ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thị trường gạo sẽ đảo chiều

Ngày đăng: 27 | 04 | 2009

Khi Hoa Kỳ và Nhật Bản hành động để thay đổi cam kết song phương trong WTO, 1,5 triệu tấn gạo không sử dụng trong kho dự trữ của Nhật Bản sẽ ngay lập tức làm giảm “cơn khát” gạo trên thị trường vào cuối tháng 6/2008 này.

Phân tích của Tom Slayton-Cựu biên tập Tạp chí Rice Trader và C.P.Timmer- Giáo sư Đại học Stanford-Hoa Kỳ. Giáo sư C.P.Timmer đang tư vấn cho Trung tâm Thông tin (AGROINFO) BÁO CÁO ĐẶC BIỆT về thị trường lúa gạo sẽ ra mắt cuối tháng 5/2008.

Đón đọc Báo cáo đặc biệt: Thị trường gạo nửa đầu năm 2008 và triển vọng sắp tới, Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Về mặt cung, năm 2007, sản lượng gạo thế giới đạt mức cao, và dự báo năm 2008 tiếp tục đạt kỷ lục cao hơn nữa. Về mặt cầu, Người tiêu dùng gạo thế giới không có biểu hiện đột ngột tăng lượng gạo tiêu dùng cho lương thực. Thương mại gạo thế giới không suy giảm, lượng gạo xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2008 cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2007. Dự trữ gạo thế giới (không tính của Trung Quốc), đạt ổn định trong 5 năm gần đây. Các yếu tố này không cho thấy sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực, cũng như việc giá gạo thế giới có thể bùng nổ.

Việc Ấn Độ đột ngột đưa ra chính sách cấm xuất khẩu gạo, đã nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu khác và cùng đi đến quyết định tương tự. Trong bối cảnh đó, do tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo, các nước nhập khẩu gạo lại có xu hướng tìm mua gạo để đảm bảo nguồn cung ở mức giá nào. Ngoài ra, trong giai đoạn này, nhiều Chính phủ của các nước nhập khẩu lúa gạo đều đang phải giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trước bầu cử, và vấn đề lạm phát giá lương thực là khó có thể chấp nhận.

Kết quả là, trong những tháng gần đây, giá gạo thế giới tăng lên mức quá cao trong khi lẽ ra các yếu tố cơ bản cung-cầu của thị trường chỉ có thể tác động làm giá tăng với mức độ thấp. Gạo trở thành hàng nông sản có sức mạnh chính trị, ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển khá ở Châu Á. Trên thực tế, giá gạo tăng cao gấp 3 lần kể từ đầu năm 2008.

Trong thời gian gần đây, đầu cơ gạo trên thị trường gạo kỳ hạn Chicago và Bangkok tăng mạnh. Sản xuất ethanol đang mở rộng trên thế giới, các nhà đầu tư tài chính đang đầu cơ một số loại ngũ cốc, những người được đánh giá là có rất ít hiểu biết về các mặt hàng lương thực này, làm đẩy giá các mặt hàng đầu cơ tăng và gián tiếp làm tăng giá gạo.

Gạo trong kho dự trữ cần những điều kiện bảo quản khắt khe và lâu ngày sẽ kém chất lượng, mất giá. Ngoài ra, khi nguồn cung gạo mới từ các nước sản xuất lúa gạo (Brazil, Uruguay, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam tung ra thị trường cuối năm 2008, giá gạo thế giới sẽ ngay lập tức giảm mạnh, có thể còn một nửa so với mức 1100 USD/tấn hiện nay.

Để biết thêm thông tin xin liên hệ với:

Phạm Hoàng Ngân - Chuyên gia lúa gạo của Trung tâm Thông tin

Email: phamhoangngan@agro.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp tư nhân gia đình đội nhầm mũ công ty trách nhiệm hữu hạn

27-4-2009

Agroinfo - Hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để có thể khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV này phát triển trong thực tế? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Thể chế nông thôn là đầu mối thực hiện các nghiên cứu khác nhau để trả lời câu hỏi này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến tình hình phát triển của hai loại hình DN là Doanh nghiệp tư nhân gia đình và các Công ty TNHH ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các loại hình DN này. Đây cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu nhỏ được tiến hành ở Hà tây và Vĩnh Phúc. Kết quả này chỉ rõ thêm những lí do và nguyên nhân tại sao các DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Nhiều DN chỉ sau thời gian đăng kí không lâu các hoạt động đã đi vào suy thoái.

Việt Nam: làm gì để đứng vững nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài?

27-4-2009

Bài viết này đánh giá về cuộc khủng hoảng của hệ thống tín dụng toàn cầu đang xảy ra và những tác động tạm thời lên nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2008 - 2009 dựa trên giả thuyết cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được kiềm chế trong 6 - 9 tháng tới (với xác suất 80%, 20% xác suất sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng lớn hơn). Nếu cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, sẽ phải xét lại việc đánh giá cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009 theo hướng phân tích ảnh hưởng có phân bổ đối với toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính. Khủng hoảng tín dụng có thể kéo dài hơn 6 tháng nữa