TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu thị trường và kinh tế tại Bộ Nông nghiệp Mỹ

Ngày đăng: 06 | 03 | 2007

Ngày nay, USDA nổi tiếng là một trong những cơ quan trên thế giới làm tốt dự báo thị trường.

Trong Bộ Nông nghiệp Mỹ có nhiều cơ quan trực thuộc (tương đương cấp Cục, Viện của Việt Nam) cùng tham gia các hoạt động Nghiên cứu thị trường và kinh tế như Cơ quan Thống kê nông nghiệp Quốc gia (NASS), Cơ quan Tiếp thị nông sản (AMS), Cơ quan Nông nghiệp quốc gia (FAS), Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế (ERS).

Cơ quan Thống kê nông nghiệp Quốc gia là cơ quan đông nhất, có mạng lưới cán bộ thống kê hàng ngàn người làm chân rết ở các địa phương để điều tra số liệu thống kê liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xử lý số liệu phục vụ cho Bộ Nông nghiệp. Các thông tin thu thập gồm: thực trạng sản xuất, kinh doanh của nông hộ (lưu kho, diện tích, năng suất, sản lượng, giá cả, thu nhập, đời sống ... của nông dân).

Cơ quan Tiếp thị nông sản cũng có một đội ngũ cán bộ tại các điểm buôn bán cả nước làm nhiệm vụ thu thập và báo cáo số liệu thị trường, biên tập thành các báo cáo giá cả hàng ngày và hàng tuần tại tất cả các thị trường chính trong nước, mỗi năm xuất bản khoảng 100.000 tài liệu thông tin thị trường.

Cơ quan Dịch vụ nông nghiệp chuyên theo dõi số liệu về nông sản, tình hình quản lý, tổ chức, thu nhập của các nông trại ở nông thôn. Cơ quan Nông nghiệp quốc gia gồm các Thương vụ nông nghiệp tại các Sứ quán nước ngoài, giám sát ảnh vệ tinh và các công cụ trinh sát khác để theo dõi tình hình sản xuất và kinh doanh nông sản ở các quốc gia trên thế giới.

Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế chịu trách nhiệm phân tích tình hình cung cầu cả trong và ngoài nước, cả ngắn hạn và dài hạn để làm tham mưu cho Bộ. ERS tiến hành các hoạt động phân tích, dự báo sau:

· Dự báo hàng tháng bao gồm nhiều nguồn số liệu: số liệu điều tra từ sản xuất và kinh doanh, các phân tích thống kê và phân tích bằng mô hình kinh tế, các ước lượng của chuyên gia. Quá trình dự báo kéo dài khoảng 2 tuần và sau đó được công bố bằng tài liệu “Ước lượng cung cầu nông sản thế giới” (WASDE) công bố mỗi tháng một lần. Nội dung dự báo là tình hình cân đối cung, cầu, bao gồm các khoản giống, thất thoát, dự trữ, xuất khẩu, nhập khẩu. Dự báo ngắn hạn hàng năm từng ngành hàng (lúa mì, lúa, ngũ cốc, hạt dầu, bông, đường, sản phẩm chăn nuôi, gia cầm, sữa và sản phẩm sữa...) điều chỉnh từng tháng cho đến khi thu hoạch để đảm báo số liệu sát với thực tế cả năm. Các dự báo này được dùng để ra các chính sách ngắn hạn và dài hạn của Bộ.

· Dự báo dài hạn: cả 5 cơ quan chính của Bộ Nông nghiệp Mỹ tham gia dự báo nông sản thế giới. Số liệu từ mọi nguồn (điều tra thống kê trong nước, theo dõi từ nước ngoài, mua của các nguồn tin khác, báo cáo của sứ quán) được tổng hợp để dự báo thu nhập của nông dân, giá nông sản và tình hình kinh doanh thương mại cho mười năm. Các dự báo này dựa trên các giả định khác nhau về chính sách thay đổi trong nước và quốc tế. Kết quả dự báo được USDA dự báo hàng năm vào tháng Hai tại hội nghị dự báo thị trường.

Hoạt động dự báo được bắt đầu từ năm 1860, khi nông dân Mỹ bắt đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá và bị thương gia ép giá. Khi đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp phải chuyển sang vai trò cung cấp thông tin thị trường chính xác cho nông dân, và Bộ Nông nghiệp đã đầu tư lớn xây dựng hệ thống cung cấp số liệu và thông tin trên toàn thị trường để phục vụ cả các công ty lớn và nông dân nhỏ.

Ngày nay, USDA nổi tiếng là một trong những cơ quan trên thế giới làm tốt dự báo thị trường. Thương mại nông sản quốc tế phát triển, công việc phân tích dự báo thông tin thị trường trên toàn cầu càng trở nên hết sức quan trọng để Bộ Nông nghiệp Mỹ ra được các chính sách thương mại cũng như hỗ trợ sản xuất trong nước.

Số liệu của USDA đựơc cả hai đối tượng: cán bộ nhà nước, các cơ quan cung cấp dịch vụ công và lĩnh vực tư nhân (nông dân, nhà kinh doanh, nhà cung ứng vật tư, nhà xuất khẩu... ) theo dõi sử dụng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy dự báo của USDA có tác dụng rất mạnh ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường thế giới. Mặc dù đầu tư cho hệ thống này là rất lớn nhưng lợi ích đem lại cao hơn nhiều.

