PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Phòng, chống tham nhũng-sức mạnh từ nhân dân

Ngày đăng: 01 | 03 | 2010

Trong cuộc hội thảo “Thực thi chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng” tổ chức mới đây tại Hà Nội, một trong những hành động, giải pháp thiết thực được các đại biểu đưa ra là phải huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân phòng và chống tham nhũng.

Kết quả khảo sát của Ban Dân chủ và Pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) tại một số địa phương như tỉnh Hà Giang, Thái Bình, TP Đà Nẵng cho thấy, hiện nay chúng ta vẫn còn “ba thiếu” là: Thiếu chế tài bảo vệ người tố cáo tham nhũng; thiếu lợi ích kinh tế xứng đáng dành cho người tố cáo tham nhũng; thiếu sự động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời người tố cáo các vụ việc và cá nhân có hành vi tiêu cực. Cũng qua khảo sát thực tế cho thấy, càng ở những lĩnh vực dễ “hái ra tiền” như: Hải quan, hộ tịch, hộ khẩu, tổ chức cán bộ, tuyển dụng viên chức, thu chi ngân sách... các tổ chức xã hội và người dân càng ít có cơ hội tham gia phòng, chống tham nhũng.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhà nhà lo làm ăn, người người lao vào cuộc mưu sinh nên ai cũng có thể co cụm vào “cái tôi” nhỏ bé của mình vì bát cơm, tấm áo đời thường. Bởi vậy, nếu không có những cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở để huy động được mọi người dân tích cực hưởng ứng và tự giác tham gia phòng, chống tham nhũng thì cuộc chiến này vẫn là những... khẩu hiệu suông! Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền, chúng ta phải chủ động bồi dưỡng kiến thức, tăng cường tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng cho mọi người dân. Mặt khác, phải có quy định, chế tài bảo vệ người tố cáo tham nhũng và bảo đảm lợi ích kinh tế cho họ. Đây là vấn đề then chốt nhất và cũng có thể nói là khó thực hiện nhất trong thời gian qua. Khó, nhưng không có nghĩa là “bó tay”. Vấn đề là ở chỗ, ngoài ý chí quyết tâm, mỗi cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực sự đề cao, coi trọng và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân; thường xuyên động viên, huy động người dân tích cực ủng hộ, hăng hái tham gia phòng, chống tham nhũng với ý thức, trách nhiệm công dân cao nhất. Kịp thời biểu dương và có hình thức khen thưởng, tôn vinh xứng đáng và bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, không chỉ là một chính sách đãi ngộ, mà còn là việc làm nhân văn cao đẹp thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ. Kiên quyết xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng đã được phát hiện cũng tạo “điểm tựa lòng tin” để động viên toàn dân tích cực tham gia cuộc chiến này ngày càng khí thế hơn, hiệu quả hơn.

Lịch sử đã chứng minh: Sức mạnh của nhân dân là sức mạnh vô địch. Vì vậy, không một khó khăn, thử thách nào của đất nước không vượt qua nếu tập hợp, tổ chức và phát huy được lực lượng to lớn và vai trò quyết định của nhân dân. Tham nhũng như một thứ “ung nhọt” của xã hội. Dù không dễ dàng cắt bỏ trong ngày một ngày hai, nhưng nếu huy động được mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia tẩy xóa thì cái “ung nhọt” này chắc chắn sẽ ngày càng teo tóp, lụi tàn.

Theo Website Đảng Cộng Sản

NỘI DUNG KHÁC

Chống tham nhũng không được giơ cao đánh khẽ

1-3-2010

Ngày 20-10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khóa XII sẽ khai mạc tại Hà Nội. Trong bản tổng hợp ý kiến cử tri TP.HCM gửi đến kỳ họp QH, một nội dung được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm là hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng sau ba năm Luật PCTN có hiệu lực, kết quả PCTN vẫn chưa đạt như mong đợi. Cử tri TP đề nghị trong kỳ họp này, QH phải mổ xẻ nguyên nhân để chỉ ra những giải pháp mạnh hơn nữa cho công tác này.

Kế hoạch hành động năm 2010 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

26-2-2010

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi uỷ và Thủ trưởng đơn vị trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quán triệt Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tới công chức, viên chức và người lao động, từ đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí.

IPSARD Ban hành Kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2010.

26-2-2010

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn ban hành Kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2010.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020

26-2-2010

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ V/v ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ngày 30/6/2009, Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền đã ký Công văn số 1411/TTCP-C.IV gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020.

Phòng chống tham nhũng: Chọn người trong sạch đứng đầu

26-2-2010

Ngày 28-1, Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm 2009, triển khai công tác năm 2010. Báo cáo tại hội nghị cho biết: số vụ việc tham nhũng năm 2009 được phát hiện, xử lý vẫn chưa tương xứng với tình hình tham nhũng thực tế.

Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9-3-2007

Ngày 09 tháng 02 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2007.