TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc đã kích cầu như thế nào?

Ngày đăng: 03 | 09 | 2009

AGROINFO - Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008 được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá như một “cơn sóng thần” chấn động kinh tế toàn cầu, mà gần một trăm năm nhân loại mới phải đối mặt...

Cuộc khủng hoảng này đã đặt cả thế giới, từ các siêu cường kinh tế cho đến các quốc gia đang phát triển trước thách thức lịch sử: đứng vững và vượt qua sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng không chỉ là nguy cơ sụp đổ mà còn được đánh giá là cơ hội để các cường quốc kinh tế thực hiện “hoán đổi vị trí” trong cuộc đua kinh tế tổng lực. Thực tiễn cho thấy, mỗi một quốc gia có một chiến lược riêng nhưng đều dùng đến  “gói kích cầu” như một “vũ khí chủ lực” để phục hồi nền kinh tế.

 
Gói kích cầu của Trung Quốc trị giá hơn 4000 tỷ NDT, tương đương 586 tỉ USD

Trong khi Mỹ công bố thông tin về gói kích cầu 787 tỉ USD hết sức công khai thì Trung Quốc lại tỏ ra hết sức kín đáo với chương trình hành động của mình. Sự im lặng của người Trung Quốc có thể là một chiến thuật của họ trong cuộc đua vươn lên làm siêu cường kinh tế, cũng có thể đó chỉ là “đòn nghi binh” và sẽ còn nhiều chiêu thức chưa lộ diện? Sự thật của gói kích cầu kích cầu trị giá hơn 4 nghìn tỉ NDT (tương đương 586 tỉ USD) vẫn là ẩn số đối với thế giới bên ngoài. Sự bí mật trong chính sách kích cầu của Trung Quốc dẫn đến mọi thông tin xung quanh nó trở thành những luồng dư luận khác biệt, nhiều khi đối lập.

Con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc nói chung và chính sách kích cầu của Chính phủ Trung Quốc nói riêng, có những nét tương đồng với tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Do đó, thực tiễn của Trung Quốc sẽ chứa đựng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Với mục đích cung cấp thông tin, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý, hoạch định và quyết định chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiêp - Nông thôn (IPSARD) thực hiện bản tin tham khảo “Chính sách kích cầu của Trung Quốc”.

Trong bối cảnh dư luận đa chiều, đa định hướng, bản tin tham khảo này sẽ đưa ra nhiều quan điểm đánh giá để tạo ra sự tương tác thông tin. Bản tin gồm có 4 bài viết: “Tìm hiểu về gói kích thích tăng trưởng của Trung Quốc”; “Chính sách kích cầu của Trung Quốc – những con số nhìn từ nước Nga”; “Thời cơ Trung Quốc tiến hành kích cầu kinh tế: Vẫn nhiều trăn trở”; “Phương án kích cầu kinh tế mới: lựa chọn cơ hội để phát triển. Đây là những góc nhìn đại điện cho những quan điểm, lập trường khác nhau về cùng một vấn đề.

-Bài viết Tìm hiểu gói kích cầu của Trung Quốc” của GS Barry Naughton – Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Trung Quốc quốc tế (Sokwanlok) thể hiện một quan điểm đánh giá độc lập về chính sách kích cầu của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách kích cầu để tăng vài trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, phát triển công nghiệp và thúc đẩy các các chương trình đầu tư ở các địa phương. GS Barry Naughton cũng đặt ra vấn đề thâm hụt ngân sách quốc gia và những quan ngại về lạm phát.

-“Chính sách kích cầu của Trung Quốc – những con số nhìn từ nước Nga” là những số liệu được tổng hợp từ hai tạp chí kinh tế uy tín: “External Economic Relations Magazine” và “Economics of Agriculture of  Russia”. Những thông tin này thể hiện bối cảnh kinh tế đang  suy thoái của Trung Quốc buộc nước này phải thực hiện gói kích cầu. Quan điểm của các chuyên gia kinh tế  Nga cho rằng nguyên nhân khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc bắt nguồn từ sự suy thoái của hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, người Nga cho rằng Trung Quốc đang kích cầu kinh tế theo “hướng Xã hội chủ nghĩa” để vừa thoát khỏi khủng hoảng, vừa giải quyết các vấn đề xã hội nóng bỏng mà quá trình phát triển vừa qua đã gây nên.

