, chỉ giao dịch những hợp đồng đầu năm, còn hợp đồng mới không nhiều. Dự kiến trong quý III, thị trường cũng chưa khởi sắc và giá sẽ tiếp tục giảm, bởi nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu 2010”. Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp Philippines vừa thông báo chưa chắc sẽ nhập thêm gạo trong năm nay, trừ khi vụ mùa cuối năm bị thiệt hại do bão lớn. Thái Lan đang xem xét kế hoạch xuất khẩu gạo và giành lại thị trường gạo cấp thấp đã để mất về tay các doanh nghiệp Việt Nam. Campuchia cũng đang tăng lượng gạo xuất khẩu... Đây là những thách thức lớn cho thị trường lúa gạo Việt Nam.

Hiện nay, nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa hè thu 2010, nhưng giá lúa liên tục giảm từ nửa cuối tháng 6-2010 đến nay và không có thương lái thu mua lúa. Các huyện Châu Thành, Hòn Đất, Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) đã thu hoạch rộ nhưng nông dân trồng lúa lo sốt vó vì giá lúa hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất. Thương lái thu mua hiện chỉ 3.000-3.100 đồng/kg lúa khô, giảm 200-300 đồng/kg; còn lúa tươi bán tại ruộng chỉ 2.800- 2.900 đồng/kg. Trong khi đó, năng suất lúa chỉ khoảng 4 tấn/ha, giảm 0,5 tấn/ha so với vụ hè thu 2009. Bà Mai Thị Thảo ở xã Mong Thọ B (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), than thở: “Đại lý vật tư nông nghiệp chỉ cho nợ trong 3 tháng, nếu quá hạn nông dân phải trả thêm 15% lãi suất. Giá lúa thấp cũng phải bán để trả nợ, nhưng cũng hy vọng là tình hình sáng sủa hơn”. Tại Hậu Giang, giá lúa khô hiện đang ở mức 3.500 đồng/kg, lúa tươi 2.800-3.000 đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh này, với giá lúa hiện nay nông dân không có lời, nhiều trường hợp còn bị lỗ.

Ì ạch cân bằng cán cân cung - cầu...

Theo thống kê của VFA, lượng gạo xuất khẩu tính đến ngày 25-6-2010 trên 3,16 triệu tấn, với trị giá 1,418 tỉ USD. Trong đó, gạo 5% tấm chiếm hơn 48,8%; gạo 25% tấm khoảng gần 34%; gạo thơm 3,34%. Thị trường nhập khẩu nhiều nhất vẫn là thị trường châu Á (khoảng hơn 54,7%); kế đó là châu Phi gần 30%, Trung Đông trên 13%. Sản lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo trong quý II/2010 đều giảm và sẽ kéo dài sang quý III. Thị trường gạo cấp cao không giảm, nhưng nguồn cung rất dồi dào, ảnh hưởng đến giá cả. Gạo cấp thấp sẽ gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh được với các loại lương thực giá thấp như lúa mì và bắp; dự báo gạo 25% tấm sẽ giảm mạnh do thiếu thị trường trong khi nguồn cung cấp dồi dào. Hiện nay, gạo 25% của Việt Nam được nhập khẩu chào giá ở mức 305-310 USD/tấn (thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với đầu năm 2010)...

Chưa kết thúc vụ đông xuân 2009-2010, Bộ NN&PTNT, các chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu cảnh báo đến các địa phương: Vụ hè thu 2010 phải khống chế diện tích gieo sạ giống IR 50404 xuống dưới 15% diện tích, do phẩm chất thấp và thị trường gạo cấp thấp trong vụ hè thu không nhiều. Trên thực tế, rất nhiều nông dân chọn giống IR 50404, do ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, năng suất lại cao, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Thị trường giao dịch kém sôi động, lúa gạo trong nước giá thấp, nông dân lo, doanh nghiệp không đẩy mạnh thu mua... Có thể nói, đây là chu kỳ được lặp lại rất nhiều năm qua, nhưng việc giải quyết triệt để những bất cập này vẫn ì ạch.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, nông dân chỉ có thể trữ lúa trong vòng 2 tháng. Thêm vào đó, độ ẩm vụ hè thu cao, cần phải phơi sấy và sẽ đội thêm giá thành sản xuất của nông dân. Hiện nay, một số địa phương trong vùng tính toán, giá thành sản xuất đang dao động ở mức 3.000- 3.200 đồng/kg, do vậy, giá lúa phải trên 4.000 đồng nông dân mới có lời. Tuy nhiên, hiện nông dân đang báo lúa (lúa tươi tại ruộng) dưới giá thành, trong khi nhiều nơi không có thương lái đến mua. Trong khi ước tính lượng gạo tồn kho trong doanh nghiệp hiện còn khoảng 2 triệu tấn.

