TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh tế tháng 1: Sự khởi đầu khả quan

Ngày đăng: 01 | 02 | 2007

Nối tiếp đà tăng trưởng vượt bậc trong năm 2006 và với những yếu tố mới của tiến trình gia nhập WTO, tình hình kinh tế trong tháng đầu tiên của năm 2007 đã đạt những kết quả tương đối khả quan.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 1 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mức đóng góp của các khu vực tương đương nhau, các doanh nghiệp trong nước đạt 1,55 tỷ USD và các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 1,75 tỷ USD.

Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tháng vẫn là các mặt hàng quen thuộc, dệt may 500 triệu USD, giày dép 350 triệu USD, thuỷ sản 250 triệu USD. Một trong những mặt hàng chủ lực là gạo có kim ngạch thấp do chưa vào vụ xuất khẩu và không có những đơn hàng gối vụ từ năm ngoái.

So với cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh những mặt hàng truyền thống có mức tăng cao như thuỷ sản tăng 39,7%, chè tăng 56,9%, đột biến có sản phẩm cà phê tăng tới 137,1%, đã xuất hiện một số mặt hàng mới có mức tăng khá cao như đồ chơi trẻ em tăng 88,5%, sản phẩm đá quí và kim loại quí tăng 39,5%...

Về khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm 2007, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định, đây là mục tiêu khó khăn bởi hầu hết các nhóm hàng chủ lực về nguyên liệu, khoáng sản và nông sản của Việt Nam sẽ không có nhiều khả năng tăng giá trong năm 2007, như vậy cần phải có sự nỗ lực lớn trong việc gia tăng về khối lượng và chất lượng các nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch quá lớn giữa tốc độ tăng nhập khẩu (30,8%) và tốc độ tăng xuất khẩu 7,7% cũng là dấu hiệu bất ổn so với kết quả của cùng tháng này năm ngoái (10,8% và 16%). Bộ trưởng nhấn mạnh, để có thể đạt được một kết quả ngoạn mục như năm 2006 và hạn chế nhập siêu ở mức hợp lý, các doanh nghiệp không thể lơ là trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những bước khởi động tích cực ngay từ đầu năm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 20 ngày đầu tháng 1 năm 2007, cả nước đã có thêm 29 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt trên 305 triệu USD. Trong đó, lớn nhất là dự án cải thiện hồ điều hoà Xương Rồng và xây dựng khu đô thị mới tại Thái Nguyên của tập đoàn Intra (Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký 100 triệu USD

Đồng thời, có 10 dự án đang hoạt động được phép bổ sung vốn để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, với tổng vốn tăng thêm đạt 45 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, riêng vốn bổ sung đã tăng 80%, còn tính chung cả 2 nguồn đạt 350 triệu USD, tăng 2%.

Một số dự án quy mô lớn đang được các địa phương khẩn trương lựa chọn đối tác hoặc đang xem xét cấp phép đầu tư như dự án đầu tư vào Phú Quốc của Tập đoàn Rockingham (Mỹ), dự án xây dựng khu du lịch phức hợp ở Phú Yên, dự án SHS Iron& Steel tại Hà Tĩnh, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), dự án xây dựng khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà)...

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng đầu năm cũng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 26%, với mức tăng đều ở cả 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với mức tăng tương ứng 17,5%; 35,5% và 24,9%.

Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng cao như động cơ diezen tăng 83,3%, sứ vệ sinh tăng 68,2%, thép cán tăng 52%.

Cũng trong tháng 1, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 369.000 người, tăng 9,5% so với tháng 1 năm 2006.

(Thông tấn xã Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Đề cương: Thu thập và phân tích thông tin phục vụ đề xuất giải pháp chính sách phát triển nông thôn.

31-1-2007

Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển và hoàn thiện cơ chế thị trường, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập WTO. Những quá trình này, một mặt sẽ thúc đẩy phát triển các đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả, mặt khác, cũng tạo ra các rủi ro cho các ngành hàng, các đơn vị kém khả năng cạnh tranh...

Báo cáo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. lở mồm long móng năm 2006 và kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007.

30-1-2007

Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong khu vực hiện nay rất phức tạp. Các nước xung quanh xung quanh Việt Nam đều đã tái phát dịch cúm gia cầm (Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Căm pu chia). Từ cuối năm 2003 đến nay, tổng số người mắc trên thế giới là 216 người trong đó 157 trường hợp tử vong. Ngày 10 tháng 01 năm 2007, Cục Thú Y đã có Báo cáo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng năm 2006 và đưa ra những kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007.

Báo cáo chương trình đổi mới công tác quản lý thuỷ nông và kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007

29-1-2007

Ngày 03 tháng 01 năm 2007, Cục Thuỷ Lợi đã có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đổi mới công tác quản lý thuỷ nông trong thời gian qua, về phía Trung Ương và địa phương, và đưa ra những kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007.

Dịch cúm gia cầm có xu hướng giảm ở đồng bằng sông Cửu Long

26-1-2007

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 23/1, Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh, cho biết hiện dịch cúm gia cầm tại đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng giảm với việc Trà Vinh đã rút ra khỏi bản đồ các tỉnh có dịch cúm.

Chiến lược hội nhập quốc tế về KH & CN

26-1-2007

Theo thông báo của phòng Khoa học, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và công nghệ đang gấp rút xây dựng “Đề án Chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới năm 2020” trình Chính phủ phê duyệt vào cuối Quý II/2007. Để chuẩn bị các cơ sở và luận cứ cho Đề án, đề nghị các Bộ môn, Trung tâm và cơ sở phía Nam cung cấp những thông tin có liên quan. Mọi chi tiết xin xem công văn gửi kèm theo.

Chè Thái Nguyên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

25-1-2007

Từ tháng 7/2006, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã phối hợp với Công ty Sở hữu trí tuệ INVENCO tiến hành lập đề cương "Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên" nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong vùng trồng chè, đặc biệt đưa chè Thái Nguyên trở thành hàng hoá xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè.

Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM ngày 22/1/2007

24-1-2007

Cục Thú y xin thông báo tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và công tác phòng chống dịch như sau:

Phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở các tỉnh phía Nam năm 2006

24-1-2007

Ngày 02 tháng 1 năm 2001, Cục bảo vệ thực vật đã có Báo cáo trình bày diễn biến tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và những chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch của chính phủ, của Bộ ngành và của địa phương. Từ những kết quả của công tác phòng chống dịch, Cục bảo vệ thực vật đã đưa ra những nhận xét về công tác phòng chống dịch trong thời gian qua và rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đặt ra mục tiêu và biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.

Tuyển chọn dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp

23-1-2007

Bộ NN & PTNT đã có CV số 341/BNN-KHCN về việc "Tham gia tuyển chọn dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp". Các đơn vị trực thuộc Viện và tất cả các cán bộ nghiên cứu của Viện đều có thể tham gia đăng ký các nghiên cứu thuộc chương trình nêu trên.

Chống dịch cúm gia cầm: cần quyết liệt hơn

23-1-2007

Cho đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm đã lan ra ở khoảng 40 xã, phường, thuộc 8 tỉnh, thành phố là Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và TP Cần Thơ. Tổng số gia cầm mắc bệnh và chết tại các địa bàn trên là gần 19.000 con.

Công tác bảo vệ rừng năm 2006 và kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007

23-1-2007

Ngày 03 tháng 01 năm 2007, Cục kiểm lâm đã có Báo cáo về tình hình thực hiện công tác Bảo vệ rừng năm 2006 và kế hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007. Báo cáo đưa ra đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong năm 2006 và tình hình tổ chức, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, công tác chống chặt phá rừng; từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường triển khai thực hiện trong những năm tới.