TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp nào cho TTCK Trung Quốc?

Ngày đăng: 15 | 07 | 2008

TTCK Trung Quốc đã có nhiều đợt giảm điểm trong thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư đã thua lỗ và một câu hỏi được đặt ra là: những đợt giảm điểm như vậy có phải là dấu hiệu của một nền kinh tế "có vấn đề"?

Thực tế thì nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt trong vòng hai thập kỷ vừa qua và TTCK Trung Quốc là một trong những điểm nóng nhất trên thế giới trong năm 2007. Tuy nhiên, hiện tại thì cả nền kinh tế lẫn TTCK Trung Quốc đang phải chịu những áp lực từ những yếu tố bên ngoài cũng như nội tại.

Nền kinh tế của Trung Quốc theo trường phái cổ điển của các nước Đông Á dựa nhiều vào yếu tố nước ngoài với định hướng xuất khẩu. Chính phủ thường tác động tới giá của các yếu tố sản xuất đầu vào để có thể thu hút thêm nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài và qua đó, giữ được mức giá cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu. Mô hình phát triển này đang gặp phải những bất lợi bởi nhu cầu hàng hoá giảm trên toàn cầu và giá thành các nguyên vật liệu đầu vào đang tăng chóng mặt. Trong hoàn cảnh đó, những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chịu tác động mạnh nhất.

Để có thể thoát khỏi nguy cơ này, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc cần làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế "nóng", giảm bớt tốc độ đầu tư mở rộng sản xuất. Đồng thời, phải xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh để có thể "chịu đựng" được các "cú sốc" từ bên ngoài.

Quay trở lại TTCK vốn đã và đang phản ánh tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Lợi nhuận của nhiều công ty niêm yết, vốn là những công ty sản xuất với định hướng xuất khẩu, được dự báo sẽ tiếp tục giảm dưới tác động của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại của nền kinh tế Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới TTCK. Chính sách tiền tệ thắt chặt khó có thể được nới lỏng trong ngắn hạn do sức ép về kiềm chế lạm phát cũng như áp lực từ dòng vốn ngoại có tính chất đầu cơ vẫn đang tìm đường vào TTCK Trung Quốc. Do vậy, chi phí vay vốn của các doanh nghiệp niêm yết tăng lên, theo nguyên lý kinh tế, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng.

Vấn đề là TTCK Trung Quốc chưa phải là một thị trường phát triển thực sự. Một thị trường phát triển không chỉ là nơi để các doanh nghiệp tìm kiếm vốn, mà còn là nơi để kiếm lợi nhuận. Khi đã có lòng tin, nhà đầu tư sẵn sàng đưa vốn vào TTCK với kỳ vọng được chia sẻ lợi nhuận từ các công ty niêm yết. Khi đã không còn lòng tin, nhà đầu tư sẽ rút vốn ra khỏi TTCK. Vì vậy, cơ quan quản lý nên đưa thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh có mức lợi nhuận cao lên niêm yết và ngược lại, những công ty nào kinh doanh thua lỗ phải bị loại khỏi thị trường.

Chỉ khi nào TTCK Trung Quốc phát triển một cách đúng hướng mới có thể hỗ trợ cho công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế. Điều này sẽ thực sự cần thiết để có thể chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ tập trung vào xuất khẩu sang một nền kinh tế với định hướng phát triển dịch vụ và khai thác nhu cầu tiêu dùng nội địa. Một nhiệm vụ quan trọng khác là cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi trên TTCK, đặc biệt là việc "làm giá" cổ phiếu.

Tuy nhiên, việc cải cách TTCK có thể sẽ là một quá trình mất nhiều thời gian, nhưng sẽ là một bước tiến để TTCK phát triển lành mạnh trong dài hạn. Tất cả những biện pháp "cứu" thị trường, dù có thể giúp chỉ số chứng khoán tăng lên, đều là không bền vững, thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài.

(Theo ĐTCK)

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc: Cơ hội mới

15-7-2008

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, từ đầu năm đến nay, các mặt hàng rau và trái cây của Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại thị trường Trung Quốc.

