ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Điều hòa “dạ dày” thế giới

Ngày đăng: 16 | 06 | 2010

AGROINFO - Mô hình phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã được xem như là một hình mẫu cho nhiều quốc gia tham khảo, học tập. Từ chỗ là gánh nặng an ninh lương thực, Việt Nam đã trở thành quốc gia hỗ trợ, điều hòa thị trường lúa gạo thế giới. Bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á, DĐDN đã phỏng vấn TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn xung quanh nội dung trên.

- Liệu có nói quá không, khi nhiều đại biểu quốc tế đã nhận xét VN có vai trò rất quan trọng giúp hài hòa và ổn định cái “dạ dày” của thế giới?

Nhìn ở góc độ xóa đói giảm nghèo cho chính VN đã có thể thấy nông nghiệp VN những năm qua có đóng góp đáng kể cho tình hình chung. Từ một xuất phát điểm thấp, trước đây, Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu lương thực. Ngày nay, dù đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, dân số gia tăng (mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 triệu dân) chúng ta vẫn lo đủ lương thực cho 87 triệu người và xuất khẩu thứ 2 thế giới.

Việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước đã giữ giá lương thực thấp, duy trì giá ngày công lao động thấp, đảm bảo việc làm cho đông đảo người dân đã góp phần đáng kể trong vấn đề ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đang phát triển đang chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch sang kinh tế thị trường, tiến lên công nghiệp hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp và họ đang tìm đến học hỏi, mong muốn tìm được lời giải từ mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Đứng ở góc độ xuất khẩu, Việt Nam không những lo cho mình mà đã góp phần lo cho dạ dày thế giới. Thực sự, bán lúa gạo không phải là giải pháp để làm giàu đối với các quốc gia xuất khẩu trên thế giới. Điều quan trọng là lương thực luôn là mặt hàng nhạy cảm, chỉ thiếu một chút cũng có thể rối loạn thị trường quốc tế. Nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn là một trong những nước xuất khẩu lương thực đứng thứ nhì thế giới với 4-6 triệu tấn gạo mỗi năm. VN đã góp phần đáng kể cân bằng cán cân lương thực thế giới. Các loại cây nông nghiệp lương thực khác như thủy sản, sắn, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, đồ gỗ hay cao su cũng là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của VN. Lương thực bán cho các nước đang phát triển và nhiều nông sản bán cho các nước phát triển.

- Cùng với công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp cũng luôn là vấn đề nóng trên các bàn nghị sự quốc tế. Theo ông, phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với những yếu tố nào?

Nói tới phát triển nông nghiệp, trước tiên chúng ta phải bàn tới việc làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả của lĩnh vực này? Thực tế sản phẩm nông nghiệp của chúng ta có chất lượng chưa cao, giá trị gia tăng sản phẩm cũng chưa cao. Trong khi đó, các nguồn tài nguyên tự nhiên như quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng co hẹp, nước cũng đang ít dần, lao động chuyển ra khỏi nông nghiệp, vật tư chế từ năng lượng hóa thạch cũng tăng giá. Tất cả những khó khăn trên, buộc chúng ta phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sạch hơn, hiệu quả hơn, chất lượng và thân thiện với môi trường hơn.

Một vấn đề khác là phòng chống rủi ro. Trong xu thế toàn cầu hóa, thị trường liên thông, nông nghiệp thế giới phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Bệnh dịch có cơ hội lây lan nhanh và mạnh, biến động thị trường cũng mạnh mẽ, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu luôn là nỗi lo thường trực. Tất cả những rủi ro này đều là ẩn số.

Cuối cùng là vấn đề xã hội, VN cũng như nhiều nền kinh tế khác đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Quy luật khắc nghiệt của thị trường là cạnh tranh và đào thải. Trong khi đó, ngành nông nghiệp khó có thể cạnh tranh với các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ về năng suất lao động…Khoảng cách về thu nhập và điều kiện sống giữa đô thị và nông thôn vẫn doãng ra. Giải quyết bài toán công bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ luôn là vấn đề của mọi quốc gia, đó là khía cạnh bền vững của xã hội.

-Nông nghiệp Việt Nam đang chiếm một vị thế quan trọng giúp cân bằng thị trường thế giới. Ông có thể phác thảo đôi nét về định hướng phát triển nông nghiệp trong những năm tới?

Phát triển nông nghiệp nông thôn VN trong những năm tới cần tập trung vào 4 định hướng chính. Thứ nhất là phát triển khoa học công nghệ. Đây là con đường tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa. Tiếp đến là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho một nền nông nghiệp hiện đại. Một vấn đề quan trọng giúp thực hiện các định hướng khác là phát triển tài nguyên con người.

Người nông dân ở nền nông nghiệp tương lai phải là người được đào tạo đầy đủ và bài bản. Sẽ không còn chuyện lao động nông nghiệp bị coi như lao động phi chính thức, không bảo hiểm, không kỹ năng. Người nông dân trong thời gian tới cũng cần được chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa. Họ phải nắm được chuyên môn kỹ thuật về vật nuôi, cây trồng, chế biến, bảo quản. Họ cần có khả năng tổ chức sản xuất, năng động với thị trường.

