TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân và truyền thông: Gần nhà, xa ngõ

Ngày đăng: 16 | 12 | 2009

Những số liệu gần đây cho thấy người nông dân Việt Nam đang rất “đói” thông tin. Họ thiếu thốn thông tin nhiều mặt, không chỉ về xã hội, giải trí mà còn cả về khoa học kỹ thuật, thị trường...

Bày tỏ về khao khát đọc báo, anh Trần Mộng Thu, thôn 12, xã biên giới vùng cao Ia Ruê, huyện Ea Súp, Đăk Lăk tha thiết: “Báo chí chỉ có mặt tại các cơ quan nhà nước. Người dân “nghiền đọc báo” cũng chẳng biết mua ở đâu”. Cho dù hiện nay, cả nước đã có gần 700 đầu báo và tạp chí nhưng vì nhiều lý do, báo chí truyền thông vẫn chưa đến được với nông dân. Với những chương trình hỗ trợ của nhà nước, nhiều đầu báo đã đến thôn bản, nhưng chủ yếu nằm ở... nhà trưởng thôn, hoặc ủy ban xã chứ chưa vào được từng nhà người nông dân.

Báo chí mói đến được UBND xã hoặc nhà trưởng thôn chứ chưa vào được nhà của người dân

Những con số “biết nói”

Theo khảo sát mới đây của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ NN&PTNT, ở các địa phương hiện nay, thường chỉ có vài nơi cung cấp báo chí: một là UBND xã hoặc Trưởng thôn, hai là điểm Bưu điện văn hoá xã. Ngoài ra, người dân cũng tự mua báo đọc, nhưng không nhiều. Số liệu điều tra của IPSARD cho thấy, có tới 67% nông dân được hỏi trả lời chưa bao giờ đọc báo.

Trong khi đó, nhu cầu của nông dân về các thông tin, nhất là thông tin khoa học kỹ thuật, giá cả thị trường vẫn rất cao: Kết quả điều tra ở Lào Cai cho thấy có tới gần 78% số người được hỏi cho rằng, họ rất mong muốn được cập nhật thông tin thị trường vật tư và 73% cho rằng họ đang “khát” thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Không chỉ ở miền núi, mà ngay cả các huyện ngoại thành Hà Nội, hoặc TP. Cần Thơ, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ tương tự.

Đối với truyền hình, đây là kênh thu hút nhiều nhất sự theo dõi của người dân nông thôn. Tuy nhiên, thông tin kiến thức, thị trường trên các kênh còn tản mạn. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu IPSARD, tổng thời lượng phát sóng các nội dung trên các kênh của VTV về nông nghiệp chỉ có khoảng 40 phút/ngày, quá ít ỏi so với lượng thông tin dành cho các đối tượng khác, nhất là khi nhu cầu tiếp nhận, đào tạo nghề của nông dân ngày càng cao... Riêng về Internet vẫn là kênh xa lạ với đại đa số nông dân. Có tới 72,4% nông dân được hỏi không biết internet là gì. Ở một số tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu, Lâm Đồng, tỷ lệ này còn tới trên 90%.

Cần có kênh truyền thông tập trung

Trong nỗ lực hỗ trợ người dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi xoá đói giảm nghèo bằng thông tin, Chính phủ đã có dự án hỗ trợ 21 đầu báo và tạp chí đến tận thôn bản. Đài THVN, Đài TNVN cũng đã mở một số mục chuyên cho khu vực này, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Báo in thì có hạn, đa số nông dân chưa sẵn sàng bỏ tiền mua, hoặc chưa có thói quen đọc báo. Trong khi đó, truyền hình lại dành quá ít “đất” cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Chưa kể, nội dung các chương trình cho nông dân cũng chưa hoàn toàn “trúng” nhu cầu của bà con...