Hài hoà giữa phát triển công nghiệp tại Nông thôn và đời sống nông dân

14-7-2008

Agroinfo - Trong tuần lễ những ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá X, những chủ đề về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, “Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế” và nội dung Đề án Tam Nông đang được quan tâm hơn bao giờ hết.

Giá gỗ gụ Việt Nam rẻ, Trung Quốc tăng cường nhập hàng

11-7-2008

6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 24251 kiện hàng đồ gỗ gụ gia dụng giảm 1,9% , kim ngạch đạt 7531 nghìn USD tăng 1,7 lần/ so với cùng kỳ năm ngoái. So với thời điểm các tháng cuối năm 2007, nhu cầu mua gỗ gụ Việt Nam của Trung Quốc trong những tháng đầu năm nay đã hạ nhiệt, nhưng do lợi thế về tỷ giá, nhu cầu các mặt hàng gỗ gia dụng tốt có giá trị sử dụng lâu dài, có thể sưu tầm như đồ gỗ gụ gia dụng vẫn tăng.

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu

11-7-2008

Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu 26 loại sản phẩm, trong đó có thịt lợn đông lạnh, albumin, bông và vaccine phòng bệnh cho người.

Nông thôn, nông dân, nông nghiệp Việt Nam – Hôm nay và mai sau

11-7-2008

Cuốn sách mô tả những nét cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam sau hơn 20 năm Đổi Mới. Một cuốn sách nên có trên giá sách của các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và hoạch định chính sách.

Giá thịt bò giảm mạnh sau khi dịch bệnh lở mồm long móng bùng phát trên diện rộng

11-7-2008

Về diễn biến giá thịt lợn nói chung trên 4 thị trường lớn của cả nước là Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, giá lợn hơi tuần này lại tăng. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có tốc độ tăng lớn nhất (1,3%). Mặc dù giá lợn hơi tăng nhưng do mãi lực cầu giảm làm giá thịt lợn mông sấn hầu như không thay đổi trên các thị trường. Tại Hà Nội, giá lợn hơi và giá lợn mông sấn đều giảm so với tuần trước. Giá lợn hơi giảm 2,78%, giá lợn mông sấn giảm 1,61%.

Báo cáo sơ kết Nông nghiệp 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2008.

10-7-2008

Agroinfo - Sáu tháng đầu năm 2008, ngoài chịu sự tác động chung về những khó khăn của nền kinh tế, ngành nông nghiệp và PTNT còn chịu tác động trực tiếp bởi những diễn biến khắc nghiệp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản, giá vật tư, phân bón tăng cao, thị trường lúa gạo trong nước có lúc diễn biến xấu, tiêu thụ cá tra, ba sa gặp khó khăn.

Trong quý IV/2008, báo cáo hiện trạng, quản lý và sử dụng đất ở các nông lâm trường

9-7-2008

Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra việc rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ở các nông lâm trường quốc doanh theo đúng thời gian quy định.

Báo cáo Thủ tướng diện tích đất trồng lúa hiện có

9-7-2008

Hôm qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thống nhất với các bộ để báo cáo Thủ tướng diện tích đất trồng lúa hiện có, xác định diện tích đất trồng lúa cần giữ lại để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Viện CS&CL NNPTNT gặp mặt Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế

8-7-2008

AGROINFO - Chiều ngày 07/08/2008, Viện CS&CL NNPTNT đã tiếp đoàn công tác Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), đại diện là ông Joachum von Braun, Tổng giám đốc và ông Fan Shanggen thuộc bộ phận Phát triển chiến lược và Quàn lý công (Division of Development Strategy and Governance).

Hội thảo "Ngành cà phê, ca cao, hồ tiêu, hạt điều trước yêu cẩu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế sau 2 năm gia nhập WTO"

9-7-2008

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình "Đánh giá tác động hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam và tôn vinh các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu"

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm trong khi diện tích trồng lúa tại các tỉnh ĐBSCL tăng

7-7-2008

Trước tình hình giá lúa gạo có lợi cho người sản xuất như từ đầu năm đến nay, hàng chục nghìn ha cây ăn trái, vườn tràm và ao nuôi thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL đang bị nông dân chuyển đổi sang trồng lúa, bất chấp những cảnh báo từ các nhà khoa học về vấn đề thổ nhưỡng, thị trường…