Kết quả của những nghiên cứu trên được công bố rộng rãi bằng Hội nghị dự báo hàng năm toàn quốc, bằng dự báo hàng tháng, bằng WEBSITE, bằng các chương trình TV và Radio riêng, và thông qua cả hệ thống điện thoại trả lời trực tiếp. Riêng bộ phận thông tin của ERS có 50 người làm việc để sản xuất các ấn phẩm khác nhau.

Cán bộ của ERS chủ yếu là các nhà kinh tế, xã hội học, cán bộ thông tin và tin học, có cả làm việc dài hạn và làm việc ngắn hạn. Cơ quan có tổng số hơn 450 người, trong đó có 300 cán bộ kinh tế. Ngoài ra có các cán bộ làm việc tạm thời tại ERS, chủ yếu là từ các trường Đại học đến tham gia nghiên cứu. Trong dịp hè, ERS nhận các nghiên cứu sinh và sinh viên kinh tế đến làm luận án và tham gia nghiên cứu.

Một năm, ERS được cấp 75 triệu USD, trong đó khoảng 50 triệu USD cho hoạt động của cơ quan và 25 triệu USD cho một quỹ nghiên cứu hợp đồng với các cơ quan bên ngoài để trả lời cho các câu hỏi cần cho việc ra quyết định và chính sách của Bộ Nông nghiệp. 80% số tiền đầu tư cho cơ quan là để trả lương. Chính sách của Bộ Nông nghiệp Mỹ là trả lương rất cao cho quan chức nhà nước (ví dụ, cán bộ nghiên cứu kinh tế được trả trung bình khoảng 5000 – 6000USD/tháng, có khi cao hơn cán bộ lãnh đạo). Ngược lại, cán bộ không được dùng tiền chi cho hoạt động của nhà nước để chi cho các việc trên. Ví dụ, cán bộ, kể cả từ bộ trưởng không được mua vé máy bay hạng nhất, không có lái xe riêng và dùng xe cơ quan, không sử dụng thư ký riêng ...

Giám đốc cơ quan nghiên cứu kinh tế của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

TS. Đặng Kim Sơn

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất nông - thực phẩm theo công nghệ sạch kỹ nghệ mới trên thế giới

2-3-2007

Môi trường sinh thái xấu đi đang là thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp, đồng thời tác động sâu sắc đến tính an toàn của nông - thực phẩm trên toàn cầu

Đề xuất hợp tác kinh tế trong khuôn khổ FTA ASEAN - Hàn Quốc

1-3-2007

Trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc, các nước ASEAN và Hàn Quốc đồng ý xây dựng các chương trình hợp tác về kỹ thuật và kinh tế.

Những kỹ năng viết cơ bản

28-2-2007

Một bài viết thành công là một bài viết Giới hạn cho nhóm người đọc xác định, có nội dung sắp xếp hợp lý và cách trình bày sáng sủa và thuyết phục

Kỹ năng viết bài cho tạp chí

28-2-2007

Một bài báo hay, cũng giống như một vở kịch hoặc một cuốn tiểu thuyết, có mở đầu, phần thân và phần kết.

Thủ thuật tiết kiệm điện cho máy tính

28-2-2007

Thực tế, một máy tính có thể tiêu tốn lượng điện năng xấp xỉ một chiếc tủ lạnh và đây có thể là lý do cần thiết để xem xét những giải pháp tiết kiệm điện cho máy tính.

Nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

28-2-2007

Là một nước có nền nông nghiệp có nét tương đồng với Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm gì của Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO?

Bảo vệ mật khẩu trước đạo chích

27-2-2007

Một mật khẩu chắc chắn sẽ giúp chống lại sự xâm phạm thông tin, giả danh và rút tiền từ tài khoản của bạn bởi những hacker và những tên trộm cố ý.

Báo cáo tóm tắt - Tình hình ngành hàng hồ tiêu 9 tháng đầu năm 2006

27-2-2007

9 tháng đầu năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 105.380 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 162.515.886 triệu USD (tăng 28,71% về lượng và 44,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2005).

Tổng kết sơ bộ ngành hàng chè 2006

27-2-2007

Tính đến hết tháng 9/2006, kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam đạt 77,5 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nông sản xuất khẩu.

Thăng trầm giá cà phê năm 2006: Ai được? Ai mất?

27-2-2007

Sau nhiều năm giảm giá trên thị trường thế giới, cuối năm 2005, giá cà phê có xu hướng phục hồi và đạt mức đỉnh điểm trong vòng 5 năm qua.

Tổng kết sơ bộ ngành hàng mía đường 2006

23-2-2007

Do ảnh hưởng của việc giá đường thế giới tăng cao, giá đường trong nước cũng liên tục đứng ở mức cao trong suốt quý I và quý II/2006

Lãnh đạo Bộ tới thăm và chúc Tết xuân Đinh Hợi

23-2-2007

Chiều ngày mồng 6 Tết Đinh Hợi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng và lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học và Công nghệ đã tới thăm hỏi, chúc Tết Viện.