Sau khi nghiên cứu thực trạng nông dân và truyền thông, kết hợp với khảo sát cách làm truyền thông cho nông dân ở Trung Quốc và Mỹ, nhóm chuyên gia nghiên cứu truyền thông nông nghiệp nông thôn đang hướng tới đề xuất thành lập một kênh truyền thông tập trung, thường xuyên cho nông dân. Ngoài việc phát huy các thế mạnh sẵn có của mạng truyền thông hiện nay (báo, đài, tổ chức đoàn thể, tài liệu chuyên ngành...), việc ra đời một hoặc một số kênh truyền hình dành riêng cho nông dân là điều rất cần thiết, đặc biệt, trong bối cảnh cả nước ta đang thực hiện Nghị quyết của Đảng về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” hiện nay.Cho dù, quãng đường đến đích này còn nhiều việc phải làm, nhưng với gần 70% dân số đang “khát” thông tin từng ngày, việc này không thể không thực hiện.

Lam Giang – Hoàng Ngân

Đọc bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam Điện tử

NỘI DUNG KHÁC

Vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh hưởng đến các kênh phân phối

16-12-2009

AGROINFO – Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo cho thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người.

Khu mậu dịch tự do thúc đẩy cộng đồng Đông Á

16-12-2009

AGROINFO - 25/10/2009 tại Hội nghị Đông Á lần thứ 4, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề xuất: các nước trong khu vực phải bắt tay đối phó với những thách thức hiện nay như: khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, nạn nghèo đói và dịch bệnh v.v… thúc đẩy kinh tế khu vực và xã hội phát triển bền vững ...

Tín dụng DNNVV nông nghiệp nông thôn: Không chỉ là đồng vốn

15-12-2009

DNNVV nông nghiệp nông thôn (NNNT) chiếm 87% trong tổng số 453.800 DNNVV VN. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007-2008, giới chuyên gia nghiên cứu-phân tích kinh tế và hoạch định chính sách cùng ghi nhận vai trò bệ đỡ của nền kinh tế khu vực nông nghiệp, với DNNVV NNNT là tác nhân quan trọng...

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tháng 7/2009 giảm xuống 4,39 triệu tấn

9-9-2009

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 7/2009 giảm khỏi mức kỷ lục sau khi lượng nhập vượt mức nhu cầu.

Ure: Việt Nam giảm nhập-Trung Quốc tăng xuất

8-8-2009

Theo hãng tin Xinhua, Trung Quốc đã xuất khẩu 185.634 tấn phân urê đạt trị giá 50,122 triệu USD trong tháng 7/2009, nâng tổng lượng xuất khẩu phân urê trong 7 tháng đầu năm nay lên mức 879.688 tấn, đạt trị giá 246,442 triệu USD, giảm lần lượt 77,5% và 81,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu Trung Quốc có thể tăng trở lại trước cuối năm 2009

18-7-2009

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này sau khi sụt giảm liên tiếp trong 9 tháng vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái có thể tăng trở lại trước cuối năm 2009.

Thị trường than đá nhiều yếu tố bấp bênh

16-7-2009

Trung Quốc dự kiến sẽ có nguồn cung dồi dào trong năm nay do nhu cầu tiêu thụ than yếu do kinh tế giảm sút. Nhập khẩu than của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 5,72 triệu tấn trong tháng 3/2009, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái do các nhà cung cấp muốn khai thác nguồn hàng giá rẻ và thiếu hợp đồng hàng năm giữa các nhà máy điện lớn và các mỏ than đá tại Trung Quốc.

Giá xuất khẩu cao su tại Móng Cái tăng

14-7-2009

Cùng với xu hướng tăng giá của thị trường cao su thế giới, và nhu cầu về mặt hàng cao su nguyên liệu tại thị trường Trung Quốc vẫn tương đối cao, giá cao su xuất khẩu của nước ta trong tuần qua cũng tăng theo.

Trung Quốc - thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam

8-7-2009

Theo số liệu thống kê, trong quí I/2009, kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam đạt 838,7 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 285,6 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2008.

Xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng

3-7-2009

Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong tháng 4/2009, thì kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ đạt cao nhất với 9,6 trỉệu USD, tăng 76,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 19,3 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý là sau khi liên tục giảm mạnh trong quý IV/2008, thì sang năm 2009, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc liên tục tăng.