Để giải quyết được ba vấn đề trên, chúng ta phải xây dựng cho ngành nông nghiệp một phương thức hoạt động mới. Một nền nông nghiệp với 10 triệu hộ cá thể hoạt động riêng rẽ như hiện nay khó có thể tạo ra những sản phẩm hàng hóa đồng đều về chất lượng. Và cuối cùng, hiệu quả lao động cũng khó có thể nâng lên được. Do vậy, chúng ta phải tập trung các hộ cá thể lại, phải gắn kết và chuyên môn hóa mới tạo ra được những người nông dân chuyên nghiệp.

-Chúng ta đã nhập vào rồi lại tách ra. Vậy mô hình mới này có gì khác với mô hình hợp tác xã ngày xưa, thưa ông?

Tôi đang nói ở đây là mô hình hợp tác xã hiện đại. Mô hình này đã và đang được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Với hai kiểu liên kết cơ bản là liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc. Liên kết chiều ngang là hàng ngàn hộ cá thể hợp lại với nhau thành những tổ chức kinh tế hợp tác. Họ cùng nhau sản xuất cùng công nghệ, cách thức thu hoạch và chế biến…để trong cùng thời gian đưa ra một loại sản phẩm đồng nhất với khối lượng đủ lớn. Ai không tuân thủ luật chơi sẽ bị loại.

Liên kết theo chiều dọc là liên kết theo chuỗi. Hàng ngàn người sẽ bầu ra đại diện cho tổ chức sản xuất, tổ chức chế biến, tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua đại diện của mình, những nhóm chuyên sản xuất, hay tiêu thụ sẽ gắn kết thành mắt xích của một dây chuyền. Đẩy mạnh chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa sẽ tạo điều kiện để người nông dân đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật. Đây chính là tương lai của ngành nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Động lực mới cho nông nghiệp Việt Nam

10-6-2010

AGROINFO - Bên cạnh sự nhiệt tình và tính toán hợp lý của các tập đoàn đa quốc gia, phải là sự chủ động và khôn ngoan của đông đảo bà con nông dân, sự tham gia tích cực và hiệu quả của giới doanh nhân trong nước - TS Đặng Kim Sơn luận bàn.

Triển vọng thị trường sữa tươi Việt Nam năm 2010

11-5-2010

AGROINFO - Tại cuộc Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam sắp tới, TS Nguyễn Anh Phong – Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp sẽ có bài trình bày về Triển vọng thị trường sữa tươi Việt Nam năm 2010.

Một số vấn đề nổi bật của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2009 và vấn đề đặt ra trong năm 2010

11-5-2010

AGROINFO - Tại Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2010 do IPSARD tổ chức vào ngày 12/5/2010 tại Khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, các chuyên gia sẽ trao đổi về triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam năm 2010. Xung quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP).

Tái canh vườn cà phê, cần sự quan tâm đầu tư đúng mức

10-5-2010

AGROINFO – Trước thềm Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2010, IPSARD nhận được kiến nghị chính sách của chuyên gia Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê Việt Nam . Tại Hội thảo sắp tới do IPSARD tổ chức, ông Đoàn Triệu Nhạn sẽ tham gia phiên thảo luận về Chất lượng cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và tiêu thụ cà phê nội địa.

Bản tin kiến nghị chính sách số 3

21-4-2010

Bài học kinh nghiệm chính sách nông nghiệp nông thôn nông dan Trung Quốc và kiến nghị cho Việt Nam

Bản tin kiến nghị chính sách số 2

21-4-2010

Đánh giá ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hộ nông thôn và các nhu cầu hỗ trợ chính sách

Bản tin kiến nghị chính sách số 1

21-4-2010

Tái cấu trúc nền kinh tế vượt qua suy giảm kinh tế toàn cầu đẩy mạnh phát triển

Tăng thu nhập cho nông dân?

18-4-2010

(VOV) - Năm 2009, Việt Nam đạt kỷ lục mới về xuất khẩu gạo với 6 triệu tấn, thu về 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, nhà nông Việt Nam, những người làm ra hạt gạo nuôi cả xã hội, vẫn đang gánh chịu nhiều thiệt thòi.

Bảo hiểm NN: Sẽ chuyển một phần rủi ro nông nghiệp ra nước ngoài

2-3-2010

Ông Đỗ Minh Hoàng, Quyền TGĐ ABIC trả lời phỏng vấn Báo Kinh tế nông thôn về hoạt động bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp…

“Đánh giá môi trường chiến lược” để phát triển bền vững!

10-2-2010

AGROINFO – Nhóm nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn vùng cao (ĐMC) của IPSARD đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo cuối cùng. AGROINFO đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ Phùng Giang Hải bên lề Hội thảo vùng Tây Bắc tại Điện Biên…

Giúp doanh nghiệp làm chủ thông tin thị trường, phát triển bền vững

28-1-2010

AGROINFO –Phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Cơ sở phía Nam – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tại Họp báo giới thiệu các kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ NNNT…

Thông tin là nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp nhỏ và vừa

26-1-2010

AGROINFO - Phát biểu của ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại Họp báo Giới thiệu kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa NNNT..