TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thị trường gạo Việt Nam

Ngày đăng: 30 | 03 | 2007

Tính đến giữa tháng 3, nguồn cung lúa gạo trong nước tăng mạnh. An Giang, Tiền Giang, Long An đều đã thu hoạch trên 50% diện tích lúa xuống giống, riêng Kiên Giang đã thu hoạch trên 80%.

Hàng năm, khi vào kỳ thu hoạch, đều xảy ra tình trạng thiếu nhân công cắt lúa. Tuy nhiên do vụ đông xuân 2006/2007 để tránh dịch bệnh lúa, lần đầu tiên các tỉnh ĐBSCL xuống giống đồng loạt và cùng thu hoạch đồng loạt, nguồn cung lao động cắt lúa càng khan hiếm hơn. Giá nhân công cắt lúa tăng cao, tại thời điểm này, ở Tiền Giang giá nhân công cắt lúa là 900 nghìn đồng/ha, gần gấp đôi so với vụ trước. Ngoài ra, chi phí các dịch vụ ghe xuồng vận chuyển lúa gạo sau thu hoạch cũng tăng, cao hơn khoảng 1,5 lần so với năm ngoái.

Tình hình sản xuất và thu hoạch lúa đông xuân 2006/07

Địa phương

DT xuống giống (ha)

DT thu hoạch (ha)

% DT thu hoạch

Năng suất (tấn/ha)

(1)

(2)

(3)

(4)=(3)/(2)

(5)

An Giang

50%

Tiền Giang

83000

42000

50.6%

7

Long An

180000

-

6-8

Kiên Giang

266000

200000

75%

5

Nguồn: agroinfo

Trước thực trạng nguồn nhân công trẻ ở nông thôn ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, di cư ra thành thị, thúc đẩy cơ giới hóa trong khâu thu hoạch đang là đang là giải pháp được một số tỉnh lựa chọn. Trong vụ đông xuân này, An Giang đã có chính sách hỗ trợ nông dân vay 120 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển để mua 100 máy trả góp trong vòng 3 năm không tính lãi. Ở Tiền Giang, nông dân mua máy gặp xếp hàng được hỗ trợ lãi suất vay vốn 0,5%/tháng, trong thời hạn vay vốn 24 tháng. Kiên Giang hỗ trợ nông dân lãi suất vay ngân hàng trong 2 năm để mua máy GĐLH, hỗ trợ 5 triệu đồng/1 máy.

Năng lực cơ giới hóa trong thu hoạch lúa 1 số tỉnh

Tỉnh/Huyện

Số máy GĐLH

Số máy gặt lúa xếp hàng

Kiên Giang

80

Đồng Tháp

11

168

Huyện Tân Hồng

103

Huyện Tháp Mười

11

65

Nguồn: tổng hợp

Tuy nhiên, còn nhiều tỉnh mới chỉ dừng ở việc chức trình diễn nhiều máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, nhưng trong thực tế sản xuất người nông dân khó có khả năng mua máy. Hiện nay, loại máy gặt đập liên hợp có giá từ 50-90 triệu đồng/máy, máy gặt lúa xếp hàng có giá từ 20-25 triệu đồng/máy.Do các chi phí nhân công thu hoạch, vận chuyển lúa gạo đều tăng mạnh, thu nhập ròng của người nông dân giảm đi tương đối do giá thu mua lúa gạo của không biến động nhiều. Hiện nay, tại An Giang, giá thu mua lúa đông xuân vẫn dao động từ 2700-2800 đồng/kg.

Hiện nay, ĐBSCL mới thu hoạch được hơn 600.000 ha lúa đông xuân, hiện còn gần 800000 ha đang trong giai đoạn trổ chín. Những diện tích lúa chín đã đến ngày thu hoạch nằm trên ruộng không có người gặt, tỷ lệ đổ cao, tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Đồng thời, khi thu hoạch chậm, chất lượng gạo giảm, tỷ lệ tấm trong gạo tăng khi chế biến.

Nguồn cung lúa gạo trong nước tăng mạnh trong vụ thu hoạch, tuy nhiên do nhu cầu thế giới về gạo Việt Nam vững, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng nhẹ. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu ở mức 297 USD/tấn, giá gạo 25% tấm xuất khẩu ở mức 281 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam (USD/tấn, FOB- Nguồn:Letrimex)

Chủng loại

Thời hạn giao

Giá ngày 15/3/2007

Giá ngày 16/3/2007

Giá ngày 19/3/2007

Mức thay đổi so với tuần trước

Gạo 5% tấm

7 tháng 3

296,2

294,5

297

0,8

Gạo 10% tấm

7 tháng 3

288,2

286,5

289

0,8

Gạo 15% tấm

7 tháng 3

284,2

282,5

285

0,8

Gạo 25% tấm

7 tháng 3

280,2

278,5

281

0,8

Gạo 5% Sortex

7 tháng 3

312,2

310,5

313

0,8

Agroinfo

NỘI DUNG KHÁC

Phân tích một bài viết tốt

29-3-2007

Dưới đây là bài viết về một cuộc họp ngoại giao lớn được lấy làm ví dụ trong cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam

29-3-2007

Cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và bạn đọc nhận thức toàn diện hơn, cụ thể hơn về thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta

Bí quyết thành công trong chuyển đổi ruộng đất ở Tứ Xã

29-3-2007

Sau khi dồn đổi ruộng đất, nhân dân xã Tứ Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) đã huy động hàng trăm ngày công làm mới và mở rộng hệ thống giao thông - thủy lợi nội đồng

Triển khai phòng chống dịch rày nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá cho các tỉnh phía Nam

29-3-2007

Chiều ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch rày nâu (RN), vàng lùn (VL), lùn xoắn lá (LXL) và triển khai phòng chống dịch vụ hè thu và vụ mùa cho các tỉnh, thành phía Nam.

Lược trích ý kiến của GS,TS Nguyễn Văn Luật: Tổ chức hợp tác sản xuất nông nghiệp trong lộ trình hội nhập WTO

27-3-2007

Sản xuất nông sản hàng hóa có lợi nhuận ngày một cao là mong muốn của bà con nông dân. Có nhiều thời cơ đạt nguyện vọng chính đáng khi nền kinh tế của nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hiện chiếm 90% dân số và 95% GDP toàn thế giới.

Lược trích ý kiến của GS.VS Đào Thế Tuấn về vấn đề PTNT ở nước ta trong thời kỳ mới (phần 2)

27-3-2007

Ở nước ta, Luật Đất đai mới đã hợp pháp hóa thị trường ruộng đất phi chính thức thành thị trường chính thức, về thực chất đã trao quá nhiều quyền cho người dân (7 quyền), nhưng lại chưa làm rõ trách nhiệm của người sử dụng với chủ sở hữu - Nhà nước.

“Truy tìm” slide trong khi đang trình chiếu PowerPoint

27-3-2007

Đang giữa lúc thuyết trình, bỗng nhiên bạn cần mở một slide khác để minh họa hoặc trả lời câu hỏi của người nghe

Mạng lưới chính sách lâm nghiệp vùng - Công cụ hiệu quả hỗ trợ công tác hoạch định chính sách

26-3-2007

Trong hội thảo tại Sở Nông nghiệp&PTNT ĐăkLăk, Buôn Ma Thuột ngày 19/3/2007, TS Bernd Liss nhận xét những trở ngại trong công tác hoạch định chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam

Lược trích ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Gia nhập WTO, cơ hội-thách thức và hành động của chúng ta

21-3-2007

Lược trích ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Gia nhập WTO, cơ hội-thách thức và hành động của chúng ta

Lược trích ý kiến của GS.VS Đào Thế Tuấn về vấn đề PTNT ở nước ta trong thời kỳ mới

21-3-2007

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong tình hình nông thôn hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất...