TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) ở khu vực nông thôn Việt Nam

Ngày đăng: 29 | 10 | 2007

AGROINFO - Dự án “Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) ở khu vực nông thôn Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ được thực hiện từ năm 2005 đến hết tháng 9/2007. Ngày 18/10/2007 tại Đồ Sơn-Hải Phòng, Cục Hợp tác xã và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo kết thúc dự án để báo cáo các kết quả nghiên cứu về chính sách nông nghiệp nông thôn.

Tham gia hội thảo có đại diện của các Bộ ban ngành, các tổ chức chính phủ trong và ngoài nước như các lãnh đạo từ các Cục, Vụ, Viện, Trường trực thuộc Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn; đại diện từ Ngân hàng Thế giới; các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Viện Nghiên cứu Kinh tế Quản Lý Trung ương (CIEM)…và đặc biệt là sự tham gia của các cấp chính quyền đến từ 10 tỉnh thành, địa phương trong cả nước.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo tập trung vào các mục tiêu sau:

1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tập trung vào phát triển nông nghiệp và các vùng nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kinh tế kém phát triển.

2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Tiếp tục cải cách cơ cấu gồm: cải cách doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước; các tổ chức tín dụng và tài chính; tự do hoá thương mại…

4. Thực hiện cải cách hành chính công gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách tài chính công để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng và đảm bảo sự công bằng xã hội.

5. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và giảm sự bất bình đẳng, tập trung vào dân nghèo thành thị, đặc biệt về vấn đề việc làm, thu nhập và nhà ở, đảm bảo sự tiếp cận công bằng tới các dịch vụ.

6. Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cải thiện năng lực của các nhóm dễ bị tổn thương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trong phòng chống thiên tai.

7. Thiết lập một hệ thống các chỉ số định lượng và định tính về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo (tính đến yếu tố giới và nhóm xã hội) để giám sát và đánh giá việc thực hiện CPRGS.

Với các mục tiêu trên, tại hội thảo nhóm chuyên gia đã trình bày 4 báo cáo tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của hộ nông thôn và dịch vụ công nông thôn; Tác động của môi trường đầu tư nông thôn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đánh giá chính sách chuyển giao quản lý thủy nông cho các tổ chức cộng đồng địa phương; và Phân tích ảnh hưởng của đầu tư công cho khuyến nông đến việc giảm nghèo ở vùng núi phía Bắc. Các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo đã đánh giá được thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu cũng như đưa ra được các khuyến nghị về mặt chính sách trong công tác thực hiện xoá đói giảm nghèo tại các địa phương.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tham dự hội thảo thì các báo cáo này cần phải bổ sung thêm về cách thức nghiên cứu nhằm tìm ra những kết luận sát thực cũng như bổ sung về phân tích chính sách và đưa ra các khuyến nghị chính sách sát với mục tiêu nghiên cứu và vấn đề mà Bộ Nông nghiệp đang thật sự quan tâm. Đó là làm sao để đề xuất chính sách giảm gánh nặng đóng góp các khoản tài chính của dân, giảm cho những đối tượng nào và giảm như thế nào? Trong các vấn đề về môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng, đất đai và năng lực lao động thì yếu tố nào tác động mạnh nhất tới các doanh nghiệp? Làm sao cho dân được tiếp cận tốt nhất đối với các vấn đề về thủy nông và khuyến nông cũng như giải quyết các vấn đề về thủy nông và khuyến nông hiện nay.

Để giải quyết được các câu hỏi trên, các chuyên gia tham dự hội thảo khuyến nghị nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo nên tập trung điều tra khảo sát thực tế sâu hơn nữa tại các địa phương để thấy rõ được hiện trạng nhằm đưa ra khuyến nghị chính sách một cách hiệu quả nhất.

NỘI DUNG KHÁC

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình hình thành và triển vọng

29-10-2007

“Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện” đã mở đường cho việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong những năm tới. Hiệp định này cũng làm dấy lên cuộc chạy đua chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại của nhiều đối tác với ASEAN, đồng thời cũng đặt hai bên trước những thách thức không nhỏ.

Đóng gói nhiều file ảnh thành một tập tin PDF

26-10-2007

Bạn vừa scan khá nhiều văn bản hoặc giấy tờ để chuẩn bị gởi đến cho khách hàng? Thay vì phải e-mail từng tập tin ảnh một, bạn chỉ sử dụng SWIFT PDF 1.1 để đóng gói chúng lại thành một tập tin .pdf duy nhất.

“Để phân tích chính sách tốt, trước hết phải thuộc bài”

26-10-2007

AGROINFO - Ngày 25 tháng 10 năm 2007, tại Hội trường khách sạn Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra buổi “Tập huấn kỹ năng nghiên cứu ” cho toàn thể cán bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp thôn do Viện trưởng, TS. Đặng Kim Sơn trực tiếp giảng dạy. Chương trình tập huấn được tổ chức bởi sáng kiến của Phòng Khoa học và được sự tài trợ của dự án MISPA.

Ba cách viết tin cho báo điện tử

25-10-2007

Bản chất tương tác của Internet cho phép các phóng viên báo điện tử kéo độc giả vào hoạt động đưa tin theo cách mà trước đây các phóng viên báo in và phát thanh truyền hình không thể làm được.

Trung Quốc-Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử

24-10-2007

Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng

Phân tích kinh tế dự án đầu tư

24-10-2007

Cuốn sách có thể được sử dụng trong công tác thiết lập, thẩm định, triển khai và quản lý dự án sau giấy phép; đối với các cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học tập về dự án đầu tư.

Đời sống nông dân "nóng" trên bàn nghị sự

24-10-2007

Ngày 23.10, các ĐBQH thảo luận ở tổ về các vấn đề: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008; phương án dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 và phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2008. Tại ngày làm việc này, các chính sách phát triển kinh tế- xã hội và đặc biệt là đời sống người nông dân đã được rất nhiều đại biểu quan tâm phát biểu ý kiến.

Hội thảo "Tác động của các cam kết khu vực và WTO tới thương mại nông sản"

6-11-2007

Mục đích: Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho toàn ngành nông nghiệp & PTNT về hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực trong Chương trình hành động của ngành NN&PTNT về hội nhập kinh tế quốc tế (2007-2010).

Xuất khẩu thực phẩm đừng “một mình một chuẩn”

24-10-2007

Thực phẩm là mặt hàng xuất khẩu chiếm kim ngạch khá lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng vẫn luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu mặt hàng này.

SME chế biến nông sản trong nền kinh tế APEC

23-10-2007

(AGROINFO) – Ngày 16 tháng 8, tại khách sạn Melia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản giữa các thành viên nền kinh tế APEC”.

Không nên để DN nước ngoài hình thành chuỗi phân phối lớn

23-10-2007

Đây là ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển xung quanh vấn đề thực hiện các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam.

Khám phá tính năng dịch thuật tự động trong Microsoft Word

23-10-2007

Từ phiên bản Microsoft Word 2000 trở đi, Microsoft đã trang bị tính năng Translate, có khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa các ngôn ngữ thông dụng như Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha mà không cần dùng đến các bộ phần mềm đồ sộ chuyên dùng với độ chính xác về từ ngữ tương đối cao.