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo VFA thu mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn gạo để đảm bảo nông dân đạt lợi nhuận 30%; đồng thời hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp trong 4 tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cho rằng, điều này rất khó. Ông Trần Phước Thuấn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, cho biết: “Việc đảm bảo cho nông dân đạt lợi nhuận 30% là cả vấn đề, do giá thành sản xuất cao, trong khi giá bán lại thấp. Doanh nghiệp phải thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để đảm bảo thu mua lúa gạo trong dân, nhưng cũng phải cân nhắc hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất, nhưng hiệu quả kinh doanh là do doanh nghiệp, nếu mua lúa với giá trên 4.000 đồng/kg, khó mà cam nổi vì phẩm chất gạo lúa hè thu thấp, trong khi hợp đồng xuất khẩu hiện nay không nhiều”. Một số nước nhập khẩu cũng đang cân nhắc việc dự trữ gạo và khuyến khích nền sản xuất trong nước. Thêm vào đó, một số nước xuất khẩu gạo đang gia tăng số lượng xuất khẩu, giá lại thấp để giành thị trường. Đây là bài học cung- cầu cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Nguồn cung gạo thế giới đang dồi dào, các nước xuất khẩu mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo như Pakistan, Banglades, Myanmar... cũng gia tăng lượng xuất khẩu với giá thành cạnh tranh. Những áp lực này sẽ đè nặng trong việc tiêu thụ lúa hè thu 2010. Đảm bảo lợi nhuận 30% cho nông dân là cần thiết, nhưng bức thiết nhất vẫn là làm sao để thực hiện một cách đồng bộ, để cả nông dân và doanh nghiệp hài hòa các lợi ích. Có như vậy, thị trường lúa gạo mới phát triển ổn định và bền vững hơn.

Phạm Khánh (Theo Báo Cần Thơ)

NỘI DUNG KHÁC

Cá tra ở ĐBSCL “Sẽ không còn bơi trong ao của những hộ nuôi nhỏ lẻ?”

5-7-2010

AGROINFO - Nếu như những năm trước, nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp nhiều gia đình trở nên giàu có thì thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi loại cá này lại đang trong tình cảnh điêu đứng vì giá cá rớt liên tục và ngân hàng không rót vốn…

Xuất khẩu gạo không được khả quan như dự báo

5-7-2010

AGROINFO - Theo dự báo hồi đầu năm thì năm 2010 được nhận định là “năm vàng” của các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả sáu tháng đầu năm cho thấy, xuất khẩu gạo đã giảm cả về số lượng lẫn giá cả.

Hỗ trợ bán hàng về nông thôn

5-7-2010

AGROINFO - Bắt đầu từ tháng 7, giai đoạn 2 của chương trình bán hàng nông thôn sẽ khởi động với sự cam kết tham gia của 60 doanh nghiệp trong nước.

Thủy sản lại gặp khó

5-7-2010

AGROINFO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong sáu tháng đầu năm, toàn ngành xuất khẩu được hơn 1,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 4,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2010.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông nghiệp, nông thôn

Về mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010

5-7-2010

AGROINFO: Tên văn bản: Quyết định về mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010

Danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng và cây lâm sản ngoài gỗ

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: “Danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng và cây lâm sản ngoài gỗ tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ”

Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: Thông tư về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thuỷ sản

5-7-2010

AGROINFO - Tên văn bản: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025

Cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ!

5-7-2010

AGROINFO - Từ những thực tiễn đã được đề cập ở các bài viết trước, có thể thấy việc ban hành các nghị định 56 hay 61 lần này chứng tỏ một nhận thức mới của Chính phủ và các cấp ngành về vai trò hiện nay của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNNVV).