TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam thiếu cập nhật"

Ngày đăng: 02 | 10 | 2007

Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, về Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 (Doing Business 2008).

Ông nhận định như thế nào về kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam qua báo cáo năm nay?

Đây là năm mà vị trí của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh thế giới được cải thiện nhiều nhất trong ba năm qua. Vào năm 2005, Việt Nam đứng thứ 98 nhưng năm 2006 lại tụt xuống vị trí 104; năm nay, vị trí 91/178 nền kinh tế là kết quả đáng chú ý.

Đáng nói hơn nữa là, trong 10 tiêu chí được đưa ra để tính điểm, Việt Nam có năm tiêu chí có sự thay đổi rõ rệt, chẳng hạn vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ vị trí 83 lên vị trí 48; thực thi hợp đồng từ vị trí 94 lên vị trí 40...

Tuy nhiên, với tư cách là một người tham gia nghiên cứu về môi trường kinh doanh trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy báo cáo chưa phản ánh được đầy đủ thực tế của Việt Nam.

Xin ông cho ví dụ cụ thể?

Tôi xin phân tích một tiêu chí là “khởi sự kinh doanh”, là tiêu chí mà thứ hạng của Việt Nam được giữ nguyên so với năm ngoái. Báo cáo xếp hạng Việt Nam ở vị trí 97 trong tiêu chí này. Vì sao có vị trí 97? Báo cáo nói Việt Nam đang duy trì 11 thủ tục, thời gian hoàn tất đăng ký kinh doanh là 50 ngày và chi phí bằng 20% GDP đầu người. Trên thực tế, không phải như vậy.

Mười một thủ tục được liệt kê bao gồm: kiểm tra tên dự kiến; xin khắc dấu; khắc dấu; lấy con dấu; mở tài khoản ngân hàng; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí; đăng ký mã số thuế; mua hóa đơn giá trị gia tăng; đăng ký lao động; đăng ký bảo hiểm xã hội và thành lập công đoàn.

Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp chỉ cần thực hiện sáu thủ tục theo quy định pháp luật, gồm có: kiểm tra tên và đăng ký; xin khắc dấu; khắc dấu; đăng bố cáo; đăng ký mã số thuế và đăng ký mua hóa đơn. Các thủ tục còn lại không có tính chất bắt buộc theo pháp luật.

Chưa kể, hiện nay nhiều nơi đã áp dụng cơ chế “một cửa”, trên thực tế doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục khá đơn giản, thường chỉ mất khoảng 20 ngày, không đến mức 50 ngày như Ngân hàng Thế giới (WB) nói.

Nếu thừa nhận việc ở Việt Nam chỉ có sáu thủ tục, so sánh với các quốc gia khác có số thủ tục tương ứng, chẳng hạn Panama hay Thái Lan, thì Việt Nam chắc chắn phải nằm ở vị trí khoảng 30 - 35 mà không phải vị trí 97 trong tiêu chí khởi sự kinh doanh.

Vấn đề thứ hai là thời gian để thực hiện việc nộp thuế. Tôi theo dõi báo cáo trong ba năm nay thấy thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là 1.050 giờ/doanh nghiệp/năm. Đây là dữ liệu không chính xác, không thể nào có chuyện ba năm qua dữ liệu đó không đổi trong khi trên thực tế các nỗ lực cải cách là rất đáng kể.

Như ông nói, báo cáo đã không thể hiện được đầy đủ thực tế của Việt Nam. Theo ông, vì sao?

Tôi cho rằng phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích của WB thiếu sự cập nhật tình hình thực tế đối với trường hợp của Việt Nam. Nếu như tình hình chung của các nước khác trong báo cáo cũng là tình hình được cập nhật đầy đủ thì có lẽ vị trí của Việt Nam còn cao hơn, có lẽ ở mức như Trung Quốc là hợp lý (Trung Quốc xếp thứ 83). Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Mặt khác, việc cải cách các tiêu chí theo như báo cáo cũng không phải là quá khó, nếu quyết tâm thì sẽ làm được và đó là công việc cần phải tiếp tục.

(TBKTSG)

NỘI DUNG KHÁC

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: “Chống nhập siêu - Không khó”

2-10-2007

Thừa nhận tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam chưa đến mức báo động, nhưng chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng đó là “chỉ báo” dành cho các doanh nghiệp trong nước cần sớm nâng cao sức cạnh tranh nội địa. Tuy nhiên, ông cũng khuyến khích, giải pháp chống nhập siêu tích cực nhất không phải “phòng thủ” mà là chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

5 mẹo làm chủ blog

2-10-2007

Blog hay nhật ký cá nhân đang trở nên phổ biến với người dùng Internet. Không chỉ các bạn trẻ mà hiện nay blog đã trở thành trang web cá nhân của cả các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ, … người già, người trẻ với rất nhiều mục đích khác nhau.

GTZ-AGROINFO hợp tác xây dựng mạng lưới chính sách lâm nghiệp

1-10-2007

(AGROINFO) – Ngày 19/9/2007, Trung tâm thông tin (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã có buổi làm việc với T.S Bernd Markurt (chuyên gia tư vấn GTZ) về việc hợp tác xây dựng mạng lưới chính sách lâm nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thông tin.

Hoạt động chăm sóc thiếu nhi, nhi đồng nhân dịp tết trung thu 2007

1-10-2007

Nhân dịp trung thu, Chi đoàn Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã gửi qua phụ huynh quà tặng đến các cháu thiếu nhi, nhi đồng.

Hướng dẫn tra cứu trực tuyến

30-9-2007

Cách tra cứu tài liệu trực tuyến của Thư viện IPSARD và các thư viện khác có trên website IPSARD.

Thử đi tìm một mô hình quản lý khoa học khác

30-9-2007

Bản danh mục các đề tài được tuyển chọn để đấu thầu thuộc Chương Trình KHCN cấp Nhà Nước giai đoạn 2006-2010 là một bức tranh sinh động về hiện trạng KHCN Việt Nam. Qua đây ta hiểu được tại sao vị thế của khoa học Việt Nam qua các công bố quốc tế từ nhiều năm nay vẫn không được cải thiện, mặc dù ngân sách nhà nước cứ tăng đều hàng năm theo GDP, giờ đây đã lên đến hơn 300 triệu USD.

Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long tới thăm và tìm hiểu hoạt động thông tin

28-9-2007

Sáng ngày 22 tháng 09 năm 2007, lãnh đạo Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT - Viện Chính sách và Chiến lược (AGROINFO/IPSARD) đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (HALONG CANFOCO).

10 thủ thuật để bài báo có hình thức hấp dẫn

28-9-2007

Nếu bạn là một phóng viên ít chú ý tới việc trình bày báo và không hứng thú tham gia vào quy trình này thì bạn hãy lưu ý rằng sẽ có nhiều người đọc và nhớ bài báo của bạn nếu nó được trình bày một cách bắt mắt. Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho phóng viên muốn có những bài báo có hình thức hấp dẫn và dễ hiểu.

Quy định về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn

28-9-2007

Cuốn sách tổng hợp các văn pháp pháp luật liên quan đến hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn được phân theo cơ quan ban hành

Nhìn nhận thế nào về nhập khẩu và nhập siêu?

27-9-2007

Dù 2 tháng 7 và 8 tăng tốc, nhưng không đủ bù đắp khoảng trống do 6 tháng đầu năm để lại, nên 8 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu đạt 31,2 tỉ USD, chưa tới 4 tỉ USD /tháng và chỉ tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh

27-9-2007

Ngày 25-9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/T.Ư và các nghị định của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức.