TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Ngày đăng: 12 | 02 | 2007

Ngày 5/2/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Quyết định nêu rõ: phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái... Phát triển lâm nghiêp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hoá nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng.

Mục tiêu đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường; góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp( bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 3,5% đến 4% /năm, phấn đấu đến 2020 GDP lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia.

Quyết định nêu rõ định hướng phát triển, các giải pháp thực hiện Chiến lược, các chương trình và nhiệm vụ chủ yếu. Ban hành kèm theo Quyết định này Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

NỘI DUNG KHÁC

Hợp tác trao đổi thông tin mô hình hoạt động giữa Việt Nam và Trung Quốc

9-2-2007

TS Francis Tuan, chuyên gia về Trung Quốc, USDA, đã có buổi giới thiệu về chương trình hợp tác giữa Trung Quốc và USDA về phân tích và dự báo thị trường nông sản.

Kỳ 4: Tổ điều tra của thủ tướng đã đến

8-2-2007

Từ tỉnh truyền về một tin tức làm lãnh đạo huyện vừa kinh ngạc vừa đau đầu: có một nông dân viết thư lên trung ương...

Kỳ 3: Thư gửi thủ tướng Chu Dung Cơ (tiếp theo)

8-2-2007

Đứng trên góc độ một cán bộ cơ sở, tôi kiến nghị trung ương giải quyết vấn đề tam nông (nông thôn, nông nghiệp, nông dân) từ bốn mặt dưới đây:

Kỳ 2: Thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ

8-2-2007

Một người muốn nói những lời nói chân thực thật là khó! Không biết nói ở đâu, đến đâu mà nói. Trong khi đó, tôi đích thực là có nhiều điều rất muốn nói ra.

Kỳ 1: Nên làm quan như thế nào?

8-2-2007

Tôi nói thật với thủ tướng, với những dẫn chứng được nêu một cách hệ thống, số liệu rõ ràng, cụ thể, chân thật, cuốn sách đã gây chấn động Trung Quốc.

Thông báo đổi giao diện website IPSARD

8-2-2007

Từ ngày 8/2/2007 giao diện trang web IPSARD có thêm một số chuyên mục mới

Thực trạng Doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2003, 2004, 2005

7-2-2007

Ấn phẩm gồm những thông tin phản ánh thực trạng doanh nghiệp từ năm 2002-2004.

Thực trạng Doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001, 2002, 2003

7-2-2007

Số liệu thống kê từ kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp trong 3 năm được coi là bộ số liệu được thu thập, bổ sung, tổng hợp hoàn chỉnh và đầy đủ nhất về doanh nghiệp.

Đóng gói các tập tin PDF thành file tự chạy với Pdf2exe

7-2-2007

Ưu điểm của các Ebook này là tính tương thích rất cao trong việc thể hiện nội dung văn bản bằng ngôn ngữ và hình ảnh

Lưu trữ tạm thời hiệu quả bằng “Global Clipboard”

7-2-2007

Nếu bạn thường xuyên sử dụng clipboard để "nhớ tạm" nhiều thứ để sử dụng cùng lúc cho nhiều ứng dụng thì công cụ “Global Clipboard” sẽ là trợ thủ “nhớ giùm” vô cùng hữu hiệu.

Xuất khẩu gạo và an ninh lương thực

7-2-2007

(i) Tại sao năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 5,2 triệu tấn gạo, vượt trên 1 triệu tấn so với cân đối kế hoạch trong điều kiện đã xảy ra rất nhiều bất thuận với sản xuất nông nghiệp?