TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 22/9 - 30/9)

Ngày đăng: 29 | 09 | 2008

Tiếp sau công điện đầu tháng 8/2008 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu mua 400.000 – 500.000 tấn gạo nhằm giải quyết tình trạng lúa tồn đọng trong dân, ngày 20/9/08 vừa qua, văn phòng chính phủ đã có văn bản chỉ đạo số 6218/VPCP-KTN chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục thu mua 400.000 tấn lúa hàng hoá nhằm tiêu thụ thêm lúa hàng hoá vụ hè thu cho nông dân các tỉnh ĐBSCL và để đảm bảo đủ số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.

Thực tế, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đã thu mua lượng gạo tồn trong dân đạt 678.000 tấn (vượt so với chỉ tiêu đặt ra là 504.000 tấn), đồng thời đẩy mạnh đàm phán, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo. Tính đến cuối tháng 9/08, tổng lượng gạo thực xuất và lượng gạo đã ký hợp đồng đạt 3,9 triệu tấn, với giá xuất trung bình đạt 608 USD/tấn. Hiện số gạo còn tồn kho của doanh nghiệp thuộc VFA sau khi trừ đi số lượng sẽ giao theo hợp đồng (khoảng 574.000 tấn) vào khoảng 277. 000 tấn gạo.

Lượng gạo hàng hoá trong các doanh nghiệp tại địa phương các tỉnh ĐBSCL khoảng 700.000 tấn. Như vậy, tổng lượng gạo hiện có ở ĐBSCL khoảng 1,8 triệu tấn. Trong khi để đạt mục tiêu xuất khẩu là 4,5 triệu tấn thì Việt Nam chỉ cần xuất 600.000 tấn gạo nữa trong 3 tháng cuối năm 2008.

Ngoài ra, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tăng trở lại còn do tác động của hoạt động xuất khẩu. Số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trưởng tăng “đột biến”. Cụ thể, trong tháng 8/08, Cuba đã trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, vượt qua thị trường truyền thống Phillipines. Thị trường Angola cũng tăng mạnh (244%), với lượng nhập khẩu từ Việt Nam đạt 25.600 tấn, trị giá 19,4 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Ba Lan tăng 154% về lượng (438 tấn) và tăng 188% về giá trị (953.000 USD).

Do những tác động từ tthị trường trong nước và hoạt động xuất khẩu như trên nên giá lúa gạo trong nước tuần qua đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại. Cụ thể, giá lúa khô ở các tỉnh ĐBSCL đã đạt mức bình quân 4.100 – 4.200 đồng/kg (tăng 500đồng/kg) tuỳ theo địa phương. Giá lúa chất lượng cao tại An Giang ở mức 4.100 – 4.400 đồng/kg; giá lúa tại Kiên Giang ở mức 4.300đồng/kg. Giá gạo tại các tỉnh ĐBSCL cũng trong xu hướng tăng. Tại thị trường An Giang, giá gạo nguyên liệu tăng 150 đồng/kg so với tuần trước, đạt mức 5.850 đồng/kg. Tại Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu ổn định so với tuần trước, đạt mức 6.000 đồng/kg.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện CSCLPTNNNT, www.agro.gov.vn

-----------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về diễn biến giá cả lúa, gạo trong nước và quốc tế hàng ngày cũng như những phân tích, bình luận, dự báo thị trường gạo, mời quý vị đăng ký đặt mua Bản tin gạo tuần theo mẫu dưới đây.

Tải mẫu đăng ký đặt mua Bản tin gạo tuần tại đây

Xem thông tin về bản tin tại đây

Liên hệ để đặt mua Bản tin theo địa chỉ:

Trần Thị Thu Trang - ĐT: (84.4) 9725153

Email: agro_ipsard@yahoo.com

Fax: 844.9725153

Liên hệ với tác giả bài viết:

Nguyễn Trang Nhung - nguyentrangnhung@agro.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Phân bón: Diễn biến thị trường Trung Quốc và tình hình nhập khẩu của Việt Nam tháng 8/2008

26-9-2008

Trong năm vừa qua giá cả và thị trường phân bón tại Trung Quốc có nhiều biến đổi lớn. Giá cả không ngừng tăng cao do nguyên liệu đầu vào và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đứng trước tình trạng này trong năm 2008 chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách để cải thiện tình hình và ổn định thị trường như tăng thuế xuất khẩu để giảm lượng phân bón xuất khẩu ổn định thị trường trong nước. Trung Quốc là một trong các quốc gia cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Hiện tượng tăng giá phân bón tại quốc gia này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường trong nước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các loại phân bón Trung Quốc như: Urê, NPK, DAP, SA và các loại phân bón khác.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 15/9 - 22/9)

