TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khí sinh học về quê

Ngày đăng: 16 | 06 | 2010

AGROINFO - Lâm Đồng, với đa số dân cư sống tại nông thôn, làm nông nghiệp và có rất nhiều gia đình chăn nuôi gia súc như heo, bò, trâu…Chăn nuôi mang lại thu nhập cho nhà nông nhưng việc xử lý “hậu quả”, tức chất thải của gia súc mang lại không ít khó khăn, đặc biệt về ảnh hưởng tới môi trường.

Biến phân gia súc thành khí sinh học (KSH), có thể dùng thắp sáng, nấu bếp… đang là một trong những hướng giải quyết hiệu quả do Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nông dân Lâm Đồng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đông, cán bộ Hội nông dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà là một hộ đang chăn nuôi một đàn heo (cả nái cả heo thịt) hàng chục con. Việc giải quyết chất thải khá phiền toái do chúng bốc mùi gây ô nhiễm không khí xung quanh. Bởi vậy, ông Đông đã tham gia chương trình biến phân gia súc thành khí sinh học do cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng trực tiếp hướng dẫn. Từ khi xây xong công trình, mùi hôi thối hoàn toàn biến mất. Không những thế, nhà ông còn có một lượng khí dùng thoải mái cho thắp sáng và nấu cám heo. Ông cho biết: “Xây bể biogas đúng là hiệu quả, nhà tôi có thể nấu cám cho heo thoải mái mà không tốn tiền than củi như trước, môi trường lại trong sạch hẳn. Công trình này dễ xây, dễ sử dụng, nhà nào nuôi heo nhiều cũng nên xây một cái, tiết kiệm tiền mà lại giữ sạch môi trường”. Theo tính toán, hiện Lâm Đồng có xấp xỉ 70 ngàn hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa như gia đình ông Đông. Nhưng số lượng hầm biogas để tận dụng xử lý phân gia súc mới chỉ có gần 500 chiếc, một con số quá nhỏ so với khối lượng thất thải khổng lồ thải ra mỗi ngày. Và đa số các hầm biogas kiểu cũ đều xây nhỏ hoặc sử dụng túi nilon nên chưa đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng. Mô hình hầm biogas như gia đình ông Đông đang là mục tiêu những nhà quản lý chăn nuôi và môi trường hướng tới.

Xây dựng hầm Biogas công nghệ KSH

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc TTKN Lâm Đồng, đơn vị trực tiếp thực hiện dự án KSH trong chăn nuôi do Chính phủ Hà Lan tài trợ là người từng trăn trở với những vướng mắc trong chăn nuôi của người nông dân. Ông đánh giá: “Chăn nuôi như bà con mình thường để chất thải thải trực tiếp ra môi trường, vừa lãng phí vừa rất có hại cho sức khoẻ. Chúng tôi nhận thấy kiểu hầm biogas này thực sự hữu dụng, giúp bà con giải quyết tận gốc việc phân thải gây ô nhiễm, lại có thêm nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra, phụ phẩm thu được còn có thể dùng làm phân bón rất tốt”. Kiểu hầm biogas được chương trình ứng dụng là kiểu hầm công nghệ KSH nắp cố định vòm cầu gồm ba phần chính là bể nạp, bể phân giải và bể điều áp. Bể phân giải là phần quan trọng nhất, khí sau khi hình thành từ đây được dẫn ra ngoài qua ống thu khí và van, được sử dụng tuỳ mục đích của các hộ như thắp sáng, đun nấu. Các hộ chăn nuôi có từ 20kg phân/ngày trở lên là có thể tham gia xây dựng bể biogas để sử dụng. Theo đó, hầu hết các hộ chăn nuôi đều đủ tiêu chuẩn để tham gia chương trình. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 40 hộ, dù chương trình tài trợ cho 200 công trình. Điều đó có nguyên nhân từ giá thành của hầm còn khá cao. Trên thực tế, mỗi m2 công trình có giá 1 triệu đồng, một công trình trung bình cho một hộ chăn nuôi thường từ 8-10m2 nhưng dự án chỉ tài trợ 1,2 triệu đồng/công trình, phần còn lại người dân tự đầu tư. Ông Hồng cho biết thêm: “Nông dân rất thích mô hình biogas này nhưng tài trợ ít quá, chi phí bỏ ra cao nên họ chưa mặn mà. Nếu được hỗ trợ khoảng 40% thì hầu hết họ sẽ tham gia xây dựng hầm ngay. Tuy nhiên, dù chi phí cao nhưng hầm này rất bền, có thể sử dụng từ 15-20 năm, theo tính toán mỗi năm cũng tiết kiệm được 5-6 triệu đồng cho nông dân. Chúng tôi hy vọng từ những mô hình điểm, bà con sẽ thấy lợi ích và tham gia vào chương trình hăng hái hơn”. Ngoài tiền hỗ trợ, chương trình còn tập huấn nông dân cách vận hành, bảo dưỡng, sử dụng công trình để phát huy hiệu quả lâu dài.