- Phương án kích cầu kinh tế mới: lựa chọn cơ hội để phát triển “Thời cơ Trung Quốc tiến hành kích cầu kinh tế: vẫn nhiều trăn trở: Đây là những đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về hiện trạng kinh tế Trung Quốc sau khi thực hiện gói kich cầu lần thứ nhất. Các quan điểm khác nhau về việc có nên thực hiện chính sách kích cầu mới? lựa chọn phương án nào để thực hiện?... thể hiện những đánh giá khác nhau bắt nguồn từ thực tiễn. Đánh giá “thời cơ” và bàn về “phương án” kích cầu, Chính phủ Trung Quốc đang tìm một hướng kích cầu tối ưu để thực hiện mục đích của mình. Quan điểm của cả Chính phủ lẫn các đánh giá từ các chuyên gia kinh tế đều thể hiện rõ hướng đi “chú trọng chuyển phương án kích cầu mới sang tiêu dùng”...

 Với những thông tin đa chiều, đa nguồn, hy vọng bản tin tham khảo “Chính sách kích cầu của Trung Quốc” sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Kỷ niệm Ngày Quốc Khánh, ấm lòng, thêm nội lực vươn lên

2-9-2009

AGROINFO – Mỗi độ thu về, cả Dân tộc lại được sống trong không khí hào hùng thiêng liêng của Mùa thu Cách mạng. Khắp mọi miền của Tổ Quốc, người người, nhà nhà đều hướng lòng về ngày Tết Độc lập – ngày Quốc Khánh của Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đề xuất một số cơ chế đặc thù cho 8 cơ quan thí điểm

1-9-2009

AGROINFO - Sáng ngày 1-9-2009, tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn, đã diễn ra họp thống nhất nội dung tờ trình gửi lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về các cơ chế đặc thù cho các cơ quan Khoa học Công nghệ thuộc Bộ...

Cơ hội để nhà nghiên cứu Việt Nam đăng tải trên tạp chí Agribusiness

28-8-2009

AGROINFO - Trong cuộc trao đổi với các độc giả của hội nghị các nhà kinh tế nông nghiệp thế giới tại Bắc Kinh ngày 19/8/2009, giáo sư Ronald W. Cotterill tổng biên tập ...

Cam Pu Chia sẽ trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

26-8-2009

Vừa qua, đoàn doanh nghiệp Việt Nam với sự tham gia của nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đã sang Campuchia tiếp xúc với các bộ, ngành để tìm cơ hội đầu tư và ký kết các hợp đồng kinh tế trong đó có việc đề xuất thành lập liên doanh xuất khẩu gạo nhằm kích giá gạo xuất khẩu, cũng như hạn chế tình trạng gạo Campuchia xuất lậu sang Việt Nam.

Agecon search người bạn đồng hành của nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp

26-8-2009

AGROINFO - Một trong những công việc quan trọng và khởi đầu cho một nghiên cứu đó là rà soát lại các nghiên cứu trước đây, hay còn gọi là tổng quan nghiên cứu...

IPSARD: Từ tầm nhìn đến đánh giá hoạt động

25-8-2009

AGROINFO – Ngày 25-8-2009, Viện Chính Sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp – Nông thôn đã tổ chức họp về “Định hướng chiến lược phát triển của IPSARD đến năm 2015”...

Thủ tướng phê duyệt dự án “Nước sạch nông thôn Bà Rịa- Vũng Tàu

24-8-2009

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án "Nước sạch nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu" sử dụng tài trợ của Chính phủ Hà Lan theo chương trình ORIO với hạn mức vốn ODA 3,8 triệu USD.

Nghị định 69/2009NĐ-CP: Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

24-8-2009

AGROINFO - Hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/01 tháng cho một nhân khẩu khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong thời hạn tối thiểu 06 tháng và tối đa 36 tháng tùy từng trường hợp cụ thể...

Cơ cấu lại nhân lực nông nghiệp

24-8-2009

VNEconomy - Lao động rời bỏ nông nghiệp đang là xu thế tất yếu. Đây là một trong số nhiều vấn đề được trao đổi tại Hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế”, do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 11/8/2009...

Những biến đổi ở nông thôn Trung Quốc – chuyện của làng Bắc Trạch

21-8-2009

AGROINFO - Bên lề Hội nghị lần thứ 27 Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh tế học Nông nghiệp thế giới, các đại biểu đã tham quan thực tế tại các vùng nông thôn thuộc Bắc Kinh…

Chính sách Nông nghiệp – Nông thôn của Hải Phòng

20-8-2009

Trong 6 tháng đầu năm, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và kinh tế nông thôn...

Quản lý chặt chẽ đất trồng lúa

20-8-2009

Agroviet- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp chiều 18/8 với lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn 2030...