25-9-2008

Trong tuần qua, mưa nhiều, lũ lên nhanh đã khiến giá thu mua lúa khô tiếp tục giảm xuống 4.000-4.200 đồng/kg; lúa ướt chỉ đạt 3.000-3.200 đồng/kg. Thậm chí tại những vùng giao thông không thuận tiện, giá lúa khô tiếp tục giảm xuống 3.800-3.900 đồng/kg, lúa ướt chỉ đạt 2.700-2.800 đồng/kg, trong khi giá thành để sản xuất lúa khoảng 4.000 đồng/kg. Như vậy, trong suốt hơn 1 tháng qua, giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL liên tục giảm, ngay cả khi có yêu cầu thu mua lúa của Chính phủ với mức 5.000 đồng/kg trở lên để đảm bảo lãi 40% cho nông dân. Có rất nhiều nguyên nhân tác động làm giảm giá lúa như hiện nay.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 15/9 - 22/9)

22-9-2008

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt tăng cao của người dân Nam Bộ, lượng thịt lợn vể hai chợ đầu mối TP. Hồ Chí minh tuần 13/9 tăng 5,31%, trong đó lượng thịt về chợ đầu mối Hóc Môn tăng 5,73%, chợ đầu mối Bình Điền tăng 4,82%. Về giá thịt lợn mông sấn tại 2 chợ đầu mối, giá tiếp tục vững 55.000 đồng/kg tại chợ Bình Điền và giảm 1.000 đồng/kg tại chợ Hóc Môn.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 8/9 - 14/9)

18-9-2008

Giá thu mua tại các tỉnh ĐBSCL hiện vẫn đang ở mức thấp. Giá thu mua lúa trung bình tại các hộ dân chỉ đạt 3.700 – 4.000 đồng/kg, chưa đạt mức giá sàn thu mua lúa là 5.000 đồng/kg theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Giá thu mua lúa trong dân chưa đạt được mức giá sàn của Chính phủ vì nhiều nguyên nhân.

Hội thảo Tăng cường năng lực trong phân tích chính sách và chiến lược phát triển ngành hàng nông sản

23-9-2008

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án hợp tác song phương giữa Việt Nam và Wallonie, Bỉ.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 8/9 - 14/9)

16-9-2008

Không tiếp tục xu hướng tăng của tuần 30/8, lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh tuần ngày 6/9 đã giảm xuống 358 tấn/ngày, giảm 0,63% tại chợ Bình Điền và 2,66% tại chợ Hóc Môn. Về giá thịt lợn mông sấn tại 2 chợ đầu mối, khác với sự ổn định của giá thịt lợn mông sấn tại chợ Bình Điền (55.000 đồng/kg), giá thịt lợn mông sấn tại chợ đầu mối Hóc Môn liên tục thay đổi qua các tuần. Giá thịt lợn mông sấn tuần 6/9 tại chợ Hóc Môn tiếp tục tăng 2.000 đồng/kg, lên 57.000 đồng/kg.

Trung Quốc sẽ thuê ruộng nước ngoài

16-9-2008

Đất nông nghiệp ở Trung Quốc đang cạn dần do sự phát triển các thành phố và khu công nghiệp. Giá thóc lúa quốc tế tăng cao và tình trạng lạm phát trong nước cũng là những nguyên nhân dẫn tới quyết định xem xét thuê hoặc thậm chí mua đất canh tác ở Nam Mỹ, Australia và các nước thuộc Liên Xô cũ.

Họp Ban chỉ đạo - Hợp phần Trung ương lần 02/2008 dự án Danida giai đoạn 2007 - 2012

15-9-2008

Chiều ngày 12/09/2008, tại phòng họp số A2 - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo - Hợp phần trung ương Dự án :"Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012" đã tiến hành họp báo cáo tiến độ.

Kinh tế Trung Quốc không suy thoái mà sẽ điều chỉnh giảm

15-9-2008

Một cựu quan chức Trung Quốc vừa đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc không suy thoái, nhưng sẽ điều chỉnh giảm sau chuỗi dài những năm tăng trưởng nóng.

Nông dân quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh

12-9-2008

Ruộng đất vẫn là vấn đề cốt tử đối với nông dân. Nhưng ngày nay, có vấn đề bức xúc mang tính thời đại: Người nông dân đi lên như thế nào từ ruộng đất quê mình?

Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón lên 150%

10-9-2008

Ngày 30/8/2008 Uỷ ban quy định chính sách thuế quan Quốc vụ viện công bố về việc điều chỉnh thuế xuất khẩu đặc biệt đối với các sản phẩn phân bón hoá học, được Quốc vụ viện phê chuẩn, kể từ 1/9/2008 Trung Quốc sẽ điều chỉnh thuế xuất khẩu đặc biệt đối với Nitơ và Amoniac lên mức 150%, thực hiện đến ngày 31/12/2008.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý IV/08

8-9-2008

Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 có thể chỉ đạt 9%, mức thấp nhất kể từ năm 2001. Trong khi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục ngoại hối nhà nước, bà Hu Xiaolian cảnh báo rằng nền kinh tế Đại lục sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực của lạm phát và nhu cầu từ bên ngoài yếu đi.