TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tản mạn dạy nghề cho nông dân

Ngày đăng: 26 | 03 | 2009

Một phương cách giúp nông dân thoát nghèo đó là đào tạo nghề. Chính phủ đang xây dựng Đề án đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân, tuy nhiên, để đạt được đích này việc dạy và học nghề vẫn còn quá nhiều điều đáng bàn.

Nhu cầu học nghề lớn

Theo dự báo của Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội (LĐ, TB, XH), lao động nông thôn và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tới năm 2015 chiếm khoảng 63,09% (33,1 triệu người) và năm 2020 chiếm khoảng 57,33% (32,1 triệu người).

Thứ trưởng Bộ LĐ, TB, XH Đàm Hữu Đắc cho biết, hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, hàng năm cần đầo tạo nghề cho khoảng 350.000 tới 400.000 người. Vùng chuyên canh cây nguyên liệu có nhu cầu lao động qua được đào tạo nghề khoảng 96.000 người. Một số tập đoàn, tổng công ty lớn có nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở các cấp trình độ đến năm 2020 khoảng 800.000 người…

Những ngành khác như du lịch giai đoạn 2009-2015 là khoảng 20.000 người/năm, những năm sau đó khoảng 50.000 người/năm. Ngoài ra, số lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có nhu cầu học nghề hàng năm là khoảng 50.000 người.

Nông dân được đào tạo nghề sẽ có cơ hội thoát nghèo lớn (Ảnh: T.Nghị)

Còn theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tại 16 địa phương có số lượng đất thu hôi lớn, chỉ có 13% lao động nông thôn bị thu hồi đất được đào tạo để chuyển đổi ngành nghề. Còn hầu hết nông dân có được kiến thức, kỹ năng sản xuất thông qua kinh nghiệm là chính, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chậm đổi mới nên năng suất lao động, giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra không tương xứng với thời gian lao động.

Như vậy nhu cầu học nghề đang rất lớn nhưng thực tế, nhiều bộ, ngành, các cấp và cả người lao động cũng chưa nhận thức, chưa thực sự quan tâm tới việc học nghề.

Trong khi đó, các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được ban hành tản mạn, không thống nhất dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo; mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp.

Một vấn đề nữa mà ông Đắc nhấn mạnh là về thực trạng của thị trường lao động, việc làm hiện nay. “Những thông tin này quá yếu kém, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề…

Dày đặc chương trình dạy nghề

Hiện đã có 114 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trong đó có 99 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp và 15 nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Về chương trình dạy nghề ngắn hạn, thường xuyên và sơ cấp nghề đã được các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề xây dựng và ban hành. Các hội, đoàn thể cũng xây dựng tới… hàng trăm bộ chương trình, tài liệu chuyển giao công nghệ thông qua các dự án khuyến công, nông, lâm, ngư…

Nhưng Bộ LĐ,TB,XH cũng cho rằng, cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chưa phù hợp, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trường lao động, thậm chí có chương trình, giáo trình dạy nghề đã lạc hậu.

Đã thế, mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở đô thị. Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, hoặc có thì diện tích ít, thiếu xưởng thực tập thực hành... Cả nước hiện còn 253 huyện chưa có trung tâm dạy nghề, 31% phòng học và 20,7% số nhà xưởng thực hành của các cơ sở dạy nghề là nhà cấp 4.

Thực tế tại Thanh Hoá, Sở LĐ,TB,XH tỉnh này cho hay có huyện có tới tám trường THPT, Bổ túc mà không hề có một trung tâm dạy nghề.

Rồi đội ngũ cho giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp và hạn chế về chất lượng: 42 trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơ hữu, 39 trung tâm dạy nghề chỉ có một giáo viên cơ hữu… Ở cấp huyện chưa có cán bộ chuyên trách về dạy nghề, thậm chí ngay cả nhiều giám đốc trung tâm dạy nghề cũng chưa đủ năng lực!

Điều này đã khiến cho chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, một bộ phận học viên sau khi học nghề xong không tìm được việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề, thu nhập thấp.

