Giới thiệu
Trong thập kỷ qua, nông nghiệp Việt nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất. Một số ngành hàng như cà phê, hồ tiêu, gạo… đã đạt mức xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam, chiếm 25% GDP, 71% lực lượng lao động và mang lại 24% tổng số ngoại tệ. | |
Tuy nhiên, các nhà sản xuất hầu hết mới chỉ chú trọng đến số lượng, chưa thực sự quan tâm đến sự cạnh tranh giữa hàng hóa của họ với hàng hoá các nước trên thị trường thế giới. Kết quả là thị trường xuất khẩu của nông sản Việt nam bấp bênh và thậm chí trong thị trường nội địa, một số nông sản Việt nam có thể sản xuất được như ngô vẫn phải nhập khẩu. Nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt nam vì thế trở thành một nhiệm vụ quan trọng để cải thiện đời sống nông dân và nền kinh tế quốc dân.
Bộ NN và PTNT đã xác định đây là một nhiệm vụ khẩn cấp, quan trọng nhưng khá thách thức mà không một cơ quan riêng rẽ nào có thể đảm nhiệm được. Vì thế, lãnh đạo Bộ đã giao cho Trung Tâm Thông tin trách nhiệm tập hợp các chuyên gia đầu ngành từ các cơ quan chuyên ngành khác nhau để theo dõi thường xuyên các chuỗi ngành hàng nhằm tư vấn, dự báo và cảnh báo kịp thời cho các nhà hoạch định chính sách.
Mục tiêu
Mục tiêu chính của nhóm chuyên gia ngành hàng là:
1. Thu thập thông tin về ngành hàng và sắp xếp các thông tin đó theo hệ thống
2. Cùng với Trung tâm Thông tin tổ chức các hoạt động nghiên cứu
3. Tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách của Bộ NN và PTNT
4. Thiết kế và thực hiện các nghiên cứu phân tích và dự báo.
Hoạt động
Nhóm chuyên gia ngành hàng hoạt động với kế hoạch rõ ràng cho 3 năm nhằm xây dưng hồ sơ ngành hàng, bao gồm:
a. Năm 1: Viết báo cáo nền cho mỗi ngành hàng
Báo cáo tổng hợp thông tin về chuỗi ngành hàng và các chính sách ảnh hưởng đến ngành hàng từ các nghiên cứu đã được thực hiện. Báo cáo sẽ nêu những điểm yếu trong chuỗi ngành hàng và là cơ sở để đề xuất các nghiên cứu cần thực hiện và nhận biết các chuyên gia trong ngành. Một số báo cáo sẽ được in thành sách tham khảo chuyên ngành.
b. Năm 2 : Xây dựng cơ sở dữ liệu
o Trung Tâm hiện đã có một CSDL lớn có khả năng chứa các cơ sở dữ liệu nhánh. Năm thứ 2, các chuyên gia trong nhóm sẽ phối hợp với cán bộ của Trung Tâm phát triển CSDL nhánh cho ngành hàng của mình và cập nhật thường xuyên cho các CSDL nhánh này. Các CSDL nhánh sẽ là công cụ cần thiết cho việc phân tích chính sách trong năm thứ 3.
o Định hướng đưa ra các vấn đề mới, cập nhật liên quan tới việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn để thảo luận, xây dựng thành những định hướng về chính sách
c. Năm 3: Xây dung mô hình kinh tế cho mỗi ngành hàng
Năm thứ 3, các chuyên gia sẽ lựa chọn mô hình kinh tế cho các ngành hàng và xây dựng mô hình. Trung Tâm sẽ huy động chuyên gia quốc tế hỗ trợ nhóm trong việc xây dựng các mô hình này. Sau khi mô hình được xây dựng, các chuyên gia sẽ sử dụng mô hình để phân tích ảnh hưởng của các biến động trong ngành hàng.
Song song với các hoạt động dài hạn trên, nhóm chuyên gia thực hiện các hoạt động thường xuyên sau:
a. Viết báo cáo quý cho ngành hàng
Hàng quý, các chuyên gia viết báo cáo mô tả các biến động trong ngành hàng của mình (biến động giá, biến động về thị phần, cảnh báo về chính sách mới), đưa ra các nhận định từ phương diện chuyên gia kinh tế và khuyến cáo giải pháp, chính sách.
b. Viết báo cáo năm
Cuối năm, các chuyên gia sẽ viết báo cáo mô tả, phân tích, đánh giá những xu thế biến động về thị trường, cung cầu giá cả trong nước và quốc tế của các mặt hàng liên quan. Đồng thời trong mỗi báo cáo ngành hàng cụ thể sẽ có những dự báo thị trường trong thời gian tiếp theo
c. Trợ giúp nghiên cứu
Các chuyên gia thảo luận và đề xuất các đề tài cần nghiên cứu trong khuôn khổ Quỹ nghiên cứu, tham gia chấm thầu nghiên cứu và theo dõi nghiên cứu.
d. Sinh hoạt học thuật
Từ đầu năm 2004, nhóm có sự thay đổi trong cách thức hoạt động. Mỗi tháng nhóm sẽ tổ chức họp thảo luận một chuyên đề cụ thể. Chuyên gia về lĩnh vực liên quan sẽ được mời chuẩn bị tài liệu và trình bày.
Danh sách các chuyên gia
TT | Tên | Đơn vị | Ngành hàng |
1 | Trần Công Thắng | Viện Kinh tế nông nghiệp | Điều phối viên |
2 | Nguyễn Minh Tiến | Vụ Hợp tác xã | Mía đường |
3 | Phạm Minh Trí | Viện Kinh tế Nông nghiệp | Điều, Tiêu |
4 | Nguyễn Nghĩa Biên | Đại học Lâm nghiệp Hà Tây | Lâm nghiệp |
5 | Trần Đình Thao | Đại học Nông nghiệp I Hà Nội | Lúa gạo |
6 | Nguyễn Quốc Chỉnh | Đại học Nông nghiệp I Hà Nội | Cao su |
7 | Vũ Trọng Bình | Viện KH Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam | Chăn nuôi |
8 | Nguyễn Mạnh Hải | Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW | Cao su |
9 | Hoàng Bằng An | Viện Nghiên cứu rau | Quả |
10 | Nguyễn Thị Tân Lộc | Viện Nghiên cứu rau | Rau |
11 | Đoàn Hữu Tiến | Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam | Rau quả miền Nam |
Liên hệ
Trần Công Thắng
Viện Kinh tế nông nghiệp
Số 6, Nguyễn Công Trứ, Hà Nội
Điện thoại : 9722067
Fax : 9711062
Email: thangtc@agroviet.gov.vn