Cái lợi lớn nhất của chưong trình KSH này chính là việc người nông dân vừa có thu nhập trong chăn nuôi, vừa có thêm năng lượng để sử dụng và nhất là, môi trường sống nông thôn được giữ gìn tốt hơn, nâng cao chất lượng sống cho bà con. Và ai có đủ điều kiện đều có thể tham gia chương trình để góp phần xanh- sạch thôn bản, để chăn nuôi không còn mang nỗi khổ ô nhiễm

Phạm Khánh (Theo Báo Lâm Đồng)

NỘI DUNG KHÁC

Tạo việc làm cho phụ nữ- Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

16-6-2010

AGROINFO - Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, lao động nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động, trong đó tham gia trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 53,7%, ngành công nghiệp và xây dựng 17,6%, ngành dịch vụ 28,6%...

Khung chính sách cho ngành thủ công Việt Nam

15-6-2010

AGROINFO – Từ ngày 15 đến 16-6-2010, tại Hà Nội, Hội thảo “Lồng ghép giá trị vào kế hoạch phát triển làng nghề thủ công cho phát triển bền vững” đã được tổ chức.

Xây dựng hệ thống thủy lợi mang tính chiến lược

15-6-2010

AGROINFO - Do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển sẽ dâng cao, nước ngọt khan hiếm hơn, mâu thuẫn giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản khó có thể dung hòa. Trước thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống thủy lợi cần được điều chỉnhđể phục vụ tốt trong tình hình mới.

Lâm Đồng: Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao

15-6-2010

AGROINFO - Vùng chuyên canh này vừa được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xác định xây dựng tại huyện Cát Tiên – vùng lúa trọng điểm của tỉnh.

Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đứng đầu ngành nông nghiệp

15-6-2010

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao do giá cả đã tăng hơn ở một số mặt hàng chủ lực

Vụ hè thu 2010: Xuống giống khó, tiêu thụ lo

11-6-2010

Sản xuất vụ hè thu, nông dân vùng ĐBSCL luôn gặp nhiều bất lợi so với làm vụ đông xuân; từ khâu xuống giống, thu hoạch, bảo quản tới tiêu thụ.

Biến đổi khí hậu đang “ngoạm” dần đất nông nghiệp

11-6-2010

Theo các nhà khoa học, với kịch bản nước biển dâng một mét vào cuối thế kỷ 21, hai vựa lúa lớn nhất Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề, gây giảm sút đáng kể sản lượng lương thực. Nguy cơ của việc thiếu lương thực đang trở nên vô cùng cấp bách.

Nông nghiệp giữ đà xuất siêu

11-6-2010

Năm 2009, khi nền kinh tế phải nhập siêu trong bối cảnh khủng hoảng thì ngành Nông nghiệp lại xuất siêu. Trong những tháng đầu năm 2010, đà xuất siêu này vẫn được giữ vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, tính đến tháng 5, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông lâm thuỷ sản đều thể hiện xu hướng tăng trưởng khá do giá cả của phần lớn các mặt hàng đều tăng so với năm 2009.

Thị trường cà phê Việt Nam 10 ngày đầu tháng 6/2010

11-6-2010

Những ngày qua, giá cà phê ở thị trường Việt Nam duy trì từ vững đến tăng bởi dự trữ giảm gây sức ép lên hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa, khối lượng mua của các nhà xuất khẩu giảm bởi người dân không bán ra mà găm hàng chờ giá lên cao hơn.

Hỗ trợ tạm trữ cà phê tính theo giá chưa có thuế

10-6-2010

Giá giao dịch thực tế trên thị trường chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng làm giá tính hỗ trợ lãi suất tạm trữ cà phê và được xác định trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thanh lý...

Quỹ hỗ trợ ngư dân - điểm tựa vươn khơi

10-6-2010

AGROINFO - Thông tin UBND tỉnh Quảng Ngãi dự kiến lập Quỹ hỗ trợ ngư dân vươn khơi được các địa phương có nghề cá ở miền Trung sôi nổi hưởng ứng. Nhiều nơi, ngư dân đã có những hiến kế rất sâu sắc

Lâm Đồng: Sâu lạ ồ ạt tấn công cây cà phê

10-6-2010

AGROINFO - Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê nhiều đứng thứ 2 trong cả nước (sau Đắc Lắc). Những ngày gần đây, bà con nông dân đang rất hoang mang lo lắng về một loại sâu lạ tấn công cây cà phê.