Vậy đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 liệu có “xử lý” được những bất cập trên và thực sự tạo được thay đổi căn bản cho việc dịch chuyển cơ cấu lao động? Vấn đề này sẽ được Điện tử Tổ Quốc trở lại trong bài tiếp theo./.

Nguồn: www.toquoc.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp ít được đầu tư nhất

25-3-2009

Phát biểu tại hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp VN” ngày 24-3, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cho biết năm 2008 chứng kiến sự phát triển đột phá của ngành nông nghiệp với mức tăng trưởng toàn ngành đạt 3,79%.

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức giao lưu trực tuyến

25-3-2009

Ngày 20/3/2009 Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi giao lưu trực tuyến, với chủ đề “Bộ Nông nghiệp và PTNT sát cánh cùng Doanh nghiệp”. Mục tiêu của cuộc giao lưu là lắng nghe ý kiến của các Doanh nghiệp, những khó khăn và vướng mắc liên quan đến sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề về thể chế, chính sách. Cùng giao lưu có các Thứ trưởng, Lãnh đạo các Cục, Vụ và Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT của 63 tỉnh, thành phố.

AGROINFO công bố Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009

24-3-2009

Thưa quý độc giả, tiếp theo các ẩn phẩm “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008”, báo cáo đặc biệt “Thị trường lúa gạo nửa đầu 2008 và triển vọng 2009” và báo cáo “Thị trường gạo thế giới 2009 sau các cuộc đua tăng vụ”, Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) tiếp tục giới thiệu “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009”.

AGROINFO công bố báo cáo thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009

23-3-2009

Tiếp theo các báo cáo ngành hàng khác, Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố “Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2008 và Triển vọng 2009”.

Bản tin thị trường và thương mại lúa gạo Việt Nam (tuần 9 - 15/03/2009)

18-3-2009

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam có thể được giữ vững trong thời gian tới do lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 khá lớn.

Một số hình ảnh của Lễ ký dự án "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội".

16-3-2009

Vào hồi 14h00 ngày 16/3/2009, tại Phòng họp Bộ NN& PTNT, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký dự án "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội".

Lễ ký dự án "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội"

13-3-2009

Chính sách đất đai là một trong những chính sách mở đầu tạo thành công đột phá cho tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 10 và Luật đất đai 1993 đã tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ hai về xuất khẩu gạo. Đổi mới chính sách đất đai bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế thị trường vận hành, huy động nội lực và tinh thần làm chủ của toàn dân trong quá trình phát triển kinh tế, thu hút tốt đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước.

Hội thảo trao đổi khoa học IPSARD

13-3-2009

Dự báo cung - cầu cafe năm 2009

Bản tin Thị trường và Thương mại thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 2/03 - 8/03/2009)

9-3-2009

Giá thực phẩm trong thời gian tới có thể sẽ vẫn ở mặt bằng giá cao do giá TACN thành phẩm trong nước rục rịch tăng giá.

Công chiếu phim“Đất Lạnh” tại hội trường IPSARD

6-3-2009

Phim do hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung Ương xây dựng với nội dung về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 1 tháng 3 năm 2009 tại Lễ trao giải “Cánh diều vàng 2008”, bộ phim “Đất lạnh” đã đạt giải bạc cho thể loại phim tài liệu nhựa. Đây là kết quả xứng đáng tôn vinh những nhà làm phim suất sắc, đồng thời công nhận giá trị thông tin to lớn về vấn đề nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.

Trung tâm TT PTNNNT công bố Báo cáo Phát triển nông thôn Việt Nam 2008 và triển vọng 2009

6-3-2009

Thực hiện chức năng nghiên cứu, tham mưu và tư vấn độc lập cho Bộ, Ngành về phát triển nông nghiệp, nông thôn (PTNNNT), tiếp nối các ấn phẩm phân tích, dự báo về nông nghiệp, thị trường và ngành hàng nông sản, trong năm 2009 lần đầu tiên Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) công bố ấn phẩm “Báo cáo Phát triển nông thôn Việt Nam 2008 và triển vọng 2009”. Đây là ấn phẩm thường niên đầu tiên về phát triển nông thôn được công bố. Ấn phẩm này ra đời nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các nhà nghiên cứu và tất cả những ai quan tâm những góc nhìn đa chiều hơn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng của Việt Nam.